Monday, 15 February 2016

Bài toán muôn thuở: Bỏ tiền vào đâu có lợi nhất (Bài đăng trên CafeF, 15/2/2016)

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bai-toan-muon-thuo-bo-tien-vao-dau-co-loi-nhat-20160215083544656.chn

Cứ mỗi khi có một thay đổi nào đó về những chính sách lớn trong nền kinh tế, ví dụ như tỷ giá, lãi suất, tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần trong doanh nghiệp, giới hạn tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho bất động sản v.v… thì lại nổi lên câu chuyện bỏ tiền đầu tư vào đâu có lợi nhất.
Hiện tại, kênh đầu tư vàng thì được cho là rất rủi ro nên đa phần lời khuyên của các chuyên gia cũng như định hướng của các nhà hoạch định chính sách là người dân không nên đầu tư vào vàng. Trong khi đó, kênh chứng khoán thì được cho là đã và đang bị ảnh hưởng rất nặng nề từ thị trường chứng khoán toàn cầu và các vấn đề quốc tế làm chỉ số chứng khoán VN-index đã liên tục giảm sâu nên tất nhiên lời khuyên là cũng không nên đầu tư vào chứng khoán. Với kênh đầu tư quen thuộc thứ ba là ngoại tệ, kênh này được cho là đã trở nên rủi ro, khó lường hơn trước với những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm chống đô la hóa, chống nạn đầu cơ đô la. Do đó, lời khuyên liên quan là không nên đầu tư (đầu cơ) vào ngoại tệ.
Trong 2 kênh đầu tư quen thuộc còn lại, tiền gửi tiết kiệm và bất động sản, thì tiền gửi tiết kiệm tuy tương đối an toàn (ít rủi ro hơn) nhưng nhà đầu tư chỉ được hưởng một lãi suất khá hạn chế mà không có giá trị gia tăng. Bởi vậy, đầu tư dưới dạng tiền gửi tiết kiệm chỉ được khuyến nghị bởi một số ít người mà đa phần là có liên quan đến giới... ngân hàng, chứ xem ra cũng không phải là một kênh sinh lợi tối ưu trong bối cảnh hiện tại.
Còn kênh bất động sản, được cho là luôn có giá trị gia tăng theo thời gian, kể cả đầu tư để ở hay cho thuê, nên kênh này được nhiều người nhất trí nhất trí là một kênh đầu tư hiệu quả và nhiều tiềm năng, nhất là khi thị trường đang có dấu hiệu ấm lên.
Khách quan mà nói, những lời khuyên/định hướng kiểu trên không (luôn) sai nhưng cũng chẳng (luôn) đúng!
Đầu tư cũng có dăm bảy đường đầu tư, loại hình đầu tư. Nếu là đầu tư ngắn hạn, lướt sóng thì nơi hấp dẫn nhất, dễ sinh lời (cao) nhất thường lại không phải là những nơi (tương đối) “an toàn” như kênh tiền gửi. Ngược lại, những thị trường biến động mạnh hàng ngày như vàng, chứng khoán, ngoại tệ mới là những mảnh đất hấp dẫn để nhà đầu tư bỏ vốn (đầu cơ), lướt sóng theo kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”. Mặc dù được cho là đã bị NHNN kiểm soát chặt nhưng thị trường vàng vẫn có những giai đoạn, những thời điểm biến động mạnh với giá cả nhảy nhót hàng vài trăm ngàn đồng/lượng thậm chí trong một vài giờ, hoặc trong ngày. Bởi vậy, xét về mặt tỷ suất lợi nhuận đầu tư, có thể nói vàng là một hạng mục đầu tư hấp dẫn hàng đầu. Tất nhiên, vấn đề còn lại muôn thuở là liệu nhà đầu tư có đủ khôn ngoan và cả may mắn hay không khi mua đúng điểm rơi thấp nhất (trong ngày, trong tuần, trong tháng) và bán ra đúng điểm dâng cao nhất. Nhưng vấn đề này là không liên quan nếu chỉ xét đến cơ hội đầu tư kiếm lời như đã đặt ra từ đầu bài, và do đó không thể nói rằng kênh đầu tư vàng rất rủi ro nên không nên đầu tư như nhiều chuyên gia đang khuyến cáo như đề cập đến ở trên.
Tương tự như vậy, và ở một mức độ hạn hẹp hơn là các kênh chứng khoán và ngoại tệ. Biến động của cả 2 kênh này là rất đáng kể hàng ngày, hàng giờ, tuy đều bị đặt trong một hạn mức biến động đặt ra bởi các cơ quan chủ quản (ví dụ, với USD thì tỷ giá VND/USD không được biến động quá 3% xung quanh tỷ giá trung tâm do NHNN ấn định hàng ngày). Nhưng mức biến động hàng ngày 3% này là quá đủ để cho nhà đầu tư lướt sóng, miễn là tỷ giá phải biến động đáng kể trong phạm vi này, chứ không nằm bất động liên tục trong nhiều tháng liền như với tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây. Sự bất động này mới là “rủi ro”, mới là đáng sợ, mới là điều làm nản chí nhà đầu tư, chứ không phải là ngược lại!
Kể cả bất động sản, nếu xét đến tiêu chí lướt sóng, đầu tư ngắn hạn thì đây cũng không phải là kênh đầu tư tồi khi nhà đầu tư “ôm” một căn hộ, một khoảnh đất nào đó rồi trao tay ngay sau đó một tuần, một tháng kiếm chênh lệch một vài phần trăm. Và đương nhiên, tiêu chí chung cho các kênh đầu tư khác nói ở trên cũng được áp dụng ở đây: thị trường phải có “sóng”; và điều kiện chung giống như các thị trường khác là nhà đầu tư phải đủ khôn ngoan và may mắn khi lướt sóng đúng thời điểm.
Còn nếu xét về quan điểm đầu tư trung và dài hạn thì cũng vô cùng, chẳng có quy tắc chung nào có thể rút ra ở đây là nên đầu tư vào đâu thì sẽ “ăn đậm”. Chỉ có điểm chung duy nhất là phần thưởng (lợi nhuận đầu tư) sẽ chỉ dành cho ai đủ khôn ngoan và may mắn (và đương nhiên là số này là số ít so với đám đông nhà đầu tư). Chẳng hạn, đầu tư vào cổ phiếu của một vài công ty chỉ mới cách đây đôi ba năm thôi cũng có thể mang lại lợi nhuận hàng trăm phần trăm so với vốn bỏ ra. Ngay như USD, nếu ai đó mua và nắm giữ USD từ cách đây hơn 1 năm (hồi năm 2014) và bán ra hồi cuối năm 2015 thì cũng đã được hưởng lợi suất tầm 6-7% hoặc thậm chí hơn khi bán vào đúng đỉnh điểm của tỷ giá, gần chạm mốc 23.000 VND/USD. Còn với bất động sản, mua một căn hộ chung cư ở một số dự án cũng có thể mang lại cho nhà đầu tư một lợi suất 10-20% hoặc thậm chí cao hơn nhiều sau đó 1 năm hoặc hơn.
Nhưng cũng chính những kênh đầu tư trên đã và đang là “quả đắng” của không ít nhà đầu tư khi “ôm” nhầm sản phẩm, nhầm thời điểm. Có những mảnh đất mua từ cách đây vài năm giá vẫn chỉ nhúc nhích hơn một chút tại thời điểm bất động sản đã ấm lên như hiện nay. Có những cổ phiếu là hàng “hot” giá lên đến mấy “chấm” cách đây vài năm thì nay giá đã tụt xuống chưa mua nổi mớ rau. Và cũng có những thời điểm giá vàng và USD tụt giảm mạnh như thời gian qua, nằm ngoài quy luật, ngoài dự đoán của đa phần nhà đầu tư và giới chuyên gia.
Tóm lại, cũng giống như câu chuyện “làm giầu không khó” nhưng mãi chỉ là câu chuyện tầm phào vì thực tế là chuyện làm giầu không thể dạy được (dù có muốn), và cũng không thể sao chép được, thì chuyện đầu tư vào đâu có lợi nhất cũng là câu chuyện nêu ra và trả lời để cho có, cho vui mà thôi. Chính sự bất định, bất trắc như vậy mới là nền tảng hoạt động và tồn tại của các thị trường, mới là cơ sở để giải thích tại sao có nhiều nhà đầu tư thành công, có nhiều người giầu, nhưng cũng có nhiều hơn thế nhà đầu tư thất bại và nhiều hơn thế người tán gia bại sản vì đầu tư.  

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).