Wednesday, 3 July 2019

Grab với bước đi... ngân hàng số (Bài đăng trên TBKTSG, 3/7/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/290588/grab-voi-buoc-di-ngan-hang-so.html

Mặc dù đã tung ra một số dịch vụ mang hơi hướng của ngân hàng số nhưng là dưới chiếc áo ví điện tử, Grab còn có kế hoạch tiến xa hơn, khi vừa nộp đơn xin phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore.

Trong khi một số ngân hàng truyền thống ở Việt Nam đang cố gắng theo kịp xu hướng số hóa, phát triển sang những lĩnh vực mà các công ty công nghệ tài chính (FinTech) đang chiếm lĩnh thì các “kỳ lân công nghệ” như Grab đã nhắm đến những mục tiêu tham vọng hơn nhiều, mà cách đây không lâu, thật khó có thể tưởng tượng được.

Mặc dù đã tung ra một số dịch vụ mang hơi hướng của ngân hàng số nhưng là dưới chiếc áo ví điện tử như thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn điện, nước, mua bảo hiểm, thẻ trả trước kết nối với MasterCard, và cho chuyển tiền qua lại giữa những tài khoản ví Moca với nhau miễn phí..., Grab còn có kế hoạch tiến xa hơn, đang chuẩn bị và nộp đơn xin phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore.

Điều này làm nhiều người không khỏi tò mò với câu hỏi tại sao Grab muốn có giấy phép hoạt động ngân hàng số mặc dù thực tế hiện đã có một số dịch vụ trong lĩnh vực này?

Để đi tìm lời giải thích cho câu hỏi trên, trước hết cần làm rõ về khái niệm. Hoạt động ngân hàng số (còn được gọi là ngân hàng ảo) là hoạt động tài chính trên nền tảng số hóa hoàn toàn, được tiến hành bởi các công ty không có công ty mẹ là ngân hàng truyền thống (mặc dù hoạt động này cũng được mở cho các ngân hàng truyền thống thực hiện nếu muốn).

Về pháp lý, quy định/chế tài pháp lý dành cho các ngân hàng số thường là thấp hơn so với các ngân hàng truyền thống. Chẳng hạn, ngân hàng số ở Anh cần có mức vốn tối thiểu chỉ là 5 triệu euro.



Giấy phép hoạt động ngân hàng số với một số giới hạn về phạm vi hoạt động còn là tiền đề để các công ty phi ngân hàng đạt tới giấy phép hoạt động ngân hàng đầy đủ, sau khi đã đủ trưởng thành về năng lực và nguồn lực. Monzo từng là một ngân hàng số như vậy ở Anh trước khi nó được cấp giấy phép ngân hàng đầy đủ, không bị giới hạn phạm vi hoạt động, như một ngân hàng thông thường.

Trở lại chuyện tại sao Grab muốn có giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore. Lý do thứ nhất liên quan đến cơ sở khách hàng. Grab đã có một cơ sở khách hàng đủ sức cạnh tranh dễ dàng với bất cứ ngân hàng lớn nào của Singapore.

Trong vòng 50 năm qua kể từ khi thành lập, ba ngân hàng lớn nhất của Singapore (DBS, OCBC, và UOB) chỉ có khoảng 4-5 triệu khách hàng. Grab ra mắt ở Singapore năm 2013 và kể từ đó đã có đến 3,7 triệu lượt tải ứng dụng Grab (app Grab) bởi người sử dụng là những người thường luôn duy trì một số dư nào đó trong ví điện tử.

Ví này cho phép người sử dụng thanh toán khi mua rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà không cần phải kết nối với hệ thống ngân hàng, biến Grab và những công ty tương tự như thế trở thành một mối đe dọa trực tiếp với sự tồn tại của các ngân hàng truyền thống.

Thứ hai, nếu được cấp phép thì Grab có thể dễ dàng biến ví điện tử thành các tài khoản tiền gửi có trả lãi. Khi Grab trả lãi cho các khoản tiền có trong ví điện tử, điều này sẽ khuyến khích khách hàng gửi thêm tiền vào ví, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống trong việc huy động tiền gửi. Nếu được cấp phép thì Grab cũng dễ dàng nhận tiền gửi và chuyển tiền qua mạng mà không phải qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng, bởi giờ đây khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp trên ứng dụng Grab.

Như vậy, nếu không sớm thay đổi thì mảng dịch vụ béo bở này của các ngân hàng truyền thống sẽ bị thâu tóm vào tay các công ty như Grab, vốn có khả năng hạ chi phí chuyển tiền xuống đến mức thấp gần như miễn phí.

Thứ ba, nếu được cấp phép hoạt động ngân hàng số thì đương nhiên Grab cũng sẽ trở thành một tổ chức cho vay. Lúc đó, Grab có thể dễ dàng bắt đầu nghiệp vụ cho vay tiêu dùng và cho vay ngang hàng (P2P). Với lợi thế có một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các giao dịch khách hàng cũng như hành vi mua bán của khách hàng để thực thi mô hình đánh giá và xếp hạng rủi ro tín dụng của riêng mình, Grab có thể phê chuẩn và giải ngân khoản cho vay trong chớp mắt theo đúng nghĩa đen.

Ngoài ra, với lợi thế có mạng lưới khách hàng kết nối lẫn nhau, Grab có thể nhanh chóng xúc tiến cho vay ngang hàng, tương tự như mô hình LendingClub, một nền tảng cho vay ngang hàng trực tuyến (https://www.lendingclub.com/). Như vậy, nền tảng giao dịch cho vay của Grab chắc chắn sẽ nhanh chóng lấy đi một lượng lớn khách cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng truyền thống.

Thứ tư, với giấy phép ngân hàng số, Grab dễ dàng cho phép khách hàng đầu tư tiền của họ vào chứng khoán và các quỹ tương hỗ. Dựa trên những ưu việt của công nghệ tư vấn đầu tư trực tuyến (robo-advisors) và đối tác cung cấp dịch vụ trực tuyến dưới thương hiệu riêng của mình (white-label platform), Grab sẽ có khả năng cho phép khách hàng đầu tư các khoản nhỏ với rủi ro thấp, sản phẩm đầu tư đa dạng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự thu hẹp mảng dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng truyền thống.

Thứ năm, với giấy phép ngân hàng số, Grab sẽ dễ dàng cho phép chuyển tiền và kiều hối quốc tế thuận tiện, tức thời và hầu như miễn phí (giữa các khách hàng mở tài khoản với Grab) nhờ mạng lưới khách hàng lan rộng ở Đông Nam Á. Các ngân hàng truyền thống từ trước đến nay vẫn chi phối nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế nhưng sự xuất hiện của “tân binh” Grab sẽ buộc họ phải san sẻ mảng dịch vụ này dần cho đến khi người sử dụng thấy chẳng có lý do gì phải chuyển tiền qua ngân hàng nữa.

Danh sách các lĩnh vực mà Grab có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng truyền thống sẽ không chỉ dừng lại như trên mà còn tiếp tục mở rộng, để rồi rất có thể đến một ngày không xa, sẽ có thêm những ngân hàng mới có tên như Grab Bank, cùng với đó sẽ là sự ra đi của một vài ngân hàng truyền thống do quá chậm chân hoặc không đủ năng lực, nguồn lực thực hiện số hóa trong hoạt động ngân hàng.

Viễn cảnh rất hiện thực này cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao các công ty phi ngân hàng (xuất thân không phải là ngân hàng hay có dịch vụ ngân hàng) như Grab và các FinTech khác, thậm chí là các nhà mạng viễn thông, lại sốt sắng với cái giấy phép ngân hàng số như vậy. Ở Singapore thì Singtel được báo cáo là cũng đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra ngoài lĩnh vực viễn thông, sang các lĩnh vực như thanh toán di động và an ninh mạng.


1 comment:

  1. Khoai Deo Hải Ninh là Đặc Sản Quảng Bình nổi tiếng được trồng trên những cát trắng của Xã Hải Ninh, Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Được xem là Khoai Deo Quảng Bình thượng hạng, khoai deo Hải Ninh nổi tiếng khắp ba miền bởi hương vị thơm ngon hảo hạng mà hiếm có loại khoai deo nào sánh bằng. Nguồn gốc khoai nguyên liệu tạo nên hương vị của khoai deo. Có lẽ chính cái nắng, cái gió từ tự nhiên đã tạo nên hương vị đặc biệt: bùi bùi, vị ngọt lắng sâu trong làm mê mẩn thực khách. Khoai Deo Hải Ninh, Quảng Bình là món quà tinh tế gửi tặng bạn hiền, tri kỷ, gửi gắm biết bao tình cảm chân thành của mảnh đất và con người miền nắng và gió Quảng Bình. Là một người con của vùng đất Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc quảng bá đặc sản quê hương đến mọi miền tổ quốc. Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm Khoai Deo Hải Ninh với chất lượng vượt trội, được thu mua tận nơi sản xuất. Đảm bảo không sử dụng các chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.Chúng tôi mong muốn được phục vụ quý khách hàng trên toàn quốc một các tốt nhất. Nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm giá sỉ, vui lòng liên hệ với Hotline để đươc tư vấn
    Thông tin liên hệ Khoai deo Hải Ninh, Quảng Bình
    Địa chỉ: Tiểu Khu 5, thị trấn Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình
    Hotline: 0979.453.416 (Ms Trúc)
    Fanpage: https://www.facebook.com/khoaideongonquangbinh

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).