Wednesday, 31 July 2019

Vì sao các ngân hàng trên thế giới "đua nhau" ứng dụng Blockchain? (Bài đăng trên CafeF, 31/7/2019)

http://cafef.vn/khong-chi-giam-thieu-thoi-gian-giao-dich-trong-tai-tro-thuong-mai-blockchain-con-co-the-cong-hien-cho-nganh-ngan-hang-nhung-dieu-gi-20190731084637875.chn

Việt Nam vừa có giao dịch ngân hàng đầu tiên sử dụng Blockchain. Còn trên thế giới, nhiều ngân hàng lớn cũng đang tích cực áp dụng công nghệ này bởi không chỉ giúp giảm thiểu thời gian giao dịch trong tài trợ thương mại, Blockchain còn đem đến cho ngành ngân hàng nhiều hơn thế.


Ngày càng có nhiều ngân hàng trên thế giới đang tích cực áp dụng công nghệ blockchain vào hàng loạt nghiệp vụ của ngành như chi trả, hệ thống thanh toán bù trừ, huy động vốn, chứng khoán, cho vay, và tài trợ thương mại,...
Các ngân hàng tích cực áp dụng công nghệ blockchain bởi nói một cách ngắn gọn và đơn giản hóa, công nghệ này cho phép các bên đối tác trong các giao dịch liên quan vốn không có lòng tin vào nhau trở nên đồng ý với nhau về trạng thái của dữ liệu giao dịch mà không cần phải có sự tham gia của một bên trung gian. Bằng cách cung cấp một sổ cái mà không bị quản lý/quản trị bởi bất kỳ ai, công nghệ blockchain có thể cung cấp các dịch vụ đặc thù nào đó – chi trả hoặc chứng khoán hóa – mà không cần phải thông qua một bên trung gian, ví dụ như ngân hàng.
Hơn thế, blockchain còn cho phép sử dụng công cụ như "hợp đồng thông minh" – một giao thức máy tính nhằm tạo thuận lợi, xác thực và buộc thực thi trên nền tảng kỹ thuật số các loại hợp đồng – là cái sẽ giúp tự động hóa tất cả các quy trình, từ tuân thủ (compliance) đến xử lý các yêu cầu chi trả, hoặc thậm chí là phân bổ thừa kế từ một di chúc thừa kế.
Đối với những giao dịch không cần đến mức độ phi tập trung hóa cao độ - nhưng vẫn được lợi từ việc phối hợp tốt hơn – thì "người anh em" của blockchain, tức "công nghệ sổ cái phân tán" (distributed ledger technology - DLT) có thể giúp các doanh nghiệp thiết lập nền quản trị và các tiêu chuẩn tốt hơn xung quanh việc hợp tác và chia sẻ dữ liệu. DLT cho phép đạt được sự đồng thuận về sao chép, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu số trên nhiều trang mạng, quốc gia, hoặc tổ chức mà không cần, không có quản trị viên trung tâm cũng như trung tâm lưu trữ dữ liệu tập trung.
Để dễ hình dùng hơn về vai trò của blockchain và DLT trong ngành tài chính, ngân hàng trên thế giới, hãy lấy ví dụ về ứng dụng blockchain và DLT vào ngành tài trợ thương mại trên thế giới.
Nghiệp vụ này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, cấp tín dụng và đảm bảo rằng nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tham gia được vào thị trường thương mại quốc tế. Tài trợ thương mại quốc tế đóng một vai trò trọng yếu trong hệ thống tài chính quốc tế, với tổng giá trị tài trợ thương mại toàn cầu hiện được ước tính vượt mức 9.000 tỷ USD. Tuy vậy, thực trạng của ngành này là nó vẫn chủ yếu hoạt động dựa trên hệ thống giấy tờ, chứng từ in/viết tay, lạc hậu, thủ công, và chi phí cao. Tín dụng thư vẫn phải được sử dụng bởi các bên như một chứng từ cam kết thanh toán.
Công nghệ blockchain, thông qua việc cho phép các công ty chứng minh được một cách an toàn và dưới dạng số hóa về xuất xứ hàng hóa, chi tiết sản phẩm và giao dịch (và tất cả các chứng từ khác), sẽ giúp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cung cấp cho nhau bằng chứng xác thực hơn về chuyện chuyên trở hàng hóa và giao hàng cũng như bảo đảm thanh toán. Và cũng như minh họa trong hình dưới đây, do được số hóa dựa trên công nghệ blockchain nên việc phát hành và chuyển tiếp các chứng từ phát sinh giữa các ngân hàng tham gia vào thanh toán qua thư tín dụng giữa người bán và mua, và cũng như giữa ngân hàng với người bán và mua, cũng trở nên nhanh chóng hơn, rút ngắn được thời gian hoàn tất một hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời nhờ đó mà giảm thiểu chi phí phát sinh trong giao dịch mua bán.
Vì sao các ngân hàng trên thế giới đua nhau ứng dụng Blockchain? - Ảnh 1.
Mô hình thanh toán qua tín dụng thư sử dụng công nghệ blockchain
Quan trọng không kém, công nghệ blockchain không chỉ giảm được thời gian và chi phí giao dịch, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro làm giả chứng từ trong tài trợ thương mại quốc tế. Các vụ việc lừa đảo làm giả chứng từ tồn kho kim loại xảy ra gây thiệt hại nhiều triệu USD cho các ngân hàng quốc tế hàng đầu như Citigroup và Standard Chartered vào năm 2014 ở Thanh Đảo, Trung Quốc, và ANZ vào năm 2016 cho thấy trình độ làm giả chứng từ của giới tội phạm quốc tế đã đạt mức "thượng thừa" mà ngay cả các tổ chức chuyên nghiệp cũng khó mà hoàn toàn tránh khỏi là nạn nhân.
Giải pháp duy nhất cho vấn nạn làm giả chứng từ là ứng dụng công nghệ. Các ngân hàng lớn trên thế giới đã hợp tác với nhau để tạo ra các hệ thống dựa trên sổ cái số hóa sử dụng công nghệ blockchain, như của Komgo SA, để theo dõi các giao dịch. Trên các hệ thống này, các ngân hàng thành viên có thể chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách tiếp cận tài trợ thương mại ngân hàng, cho phép các ngân hàng kiểm tra chéo thông tin về các ngân hàng có khả năng sẽ cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy quá trình ra quyết định đồng thời tránh được tình trạng như trước đây, ví dụ, doanh nghiệp lừa đảo sử dụng chứng từ hàng tồn kho giả bằng giấy để vay nhiều ngân hàng cùng lúc.
Đến đây, sẽ có một quan ngại là doanh nghiệp chưa sẵn sàng với các nền tảng giao dịch dựa trên công nghệ blockchain, có lẽ bởi xuất phát từ sự vẫn còn "xa cách" của công nghệ blockchain đối với người bình thường. Thực tế thì những nền tảng giao dịch chẳng hạn như Komgo nói ở trên, thành lập từ tháng 8/2018, vốn là sản phẩm của sự liên doanh giữa 15 cổ đông gồm những ngân hàng lớn trên thế giới như ABN Amro, BNP Paribas, Citi, Crédit Agricole, ING, MUFG v.v... được thiết kế để tương tác thân thiện và hữu ích với người sử dụng.
Trên nền tảng này, các doanh nghiệp được cung cấp chào giá từ các ngân hàng thành viên cho các sản phẩm tài chính như tài trợ thương mại (cho vay xuất nhập khẩu), phát hành tín dụng thư hoặc tín dụng thư dự phòng, và ngân hàng thì có thể phê duyệt ngay các sản phẩm này cho khách hàng thông qua cùng nền tảng. Thêm nữa, tất nhiên là khách có thể yêu cầu và nộp các số liệu và chứng từ điện tử cho nhau và cho ngân hàng liên quan cũng trên nền tảng này. Việc giao dịch trên nền tảng như vậy, về nguyên tắc, cũng không phức tạp và khó khăn hơn việc vay vốn trực tuyến, vốn đã trở nên rất đơn giản, dễ tiếp cận bởi đại chúng. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).