Wednesday 21 December 2022

VinFast cần sa thải ngay những "nhà báo" này

VinFast gần đây xem ra liên tục nhận được nhiều thông tin bất lợi về sản phẩm ô tô điện của mình, đặc biệt là mấy bài báo của các cây bút người nước ngoài đăng trên báo chí nước ngoài.

Phản ứng của VinFast trước các thông tin này xem ra khá yếu ớt, một cách bất ngờ, so với khi họ phải ứng phó với các tin bất lợi của các nguồn trong nước. Mới nhất thì có một bài báo trên Vietnamnet với tiêu đề “Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?”(1).

Sau khi điểm lại những điểm yếu chí tử - được các tác giả nước ngoài vạch ra - của VinFast VF8 trên thị trường Mỹ, cụ thể là giá bán đắt so với cự ly hoạt động của nó, bài báo trên Vietnamnet đã đập lại lời phê phán về giá bán đắt này bằng một số lập luận, trước tiên với một nhận định “đanh thép” kiểu các báo chính thống trong nước hay dùng khi muốn đập lại các “thế lực thù địch” với những từ ngữ quen thuộc như “mang rất nhiều tính cảm quan và thiếu khách quan”, “một cái nhìn vô cùng phiến diện”.

Hãy xem lại từng lập luận của bài báo của Vietnamnet để thấy tính xác đáng của chúng.

1.    1. Bài báo Vietnamnet viết: “ Đầu tiên, đúng là việc Vinfast tung ra phiên bản “đô thị” mới chưa từng công bố trước đây là một việc làm có thể khiến khách hàng không vui; song điều này cũng ghi nhận hãng xe Việt đã nỗ lực giảm giá tới 6.000 USD cho người tiêu dùng mua sản phẩm. Đây là một ưu đãi không hề nhỏ của nhà sản xuất mới như Vinfast.”

 

Bình luận: Không lẽ tác giả bài báo Vietnamnet không nghĩ rằng giá bán VF8 hoàn toàn có thể bị “nống” lên rồi sau đó được hạ đi (hạ 6.000 USD) để ra vẻ là một “ưu đãi”? Ưu đãi gì mà sau khi ưu đãi rồi vẫn còn cao hơn đáng kể sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường Mỹ?

 

2.     2. Bài báo Vietnamnet viết: “Ngoài ra, việc so sánh giá xe trên số dặm/km cũng là không tối ưu, bởi nó chưa đủ khi những chính sách trợ giá, ưu đãi, hậu mãi, bảo hiểm, đổi trả, cơ sở hạ tầng phục vụ,... vẫn chưa được công khai. Tại Việt Nam, Vinfast nổi tiếng bởi những chính sách gây "sốc" thị trường, giúp người tiêu dùng tiếp cận mua ô tô với giá cực hời, thì việc sớm kết luận giá đắt như Dot.LA nhận định là còn quá sớm.”

 

Bình luận: Tác giả bài báo Vietnamnet phê phán việc so sánh giá xe trên số dặm/km với lý do chưa tính đến những chính sách trợ giá, ưu đãi, hậu mãi... Vậy tác giả này có xem xét và khẳng định chắc chắn rằng giá bán sản phẩm các hãng khác cùng phân khúc cũng đã gồm hết các chính sách ưu đãi này chưa? Tác giả muốn người ta so sánh kiểu táo phải so với táo chứ không phải so với lê thì cũng phải tự mình so sánh kiểu đó để chứng minh rằng sau khi tính đến các chính sách ưu đãi thì VF8 vẫn... rẻ hơn.

Nếu tác giả lấy lý do “rất khách quan” rằng các chính sách ưu đãi chưa được công khai để không làm so sánh kiểu này thì kiểu phản luận này của tác giả chỉ là kiểu hay được đồng chí AQ dùng mà thôi.

 

3.     3. Bài báo của Vietnamnet viết: “Tiếp theo, điều mà Dot.LA đã cố tình không nhắc đến trong bài viết của mình, chính là chính sách thuê pin vô cùng độc đáo của Vinfast mà hiện nay chưa có nhà sản xuất ô tô điện nào tại Mỹ áp dụng.

Đối với các khách hàng mua xe không bao gồm pin, sản phẩm chỉ có giá là 42.200 USD. Trong khi đó, phí thuê pin hàng tháng ước tính 169 USD, tương đương với khoảng hơn 2.000 USD/năm (50 triệu VNĐ/năm). Có thể coi là khá mềm trên thị trường và sẽ tiết kiệm hơn cho khách hàng nếu không có quá nhiều nhu cầu di chuyển.”

 

Bình luận: Chính sách thuê pin của VinFast có thể đúng là “vô cùng độc đáo” trên thị trường Mỹ - đơn giản vì chưa có hãng nào áp dụng – nhưng sự vô cùng độc đáo này có làm cho VF8 có giá bán hấp dẫn hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc không thì lại không được tác giả chỉ ra.

Tác giả nêu rằng chi phí thuê pin khoảng hơn 2.000 USD/năm và tự kết luận (hay VinFast kết luận?) rằng “khá mềm trên thị trường”. Xin hỏi tác giả là nếu đã “vô cùng độc đáo” ở cái nghĩa là không có hãng nào có chính sách cho thuê pin như vậy thì tác giả dựa vào đâu để so sánh và kết luận rằng giá thuê này là “khá mềm”?

Tác giả nói (hay VinFast nói?) rằng (việc thuê pin) “sẽ tiết kiệm hơn cho khách hàng nếu không có quá nhiều nhu cầu di chuyển” vừa thiếu thuyết phục – vì không nêu được “tiết kiệm” như thế nào – vừa vi phạm nguyên tắc so sánh táo với táo bởi chỉ đem so sánh VF8 với sản phẩm khác cùng phân khúc trong nhánh thị trường hẹp dành cho khách hàng “không có quá nhiều nhu cầu di chuyển”.  

4.     Bài báo của Vietnamnet viết: “Cuối cùng, về vấn đề giá bán, Vinfast hiện nay chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất xe hơi tại Hải Phòng, trong khi đơn hàng đang liên tục tới tấp không chỉ từ thị trường Mỹ mà cả thị trường trong nước lẫn khu vực. Việc phải vận chuyển và xuất khẩu sang Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương khiến cho một chiếc VF8 hiện nay đến tay người tiêu dùng ở xứ sở cờ hoa phải gánh nhiều chi phí từ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển, bảo trì bến cảng,...

Do đó, nếu trong tương lai gần, sau khi nhà máy sản xuất Vinfast đi vào hoạt động tại Bắc Carolina dự kiến vào năm 2024 tới đây, chắc chắn giá xe điện từ hãng ô tô Việt Nam được chào bán tại Mỹ sẽ có sự giảm đi đáng kể, phù hợp hơn nữa với đại đa số khách hàng.”


Bình luận: Đó là chuyện tương lai, và rất hy vọng là VinFast làm được, làm đúng những điều mà tác giả kỳ vọng, mong muốn ở họ. Nhưng chỉ biết trước mắt, tại thời điểm hiện tại thì sự thực khó nói khác đi được là, với “việc phải vận chuyển và xuất khẩu sang Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương...” làm cho VF8 có giá bán không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng phân khúc phải không? Nếu đúng thì đây chính là ý muốn nói của các tác giả nước ngoài mà tác giả bài viết của Vietnamnet muốn đập lại đó thôi, đập cái gì nữa?

Tóm lại, nếu VinFast trả tiền thuê người của Vietnamnet viết bài này thì nên hoặc là đòi lại tiền vì hiệu quả công việc là âm, hoặc là cạch mặt nhà báo này ra cho các “hợp đồng tuyên truyền” lần sau, nếu có.

Nếu sự thật không phải vậy, mà chỉ là nhà báo này của Vietnamnet “thấy sự bất bình chẳng tha” thì anh/chị này cần phải đi học một lớp trung/cao cấp lý luận chính trị để có thêm “vũ khí biện chứng” sắc bén hơn trước khi viết các bài tương tự, bằng không thì đã tự hại chết VinFast đó rồi nghen. Nếu đã trót học rồi thì nên chuyển nghề sang làm đại lý bán ô tô của VinFast vì khẩu khí rất thích hợp với việc bán hàng dạo.

-----

 (1)    https://vietnamnet.vn/the-kho-cua-vinfast-vf8-tai-my-phai-chang-gia-qua-cao-2092779.html

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).