Wednesday, 4 October 2017

Đại học phải nghiên cứu (Bài đăng trên VnExpress, 5/10/2017, bản gốc)

https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/dai-hoc-phai-nghien-cuu-3651025.html?vn_source=box-GocNhin&vn_medium=ho&vn_campaign=vn

Một nhóm tác giả độc lập (nhóm tác giả) mới đây đã công bố bảng xếp hạng 49 đại học ở Việt Nam. Bảng xếp hạng này đã làm xôn xao dư luận bởi một số trường bấy lâu nay vẫn được coi là hàng đầu thì nay đứng ở hạng trung hoặc hạng bét. Kết quả này, theo giải thích của nhóm tác giả, là do sự hiện diện trên các ấn phẩm khoa học quốc tế của những trường được coi là hàng đầu này lại không cao.
Chuyện chung


Trước tiên, phải nhìn nhận một điều là trọng số của tiêu chí nghiên cứu khoa học (và công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế) có thể là quá cao – 40%, trong khi số tiêu chí thì ít, chỉ có 3. Nếu so với bộ tiêu chí dùng để xếp hạng các đại học trên thế giới, ví dụ của Times Higher Education với bảng xếp hạng World University Rankings (1), thì thấy các chỉ tiêu và trọng số của nhóm tác giả là quá nghèo nàn và mất cân đối.
Nhưng có một điều đáng chú ý là dù có nhiều chỉ tiêu hơn nhằm đánh giá toàn diện chất lượng các đại học trên thế giới nhưng tổ chức công bố bảng xếp hạng World University Rankings vẫn gán trọng số tới 30% cho nghiên cứu (gồm các chỉ tiêu thành phần là khảo sát danh tiếng của trường trong nghiên cứu; thu nhập từ nghiên cứu tính trên lượng cán bộ khoa học của trường; và năng suất nghiên cứu tính theo số bài báo công bố trên các tạp chí học thuật quốc tế).


Đồng thời, số lượng các nghiên cứu được công bố của trường được trích dẫn trên thế giới (cho biết tầm ảnh hưởng và đóng góp của các nghiên cứu của trường đến kho tàng trí thức nhân loại) cũng được gán trọng số tới 30%. Ngoài 2 chỉ tiêu này, chỉ có giảng dạy (hoặc môi trường học tập) mới được gán trọng số 30%. 
Cách dùng các chỉ tiêu như trên cho thấy nghiên cứu và các yếu tố liên quan đóng một vai trò quan trọng đặc biệt, có thể nói là chi phối trong định vị thứ hạng của các trường đại học. (Cũng lưu ý thêm là tổ chức xếp hạng có những điều chỉnh thích hợp để khắc phục những chênh lệch giữa các loại hình đại học, ngành nghiên cứu, làm cho việc so sánh trở nên nhất quán, có ý nghĩa).


Nếu áp dụng bộ chỉ tiêu này, hoặc dù ở dạng lược giản hơn để phù hợp với tình trạng thiếu thông tin và thông tin không nhất quán, minh bạch ở Việt Nam, thì chắc cũng sẽ dẫn đến một kết quả khá tương tự như của nhóm tác giả, do chỉ tiêu nghiên cứu vẫn chiếm trọng số lớn và dễ dàng thống kê, so sánh nhất quán từ các nguồn quốc tế. Nói cách khác, một số đại học bấy lâu nay ở Việt Nam tuy vẫn là “hàng hot”, thu hút đông đảo sinh viên với điểm tuyển vào cao ngất ngưởng nhưng chắc chắn sẽ có thứ hạng rất xoàng vì thành tích nghiên cứu nghèo nàn, đáng thất vọng của họ. Thực tế này nên được thừa nhận một cách thẳng thắn và dũng cảm. Nếu không, họ mãi sẽ chỉ lội trong vũng ao làng, chỉ là “lò” dạy học sinh lớp 13+ mà thôi.
Chuyện riêng

Xin kể trải nghiệm của bản thân người viết để minh họa thêm cho tầm quan trọng của nghiên cứu trong trường đại học. Năm thứ hai làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Kinh tế, Đại học Kyushu (Nhật Bản), người viết đã có một nghiên cứu được chấp nhận xuất bản bởi tạp chí ASEAN Economic Bulletin (Singapore). Với nghiên cứu này, người viết được GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, người chắc không xa lạ gì với giới làm chính sách hay học thuật ở Việt Nam, mời đến viện mình để trình bày nghiên cứu. Khi gặp người viết và biết rằng nghiên cứu này sẽ được xuất bản, GS Ohno nói ngay, đại ý là thế thì người viết coi như đã tốt nghiệp được rồi.


Cũng phải nói thêm, ở các trường khác, nước khác thì không biết như thế nào, nhưng ở Khoa Kinh tế Đại học Kyushu điều chủ chốt giúp nghiên cứu sinh tốt nghiệp được và sớm (3 năm) hầu như chỉ là phải có nghiên cứu được công bố, ít nhất thì là những tạp chí khoa học hàng đầu trong Nhật, và tốt hơn thì là tạp chí quốc tế. Bởi vậy, rất thường xuyên có nhiều người “ăn dầm nằm dề” ở khoa, thậm chí đến cả dăm bảy năm hoặc hơn mà vẫn chưa thấy tốt nghiệp được. Ngược lại, khi có một nghiên cứu sinh nào đó xuất bản được một nghiên cứu như vậy thì không chỉ con đường theo đuổi học vấn được rộng mở mà bản thân còn nhận được sự tôn trọng pha chút ganh tị của những người xung quanh. Điều này thậm chí còn đúng ngay với cả đội ngũ giáo sư của khoa, nhất là khi họ “vượt vũ môn”, xuất bản được một nghiên cứu nào đó ra thế giới.
Ngoài ra, cũng chính bởi người viết xuất bản được nghiên cứu trên và sau đó là một số nghiên cứu khác trong năm tiếp theo nên đã được trường giữ lại làm giảng viên chính thức, dù vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Có lẽ đây là trường hợp người nước ngoài hiếm hoi ở nơi này.


Nhìn rộng ra, trong giới làm nghiên cứu, giảng dạy tại các đại học và cơ sở nghiên cứu, điều làm nên sự khác biệt giữa các cá nhân cũng như giữa các trường đại học chính là thành tích nghiên cứu, mà như được đại diện bởi bộ tiêu chí đánh giá nói ở trên. Vào các trang nhà của bất cứ một đại học có thứ hạng nào trên thế giới đều có phần giới thiệu trang trọng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên với lí lịch học thuật liệt kê các nghiên cứu đã công bố, các cuốn sách đã xuất bản. Bởi, suy cho cùng, điều gì chứng nhận được, thước đo nào phản ánh chính xác được trình độ học thuật, uy tín và danh tiếng của cá nhân, của trường tốt hơn là đội ngũ giảng viên nổi danh với các công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế hàng đầu của họ?


(1)    https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/methodology-world-university-rankings-2016-2017

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).