Monday 30 December 2019

Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam: Hệ quả mới, bài học cũ (Bài đăng trên TBKTSG, 27/12/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/298636/moody’s-ha-trien-vong-tin-nhiem-cua-viet-nam-he-qua-moi-bai-hoc-cu-.html

Ngày 18/12/2019, hãng  xếp hạng tín nhiệm Moody’s thông báo xác nhận giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức Ba3, nhưng đồng thời hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ mức “Ổn định” xuống mức “Tiêu cực”, kết thúc quá trình xem xét hạ hạng tín nhiệm của Việt Nam trong vòng ba tháng, được Moody’s công bố vào ngày 9/10/2019. (1)               

Như đã biết, động thái xem xét của Moody’s vào ngày 9/10/2019 được kích hoạt bởi những khiếm khuyết về thể chế, liên quan đến những khoản chi trả chậm trễ đối với một nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ Việt Nam. Với việc xác nhận của Moody’s vào ngày 18/12 như nói trên thì Việt Nam có thể tạm thời thở phào rằng việc chậm chễ trong nghĩa vụ trả nợ, dù chỉ là nợ dự phòng, đã may mắn không dẫn đến việc Việt Nam bị hạ hạng tín nhiệm như cảnh báo của Moody’s. Lý do giúp tránh được việc bị tụt hạng tín nhiệm, theo Moody’s, là do chính quyền đã chú tâm hơn đến việc thanh toán sắp tới cho mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ, dù là trực tiếp hay gián tiếp, làm giảm rủi ro tái phát sinh sự chi trả chậm chễ.

Nhìn lại mình trước

Về phía nội bộ Việt Nam, điều đáng lưu tâm là mặc dù lỗi của các bộ, cơ quan chức năng đã bộc lộ rành rành như vậy, như đã bị Thủ tướng phê bình, yêu cầu rút kinh nghiệm, kiểm điểm (2), nhưng Bộ Tài chính vẫn đưa ra những ý kiến bao biện và vô lý như Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm chỉ dựa trên sự việc riêng lẻ với nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ mà bỏ qua thành tựu toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, là "không xác đáng". Bộ này cũng cho rằng việc Moody’s cho biết tiếp tục theo dõi hồ sơ tín dụng của Việt Nam (với triển vọng “Tiêu cực”) "không tương xứng" với nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán nghĩa vụ nợ dự phòng, đảm bảo không gây tổn thất cho bên cho vay. (3) 

Với phản ứng nói trên, xem ra Bộ Tài chính muốn lái dư luận theo hướng Moody’s đã “thiên lệch” khi chỉ dựa trên “sự việc riêng lẻ” với nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, trong khi như đã được phân tích ở một bài viết trên TBKTSG trước đây, (4) dù chỉ là “sự việc riêng lẻ”, dù chỉ là “nợ dự phòng” thì với các hãng xếp hạng tín nhiệm độc lập, có uy tín trên thế giới, việc không chi trả đúng hạn vẫn bị coi là vỡ nợ, mất khả năng thanh toán và con nợ sẽ bị đánh tụt hạng tín nhiệm. Nói cách khác, mục đích chính của Bộ Tài chính xem ra chỉ là muốn làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình với tư cách là một cơ quan đầu mối trong việc quản lý nợ quốc gia vì đã để xảy ra sự việc đáng tiếc này.

Về chuyện Bộ Tài chính cho rằng việc Moody’s tiếp tục theo dõi hồ sơ tín dụng của Việt Nam với triển vọng “Tiêu cực” là “không tương xứng” với nỗ lực của Chính phủ cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán nợ dự phòng, cần nói ngay rằng bộ này phải thấy là vẫn còn may  mắn khi Moody’s chính vì đã thấy có sự cải thiện này mà “nương tay” không hạ hạng tín nhiệm của Việt Nam như dự định ban đầu, mà chỉ hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm. Nên việc nói vớt vát thế này, nếu thật sự Bộ Tài chính thấy oan ức, “không xác đáng”, chỉ cho thấy thái độ “điếc không sợ súng” của bộ này mà thôi.

Bài học

Việt Nam đã chút nữa thì học thêm được một bài học đắt giá về sự trì trệ, quan liêu, kém hiệu quả của bộ máy hành chính từ trên trung ương xuống địa phương có thể gây ra những hậu quả tai hại như thế nào.

Việc Thủ tướng yêu cầu các bộ kiểm điểm, rút kinh nghiệm tuy có giúp xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm nằm ở đâu (mà không phải là do sự “không xác đáng” của Moody’s), nhưng không thể khỏa lấp thực tế rằng sự vô trách nhiệm, kém cỏi của các bộ từ lâu nay đã và đang được thể hiện hàng ngày, hàng giờ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, với một vài ví dụ minh họa điển hình như chậm chễ trong giải ngân đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp... bất chấp đủ loại yêu cầu, thúc giục, chỉ đạo, đe dọa của các cấp đảng, chính quyền từ cấp cao nhất. 

Tuy vẫn biết rằng những sự vô trách nhiệm, kém cỏi của bộ máy hành chính, quản trị nhà nước như hiện nay sẽ còn tiếp tục mang đến cho Việt Nam nhiều bài học đắt giá khác nhưng cứ căn cứ vào những gì đang xảy ra thì xem ra cái mà người ta nhìn thấy nhiều hơn là sự bế tắc, bất lực chứ không có mấy sự khai thông, cải thiện.

Nếu trả lời câu hỏi để tránh phải “gặt hái” những bài học đắt giá thế này thì phải làm gì bằng việc nêu những giải pháp đại loại như cải cách bộ máy hành chính, tuyển dụng “nhân tài”... thì e rằng những giải pháp chung chung như vậy sẽ chẳng dẫn đến đâu như đã được xác nhận bởi thực tiễn; mọi lý do cho sự bất lực sẽ được quy về một mối là “tại cơ chế”.

Nên chi bằng hãy bắt đầu bằng việc tạo “thói quen” cho “cơ chế” biết chấp nhận và “quyết liệt” với việc cách chức, phế truất người đứng đầu mọi cấp liên đới đến vụ việc để có ai đó biết sợ mà tự biết mình phải làm gì và như thế nào, cần phối hợp với ai... để không bị mất chức.

Tiếc là việc tạo “thói quen” này cho ”cơ chế” dường như chưa bao giờ là một dự định nghiêm túc!    

----------------

(1) https://www.moodys.com/research/Moodys-confirms-Vietnams-ratings-at-Ba3-changes-outlook-to-negative--PR_414142

(2) https://vnexpress.net/kinh-doanh/thu-tuong-yeu-cau-kiem-diem-cac-bo-de-viet-nam-bi-ha-tin-nhiem-4030599.html

(3) https://vnexpress.net/kinh-doanh/moody-s-ha-trien-vong-tin-nhiem-cua-viet-nam-4029507.html

(4) https://www.thesaigontimes.vn/295480/dong-thai-cua-moody’s-voi-viet-nam-hieu-dung-de-hanh-dong-dung-.html 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).