Saturday, 6 July 2019

Vì sao Google ủng hộ thỏa thuận thuế quốc tế? (Bài đăng trên TBKTSG, 6/7/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/290998/vi-sao-google-ung-ho-thoa-thuan-thue-quoc-te-.html

(TBKTSG) - Các chính phủ cần phải phối hợp với nhau để các công ty trả thuế cho những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của chúng được tiêu thụ theo một cách phù hợp, “có đi có lại”, và được chấp nhận bởi các bên.
Mấy ngày trước, trong một bài viết trên blog của mình có tiêu đề “Đã đến lúc có một thỏa thuận thuế quốc tế mới”(1), Karan Bhatia, một cán bộ ở bộ phận quan hệ công chúng và chính phủ của Google cho biết “chúng tôi” (Google?) ủng hộ thỏa thuận gần đây của các bộ trưởng tài chính về sự cần thiết phải có những cải cách lớn nhất trong hệ thống thuế quốc tế trong một thập kỷ nay, hướng đến một khuôn khổ quốc tế toàn diện mới để đánh thuế lên các công ty đa quốc gia.
Google lên tiếng về việc nộp thuế của mình
Bài viết tiếp tục rằng: “...chúng tôi muốn có một môi trường thuế mà mọi người đều thấy là hợp lý và đúng đắn”. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh, dù có một số quan ngại về nơi mà Google nộp thuế, mức thuế doanh nghiệp tổng hợp trên toàn cầu Google đang phải trả là 23% trong vòng 10 năm qua, phù hợp với mức thuế trung bình theo quy định của các nước phát triển khối OECD là 23,7%. Phần lớn số thuế này được nộp tại Mỹ - nơi sản sinh và phát triển phần lớn sản phẩm và dịch vụ của Google. Phần thuế còn lại được nộp tại khoảng 50 nước trên thế giới - những nơi Google có văn phòng trợ giúp việc bán dịch vụ.
Theo bài viết, việc Google trả thuế như trên không phải là cá biệt, mà phù hợp với thông lệ có từ lâu nay, cũng tương tự như việc các công ty đa quốc gia của Pháp, Đức, Nhật Bản trả nhiều thuế hơn ở bản quốc, chứ không phải ở những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của họ được tiêu thụ. Vì vậy, trước động thái nhiều nước thành viên OECD đang đề xuất các quy định thuế hiện đại, theo đó các công ty đa quốc gia sẽ phải trả nhiều thuế hơn tại những nước mà sản phẩm và dịch vụ của họ được tiêu thụ, bài viết một mặt đồng ý đã đến lúc cần có một hệ thống phân bổ thuế doanh nghiệp mới nhưng đồng thời cũng cảnh báo tình trạng một số nước đang đơn phương hành động, áp đặt thuế mới lên các công ty đa quốc gia. Nếu không có một thỏa thuận đa phương và toàn diện, các nước chắc chắn sẽ đơn phương áp đặt thuế lên các công ty đa quốc gia ở nhiều lĩnh vực.
Bài viết nhận định rằng hành động đánh thuế đơn phương trên sẽ tạo ra một “cuộc đua xuống đáy” vì sẽ tạo ra các rào cản thương mại, cản trở đầu tư xuyên biên giới, và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Mức thuế riêng biệt áp lên một số ít công ty công nghệ Mỹ chẳng qua chỉ là việc cố giành lấy một phần của số thuế lẽ ra phải nộp tại Mỹ, nên sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại. Vì vậy, các chính phủ cần phải phối hợp với nhau để các công ty trả thuế cho những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của chúng được tiêu thụ theo một cách phù hợp, “có đi có lại”, và được chấp nhận bởi các bên.
Google muốn gì?
Qua bài viết trên, trước hết có thể thấy là Google đang muốn thanh minh cho cáo buộc tránh thuế của nhiều nước dành cho Google như vẫn thường được nhắc đến trên báo chí. Bằng việc nêu ra mức thuế doanh nghiệp thực tế phải trả là 23%, xấp xỉ mức trung bình của OECD, việc Google hoặc một công ty công nghệ tương tự như vậy dù có đặt trụ sở ở thiên đường thuế nào đi chăng nữa thì dường như mục đích chính của việc này không phải là tránh thuế vì nó không mang lại nhiều tác dụng.    
Điều tiếp theo, có thể hơi khó hiểu với nhiều người, là dù Google đang phải trả thuế đầy đủ, không kém gì các công ty thông thường khác, nhưng tại sao Google lại ủng hộ một thỏa thuận thuế mới mang tính toàn cầu? Hãy để ý đến lời lẽ trong bài viết trên, có những từ như “công bằng”, “hợp lý”, “đúng đắn”, “toàn diện”, “đa phương”, “đơn phương”... Có lẽ Google đang muốn mọi người có cái nhìn đúng hơn dành cho họ, với tư cách là một nạn nhân bị kẹt giữa sự tranh chấp (về thuế) của các quốc gia, chứ không phải là một tội đồ (trốn thuế, tránh thuế).
Cụ thể hơn, nếu các quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển, không phối hợp với nhau để cùng xây dựng một khuôn khổ đánh thuế quốc tế dành cho các công ty đa quốc gia thì Google sẽ rơi vào cảnh “một cổ nhiều tròng” - không những vẫn phải trả thuế đầy đủ ở Mỹ mà còn phải trả thuế (cao) ở các nước khác như Pháp, Anh, Úc, Ấn Độ, Indonesia (và Việt Nam)..., vốn đã và đang có những đề xuất áp thuế lên các công ty công nghệ như Google. Điều này dẫn đến kết cục là hoặc Google sẽ bị mất cơ hội kinh doanh ở những nước mà Google không chấp nhận nộp thuế, hoặc phải trả thuế cao áp đặt theo ý muốn của các nước này (ngoài Mỹ).
Vì vậy, trong góc nhìn của các công ty công nghệ đa quốc như Google, một khuôn khổ thuế mang tính quốc tế, được đồng thuận bởi (hầu hết) các quốc gia trên thế giới, gồm (có thể) những nguyên tắc như tránh đánh thuế hai lần, đánh thuế thế nào và bao nhiêu lên doanh thu nếu công ty đa quốc gia không có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước sở tại, hoặc thỏa thuận phân chia thuế cho các nước số thuế thu được từ công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu... là điều cấp thiết cần phải có để tránh gây thiệt hại lớn cho Google khi các quốc gia trên thế giới đều đua nhau đánh thuế họ.
Các nước hãy đi cùng nhau và... cùng Mỹ...
Cũng cần lưu ý thêm là dù bài viết đã rất “ngoại giao” khi nói “hy vọng” rằng các nước sẽ đạt được sự đồng thuận xung quanh khuôn khổ thuế mới công bằng, nhưng việc bài viết cảnh báo “cuộc đua xuống đáy” không phải là ngẫu nhiên hay vì Google tự thấy mình có sứ mệnh là sứ giả “gìn giữ hòa bình” trên thế giới.
Việc này cần được đặt trong bối cảnh Mỹ đã cương quyết chống lại việc các nước châu Âu tìm cách đánh thuế riêng lên bốn công ty công nghệ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon (gọi tắt là GAFA). Sự phản đối này được thể hiện rõ trong nhiều tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng như sự cáo buộc của một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng hành động đánh thuế này của châu Âu là nhằm mục đích ngăn cản Mỹ tiếp cận thị trường châu Âu và châm ngòi một cuộc chiến thương mại (công nghệ) số(2).
Như vậy, nếu các nước trên thế giới không muốn phối hợp với nhau và nhất là với Mỹ để đi đến đồng thuận về đánh thuế riêng lên GAFA, hoặc là quá sốt ruột, không tin tưởng rằng một đồng thuận như thế có thể sớm đạt được, mà đơn phương áp thuế lên GAFA thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ. Nếu các bên không có sự xuống thang thì viễn cảnh chiến tranh thương mại mà bài viết trên Google nhắc đến là khó tránh khỏi, mà bên yếu thế hơn, rất tiếc, thường không phải là Mỹ.
Nói cách khác, Google hiểu rõ được sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ và dường như muốn ngầm nhắc nhở các nước khác đừng “vuốt râu hùm”, nếu muốn đánh thuế lên Google thì hãy hợp tác hơn là đối đầu với chính phủ Mỹ (và như thế cũng sẽ “công bằng”, “đúng đắn” hơn cho Google).
Phân tích trên có thể chỉ là một sự suy diễn quá mức nhưng ít nhất thì chuyện Chính phủ Mỹ đứng sau và bảo vệ GAFA cũng như bảo vệ “nồi cơm” của mình là một thực tế không thể khác được. Hàm ý của điều này là nếu Việt Nam muốn đánh thuế Google, Facebook hay các doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số khác thì cần tránh xu hướng đơn phương áp đặt. Thay vào đó, cần có sự tham khảo, phối hợp và đồng thuận với các nước liên quan khác, đặc biệt là những nước bản quốc như Mỹ.
(1) https://www.blog.google/outreach-initiatives/public-policy/its-time-new-international-tax-deal/
(2) https://www.bakerinstitute.org/media/files/files/2a38fa65/bi-report-010919-cpf-digitaltax.pdf



No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).