Thursday 31 October 2013

Việt Nam và Vinashin

Đọc cái tin xóa bỏ "mô hình thí điểm" Vinashin này mới thấy tội nghiệp và cay đắng cho dân ta, vì ta cũng đã và đang bị biến thành chuột bạch cho các thí nghiệm các kiểu vài chục năm nay, để rồi bao xương máu, nước mắt đã phải đổ ra và tiền của đội nón ra đi để hiện thực hóa những suy nghĩ điên khùng của một bộ phận người đã và đang nắm vận mệnh đất nước và dân tộc.

Vinashin đã phải trả giá cho lỗi lầm của mình, trả giá hộ cho lỗi lầm của những kẻ khai sinh ra nó, còn dân Việt Nam đang và sẽ phải è cổ, bóp mồm, thắt đít trả giá hộ cho tất cả những lỗi lầm này, trong không chỉ một mà vài thế hệ, điều mà nhiều người giờ mới ngã ngửa ra khi được biết.

Chưa hết, dân Việt Nam vẫn đã và đang phải trả giá cho một "mô hình thí điểm" mà về quy mô thì lớn gấp ngàn lần Vinashin, đó là mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà theo đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kính yêu và thông thái thành thật tâm sự và chia sẻ: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Đến đồng chí Trọng mà còn chưa biết thì ai biết đây? Thông thái gần bằng và nhìn xa hơn như tớ mà cũng chỉ lờ mờ cảm nhận rằng tương lai và tiền đồ của (công cuộc xây dựng) CNXH ở Việt Nam cũng mù mờ và sóng gió như, để rồi có kết cục giống của Vinashin hôm nay.

Vinashin đã đổ vỡ rồi, mô hình của nó đã phải bị xóa bỏ rồi (lời của báo Nhân dân nhé), liệu có hy vọng gì cho một khả năng tương tự như thế với mô hình CNXH mà ta đang nhắm mắt lao tới không? Và bao giờ đây? Sao các đồng chí chưa (hoặc cố tình không) tỉnh ngộ, rút kinh nghiệm từ Vinashin và thôi mang cái nước Việt khốn khổ này ra làm thí nghiệm nữa đi cho con dân được nhờ?


6 comments:

  1. Bác chửi hơi quá, nhưng không sai tí nào! Chúng ta đang duy lý trong quá trình thực hiện lên CNXH (trước đây bác cũng hay đá xéo rồi). Phương tây có một câu nói: "nếu bạn không biết nơi bạn đến thì làm sao bạn tới đó được", vậy CNXH là ở đâu vậy? Chẳng ai biết đâu bác à! Kết cục, ai cũng đoán được mà. Vấn đề thực tế ở chỗ người ta dựa vào đấy để chế ra công ty này, tập đoàn kia chung quy để kiếm chác thôi, mấy vị lãnh đạo tập đoàn cần quách gì đến XHCN, miễn sao túi mình đầy là được.

    Biết rằng VN ta, tồn tại đầy rẫy những vấn đề bức xúc, ai cũng muốn chửi, nhưng không lẽ rốt cuộc mình thành thằng Chí Phèo à!

    Chúc bác sức khỏe!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ quên không viết rằng sao các đồng chí lãnh tụ/lãnh đạo thích thí nghiệm với thí điểm ở VN thế không biết, và đang định trả lời luôn cho nhanh thì đồng chí trả lời mất rồi, thế mới bực, hehe!

      Delete
  2. Bác Trọng già rồi nên hơi bị lú, lại vừa bị mấy quả đắng xong nên tâm thần cũng bất an nên mới lỡ miệng như thế, chứ thực ra trong tư duy bình thường của bác, với Hiến pháp chuẩn bị thông qua, đã vạch ra đích đến rõ ràng, lại thêm từ năm 2020 nước ta thành nước công nghiệp hiện đại, hùng mạnh, thì kẻ thù nào ta chẳng đánh thắng, trở ngại nào ta chẳng vượt qua. Chắc chắn không đến hết thế kỷ đâu, chỉ nửa thế kỷ thôi là chúng ta có XHCN rồi.

    Bác xem tôi đã từng được chỉ đạo để cụ thể hóa ý đồ của bác Trọng như sau:
    Các đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 và X năm 2006 đã bổ sung, hoàn thiện nhiều quan điểm về CNH, HĐH, hoàn chỉnh đường lối CNH, HĐH và định hướng chiến lược CNH, HĐH trong giai đoạn đến năm 2010, đồng thời tái khẳng định phấn đấu “để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy, có thể xem thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước kéo dài 25 năm (1996-2020) với những thành tựu to lớn vượt dự kiến của các Đại hội Đảng VIII-X là giai đoạn hoàn thành thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; đồng thời giai đoạn 25 năm tiếp theo (2021-2045) là giai đoạn đất nước chuyển sang xây dựng CNXH, để đến năm 2045 cơ bản trở thành một nước XHCN.

    Xem bản gốc ở phần chú thích của bài này:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/04/ban-ve-tiet-kiem-cua-dan-cu-va-thu-du_28.html
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/05/mot-tiep-can-nghien-cuu-chat-luong-tang_5777.html

    Đấy là những kỷ niệm đẹp của một thời ăn cơm chúa múa cho chúa xem.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thế mà anh cứ bảo tôi là không được phủ định tính cần thiết của công tác nghiên cứu dự báo ở Việt Nam nhé!!!!

      Delete
  3. Ôi xem các cụ vẽ ra các mục tiêu, với cả định hướng, còn XHCN là cái gì đố ai biết được, bác Mai đừng hù em nhá, em sợ lắm!

    ReplyDelete
  4. Ở ta hay làm các công trình để hoàn thành đúng dịp trọng đại, đến ngày đó là phải xong, còn chúng thế nào thì mặc kệ.

    CNXH sẽ hoàn thành vào năm 2045 đúng ngày kỷ niệm 100 năm thành lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á (1945-2045), khi đó ta có cái gì thì cái đó chính là CNXH. Từ sau đó là bắt đầu sự nghiệp vĩ đại hơn gấp trăm lần: đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Tiếc là các bác chưa chọn năm hoàn thành chủ nghĩa cộng sản để tiện đây báo cho các bác biết luôn (hoặc đã chọn nhưng ở tầm mình thì mình không được biết).

    Hy vọng các bác đừng sợ, càng đi nhanh càng nhanh sụp đổ, sụp lại thì lại bắt đầu từ xây dựng CN Tư Bản. Các cụ nói dục tốc bất đạt mà.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).