Thursday 4 April 2013

Lại nói chuyện liên quan đến tỷ giá VND

Tớ đã định viết về chuyện này từ mấy tuần trước nhưng rồi bận nên quên béng mất. Nhân đọc bài GDP Việt Nam thua Singapore 45 hay 158 năm” (hình như còn có tên khác là “Sự thật về…”), mặc dù đã viết về chủ đề này đôi lần nhưng thấy vẫn cần phải viết thêm đôi chút, từ một góc độ khác.

Tác giả sử dụng số liệu GDP trên đầu người danh nghĩa trong giai đoạn 1990-2010 để chứng minh rằng với mức tăng tới 12,5 lần, Việt Nam không mất đến hàng trăm năm để đuổi kịp Singapore.
Tớ cũng hơi sửng sốt trước mức tăng này và cách lập luận của tác giả. Đầu tiên tớ google lại số liệu để so sánh, đối chiếu với số liệu của tác giả, thì thấy con số GDP trên đầu người danh nghĩa năm 1990 của Việt Nam (tính bằng USD theo current prices) không thống nhất lắm, chênh lệch nhau khá nhiều, làm cho mức tăng trong 20 năm này không đến mức độ thần tốc như vậy. Nhưng tớ không muốn comment vấn đề bằng cách vạch ra sự khác biệt số liệu, mà chấp nhận rằng đây là con số có thực.

Vậy điều gì làm Việt Nam tăng trưởng thần tốc như vậy nếu biết rằng tốc độ tăng GDP tính bằng VND theo giá so sánh/cố định (GDP at constant VND prices, real GDP) chỉ là khoảng 7%-8%/năm trong giai đoạn này, trong khi tốc độ tăng dân số cũng vào khoảng hơn 2%/năm (làm cho tốc độ tăng GDP trên đầu người nhỏ hơn 5-6%/năm)?
Vì số liệu tác giả sử dụng là GDP danh nghĩa tính bằng USD theo giá hiện hành trên đầu người (đề nguồn từ WB) nên để có được số liệu này thì tớ đoán rằng/có thể đương nhiên là WB phải dùng GDP danh nghĩa bằng VND theo giá hiện hành (GDP at current VND prices) chia cho tỷ giá VND hiện hành để ra được GDP danh nghĩa bằng USD theo giá hiện hành (GDP at current USD prices), rồi từ đó chia tiếp cho dân số từng năm để ra được con số 98 USD/người vào năm 1990 và 1.224 USD/người vào năm 2010.

GDP at current USD prices = GDP at current VND prices/VND exchange rate (1)
GDP per capita = GDP at current USD prices/population (2)

Đến đây ta có thể thấy dấu vết dẫn đến sự thần kỳ Thánh Gióng này. Đó là tỷ giá VND và GDP deflator tại Việt Nam. GDP deflator của Việt Nam tăng từ mức 31,79 năm 1990 lên 359,12 năm 2010 (tức tăng 11,3 lần).
GDP deflator =  GDP at current VND prices/GDP at constant VND prices x 100  (3)

Trong khi đó, tỷ giá VND tăng từ 6,482 lên 19,505 trong cùng thời kỳ, tức tăng có 3 lần (số liệu tớ nhặt từ google).
Tớ chưa search được real GDP growth rate của Việt Nam trong 20 năm này nên tạm giả sử rằng nó đạt mức trên 7%/năm một chút. Sau 20 năm, real GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 4 lần hoặc hơn một chút. Với GDP deflator tăng 11,3 lần, theo (3), ta có GDP at current VND prices (nominal GDP) của Việt Nam đã tăng khoảng 45 lần trong 20 năm.

Lắp mức tăng exchange rate và nominal GDP vào (1), ta có mức tăng của GDP at current USD prices của Việt Nam trong 20 năm là khoảng 45/3=15 lần. Nếu trừ đi tốc độ tăng dân số thì ta có mức tăng GDP per capita theo (3) không quá sai lạc so với con số 12,5 lần của WB.

Như vậy có thể nói rằng “kỳ tích” tăng trưởng ngoạn mục làm GDP trên đầu người tính theo USD danh nghĩa ở Việt Nam (12,5 lần) chẳng qua đa phần là do tỷ giá bị kìm nén, tăng chậm hơn lạm phát rất nhiều.
Suy ra tiếp, con đường ngắn nhất để Việt Nam tiếp tục đạt được “kỳ tích” trong 20-50 năm tới nhằm đuổi kịp Singapore là NHNN ban hành và cho áp dụng một tỷ giá chính thức “dẫm chân tại chỗ” như hiện tại, trong khi tiếp tục cấp tập bơm tiền làm cho lạm phát nhảy vọt lên vài chục %/năm, đảm bảo không quá 10 năm sau Việt Nam sẽ vượt mọi quốc gia khác trên thế giới về quy mô GDP và GDP trên đầu người mà không cần phải lao tâm khổ tứ tìm cách/mô hình tăng trưởng này khác làm gì.

(Nói nhỏ, vì thế mà WB hay các tổ chức thế giới mới phải áp dụng PPP, và theo bảng số liệu trong bài gốc công bố thì PPP trên đầu người của Việt Nam chỉ tăng chưa đến 5 lần trong 20 năm, khá sát với khi tính theo tốc độ tăng trưởng real GDP tính gộp trong 20 năm này. Với cách tính gộp này thì, như tớ đã nói ở các bài trước, còn khướt Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia, chưa nói đến Thái Lan, Malaysia, càng không dám nói gì đến Singapore).

1 comment:

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).