Monday 22 April 2013

Thật khó nói NHNN hiểu rõ, hiểu đúng mình biết gì, muốn gì, đang làm gì

Càng ngày càng thấy nghi ngờ những người đại diện cho NHNN hiểu rõ, hiểu đúng những gì mình đang nói, đang làm và sẽ làm.

Chuyện đầu tiên là về Thống đốc Bình khi cho rằng “phá giá đồng tiền không có lợi cho tổng thể nền kinh tế, do Việt Nam vẫn đang là nước nhập siêu và ít nhất phải nhập siêu trong 5 năm tới. Tỷ giá ổn định là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và tỷ giá chỉ nên biến động trong khoảng 1-2%...” 
Có lẽ đồng chí Bình chưa học hay quên mất kiến thức kinh tế học cơ bản (của thế giới hiện đại, tất nhiên, chứ không phải thời Liên Xô), rằng nếu là nước nhập siêu (và còn nhập siêu dài dài, như đồng chí ấy nói) thì tỷ giá cần phải điều chỉnh theo hướng để nội tệ mất giá (tức phá giá) để thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, và tức là giảm nhập siêu. Nói cách khác, không thể lấy cái lý do là nước đang nhập siêu để nói rằng không phá giá.

Chuyện thứ hai là về bình ổn thị trường/giá vàng. Mặc dù có sự “ông chằng bà chuộc” ngay trong nội bộ NHNN về mục tiêu can thiệp vào thị trường vàng của NHNN (để bình ổn giá vàng hay bình ổn thị trường vàng)  nhưng điểm chung là với người ngoài cuộc thì mục tiêu can thiệp thị trường vàng của NHNN là điều hoặc là ngớ ngẩn, hoặc chỉ có Chúa mới biết thực sự là gì.
Để ổn định, dù là giá vàng hay thị trường vàng nói chung chung, thì nguyên tắc là phải để cung cầu trên thị trường vàng trong nước ít biến động qua từng ngày, từng giờ, theo kiểu ổn định thị trường thịt lợn. Tuy nhiên, giá vàng thế giới ở mức độ nào đó có liên thông với giá vàng trong nước. Cả cung và cầu vàng quốc tế cũng vậy. Không thể có cách nào cách ly toàn bộ thị trường vàng trong nước với quốc tế được. Mà giá vàng, cung cầu vàng trên thế giới biến động từng giây, từng phút. Vì thế, giá vàng, cung cầu vàng trong nước cũng phải đi theo xu thế tương ứng trên thế giới. Mà như vậy thì hoặc NHNN sẽ phải can thiệp, bình ổn giá vàng/thị trường vàng quốc tế để chúng không biến động làm ảnh hưởng đến giá vàng/thị trường vàng trong nước, hoặc NHNN sẽ phải từ bỏ mục tiêu ổn định giá vàng/thị trường vàng trong nước, nếu không ổn định được giá vàng/thị trường vàng quốc tế.

Có thể NHNN quan niệm rằng ổn định giá vàng/thị trường vàng trong nước tức là làm cho giá vàng/thị trường vàng trong nước  vận động phù hợp với diễn biến giá vàng/thị trường vàng quốc tế (trước đây thì có thêm mục tiêu là thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và quốc tế ở mức 400k VND. May mà nay đã lờ đi). Nhưng nếu vậy thì, vì giá vàng, cung cầu vàng trên thế giới biến động từng giây, từng phút, về nguyên tắc NHNN cũng sẽ phải thường trực trên thị trường vàng trong nước như người bán/mua cuối cùng 24h/24h, 7 ngày/tuần, chứ không phải thỉnh thoảng thông báo và ném ra thị trường để cho đấu giá (với giá sàn đặt ra trước đó một khoảng thời gian không thể gọi là ngắn) một lượng vàng nhất định nào đó vào ngày x, ngày y, ngày z (và sau đó có nữa hay không thì chịu). Vì tính chất thời điểm và tần suất khác biệt như vậy nên chắc chắn hành động can thiệp này của NHNN không góp phần gì vào làm ổn định thị trường vàng cả, nếu không muốn nói ngược lại.
Thêm nữa, hành động can thiệp này của NHNN không thể dẹp được nạn “đầu cơ” vàng, có thể là một mục đích chính đáng trong con mắt của NHNN. Tung vàng dự trữ quốc gia (rất có hạn) ra bán thì có thể làm cho giá vàng đi xuống và làm thiệt hại kẻ nào đó đã ôm vàng trước đó đợi giá vàng lên thì bán ra kiếm lãi. Nhưng việc tung vàng ra bản thân nó đã tạo cơ hội cho kẻ khác đầu cơ khi tin rằng khi chấm dứt đấu giá vàng hoặc giữa hai đợt đấu giá, giá vàng trong nước sẽ bật lại. Họ sẽ mua vào và đợi chờ giây phút hiện thực hóa nhận định của mình. Trừ khi NHNN ngớ ngẩn đến mức, và có khả năng, cung vàng liên tục và với số lượng lớn để giá vàng trong nước liên tục đi xuống thì giới đầu cơ mới thiệt hại không gượng được đến mức chết hết, bỏ chạy không ngoái đầu và không có ý định quay lại thị trường vàng. Nhưng do số lượng vàng dự trữ chỉ có hạn, quan trọng hơn, việc sử dụng chúng không phải chỉ để cho bình ổn thị trường vàng trong nước nên suy ra rằng “nạn đầu cơ” vàng vẫn sẽ còn đất sống và thậm chí còn sống khỏe với một thị trường vàng nay đã bị NHNN làm cho thêm bất ổn và thêm cơ hội đầu cơ.

Nếu vẫn cố tình làm như đang làm bây giờ (tích cực tung vàng dự trữ quốc gia ra đấu thầu trong nước) thì hoặc là NHNN đang nhắm đến một mục tiêu nào đó khác (và chắc là không minh bạch, không vì lợi ích cả nền kinh tế), chứ không phải là mục tiêu mà nó tuyên bố (một cách cũng rất mâu thuẫn, mù mờ), hoặc là hành động này của NHNN là một hành động ngu xuẩn xuất phát từ một hiểu biết sai lầm chết người (bình ổn cái không thể bình ổn được về nguyên tắc).

Vì không tin rằng NHNN là nơi chứa toàn những bộ óc thứ cấp nên tớ thiên về khả năng đầu (NHNN có mục tiêu khác với những mục tiêu nó công bố).

2 comments:

  1. Cảm nhận thấy rất kỳ lạ, trong khi quy định các TCTD chỉ mới được tham gia đấu thầu vàng, cần làm rõ những tổ chức này là NH quốc doanh ( NN quản lý) thì khi đó đố ai biết là vàng gì hay chỉ là một dạng trái phiếu, thật kỳ lạ qua thưa Ph.D Ngọc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ thật tớ mà hiểu thì tớ cũng chết liền! Tớ viết chỉ căn cứ vào những logic thông thường thôi chứ không ở Việt Nam mà nghe ngóng, biết được những chi tiết sự tình đằng sau chuyện này. Mà nói thật là tớ cũng không quan tâm lắm đến chuyện này sau mấy bài về vàng tớ viết trước đây (thấy càng nói NHNN càng làm tới, phát chán). Có điều rất có khả năng rằng mục đích thật sự của việc này không phải là tốt đẹp gì.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).