Tuesday 2 April 2013

Miền Bắc, miền Nam

Cả mấy tháng nay nói toàn chuyện đao to búa lớn (toàn chuyện phang) nên hôm nay tớ đổi món tí. Chẳng là giờ tớ đang nằm trong một khách sạn tại Đà Lạt gõ những dòng này, sau mấy hôm vừa ở Sài Gòn lên. Tớ vào/đi Sài Gòn đến chuyến đi vừa rồi tổng cộng là 5 lần, trong đó có 4 lần đi công tác từ Hà Nội vào hoặc từ Sing về. Ngoài Sài Gòn, tớ chẳng biết đến tỉnh miền Nam nào khác (miền Trung cũng không khá hơn. Miền Bắc thì khá hơn rõ rệt). Nên chuyến đi này tớ lên lịch đi mấy tour đến mấy tỉnh xung quanh SG (nhưng chủ yếu đi tour, cưỡi ngựa xem hoa) sau khi từ Đà Lạt về.

Đối với tớ, miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng xa lạ như ở nước ngoài, đặc biệt là những lần đến đầu tiên. Xa lạ từ ngôn ngữ, phong tục, món ăn, môi trường, khí hậu, con người, nếp sống v.v... Những ấn tượng lần đầu đến SG (năm 1992) gồm:
* Đi bộ dọc con đường nối đến cảng gì đó xe container chạy đầy mà không thấy có bụi như Hà Nội (nên nhớ là Hà Nội theo tớ lúc đó cũng không có nhiều bụi như bây giờ).
* Khí hậu khá ôn hòa. Tớ ở trong nhà nghỉ của công ty, lúc đó chỉ có cái quạt cây, nằm ngủ giữa trưa mà không thấy oi bức như mùa hè HN (hình như lúc đó là tháng 9-10 gì đó).
* Ngôn ngữ mặc dù cũng là tiếng Việt nhưng đối với tớ nhiều lúc chẳng khác mấy tớ đang nghe tiếng Anh (đương nhiên tiếng Anh lúc đó của tớ rất "lởm khởm" - không biết cái từ này bây giờ có còn được dùng hay không nhỉ?).
* Giao tiếp, nói năng rõ ràng trong SG hơn hẳn HN, đặc biệt là các em gái! Tớ còn nhớ rõ, tớ và một người họ hàng nữa vào một tiệm cafe/ăn uống gì đó. Cô chủ đang ngồi bên trong, thấy bọn tớ vào đang lựa chọn chỗ ngồi, nói luôn: "Trời, hai anh đẹp giai quá!" theo giọng SG. Người họ hàng của tớ thì đương nhiên là đẹp giai, nên theo logic thì là cô chủ này nói thật (về tớ, tất nhiên!). Vừa nói thật, vừa nói ngọt, đó là lý do tớ khoái và nhớ đến tận giờ! Chuyện này tớ còn được trải nghiệm một đôi lần ở cơ quan nơi tớ đến làm việc nên tớ càng thêm khoái các cô SG (là về cách nói thôi nhé, chứ hồi đó tớ chưa đủ thời gian và cơ hội gặp/thấy cô nào hấp dẫn). Còn đàn ông SG thì cũng phải công nhận là cách nói năng của họ lễ phép, lịch sự hơn dân ngoài Bắc, mà bằng chứng mới nhất là sáng nay từ khách sạn ra sân bay Tân Sơn Nhất, tớ bắt taxi của một cậu sau hỏi ra mới biết là người SG ở quận 7, cứ một điều chú, hai điều con, giọng rất lễ phép. Đến lúc được tip thêm ít tiền lẻ, cậu ta cảm ơn rất chân thành làm tớ cũng cảm động.
* Ăn uống thì thành thực mà nói tớ chẳng có ấn tượng gì, cũng có thể tớ ăn cơm rau mẹ nấu quen rồi, ít ăn ngoài nên khẩu vị không có khả năng thưởng thức món lạ.

Lần này có thời gian lưu trú và la cà phố phường hơn nên thấy đường phố và văn minh đô thị, giao thông ở SG tốt hơn HN khá nhiều.

Gặp mấy người bạn của vợ định cư ở thành phố này có đến 20 năm có lẻ, làm ăn phát đạt từ mức vừa phải trở lên, hỏi thì ai cũng nói không có ý định quay ra HN nữa. Có người thì nói rằng cá tính không phù hợp với môi trường ở HN nên thậm chí thất nghiệp, buộc phải vào SG rồi thành nghiệp. Ai cũng rủ về SG làm ăn sinh sống vì chỉ có SG mới có môi trường gần với nước ngoài nhất. Tớ nghe thì cũng ừ ừ, gật gật nhưng tự nghĩ là thường có phải ai cũng chủ động chọn được nơi mình sinh ra, lớn lên, học hành rồi làm ăn đâu, và chọn được rồi chắc đâu đã tối ưu.

Thôi thì SG, HN hay một nơi nào đó trong hay ngoài Việt Nam, luôn tự an ủi đấy là số phận, dù thích hay không.

6 comments:

  1. Chào bác! Em mới vừa được biết bác, thấy các bài viết của bác hay hay. Em đang tìm về tài chính, có gì em email hỏi bác. Mong bác trả lời giúp.

    Em sẽ sang blog của bác thường xuyên để đọc bài vì nó bổ ích.

    Chúc bác sức khỏe!

    (em tên Dương, bác ạ!)

    ReplyDelete
  2. Cám ơn đồng chí đã theo dõi. Tớ sẽ cố gắng trả lời đồng chí trong phạm vi có thể và cả không có thể nên đồng chí đôi lúc sẽ phải cố gắng hiểu xem đâu là ranh giới có thể của tớ (và cũng không hoàn toàn bảo đảm là đúng đắn theo chuẩn mực).

    ReplyDelete
  3. Ph Ngọc về Việt nam nên thông báo cho các Fan biết nhé.
    Trân trọng trí thức Việt

    ReplyDelete
  4. Nghe câu này của đồng chí tớ khoái quá, vì tớ chẳng bao giờ nghĩ mình lại có fan (trừ mấy em gái SG như tớ kể thôi). Tớ thì chỉ hay về HN công tác, thăm nhà. Khi nào có dịp về thì tớ sẽ báo cáo với các đồng chí.
    Cám ơn mọi người.

    ReplyDelete
  5. Vẫn đang chờ những bài viết hay tiếp theo mà TS Ngọc chia sẽ với chúng em. Ngoài ra, em cũng hay đọc bài của TS. Lê Hồng Giang và được biết bạn Anonymous tranh luận với TS Giang rất nhiều, bạn tự giới thiệu là giải ba Học sinh giỏi Toán toàn quốc. Sao bên này không thấy Bác tranh luận với TS Ngọc nhỉ. :-)
    Cám ơn TS Ngọc và Bác Anonymous

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ rất vui và rất khuyến khích các đồng chí tranh luận với tớ (vì tớ cũng rất hiếu thắng, hehe). Một trong những mục đích tớ mở blog này là để nghe được phản ứng của dư luận với các bài viết và ý kiến của mình, tạo điều kiện cho những ai muốn phản biện có thêm một kênh để tiếp xúc với tớ. Tất nhiên nếu không muốn tranh luận mà chỉ để hỏi tớ về cái này cái kia thì tớ... càng vui vì đỡ hao tổn nơron thần kinh như những lúc tranh luận!

      Chất lượng độc giả tranh luận càng cao như đồng chí Anonymous thì càng có những cuộc tranh luận hay. Tớ rất ngán những bài phản biện của những người như đồng chí Tấn Đức trên TBKTSG như vừa rồi vì người viết cho dù có thể là một nhà báo giỏi nhưng còn thiếu nhiều để thành một nhà kinh tế học đủ tri thức trong lĩnh vực mình tranh luận.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).