Sunday 19 July 2015

Soi trách nhiệm từ vụ Giang Kim Đạt (Bài không được báo đăng vì sợ)

Vụ Giang Kim Đạt nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin) với cáo buộc chiếm đoạt gần 19 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài đã làm bộc lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, không chỉ về trách nhiệm quản lý vốn nhà nước của các cơ quan hữu trách mà còn cả về sự vô hiệu của cơ chế và bộ máy phòng chống tham nhũng cực kỳ hùng hậu nhưng thực ra lại “hữu danh vô thực” ở Việt Nam.
Về trách nhiệm quản lý vốn nhà nước, mà cụ thể là ở cái “thây ma” Vinashin, đã có quá nhiều chuyện để nói, để phê phán, và vụ Giang Kim Đạt chỉ là hé cho công luận biết thêm một chút nữa về những chuyện kinh khủng trong bóng tối chưa được biết về Vinashin và những doanh nghiệp nhà (DNNN) nước tương tự như nó. Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải ở đâu, làm gì mà để nhưng con sâu từ rất nhỏ như Giang Kim Đạt đến những con sâu cỡ bự hơn thi nhau gậm nhấm tài sản công như vậy? Tại sao không một ai trong số đương sự tại những cơ quan quản lý và giám sát nhà nước này bị hề hấn gì sau bao nhiêu vụ tham ô, tham nhũng khổng lồ được phanh phui ra ánh sáng? Họ không thể vô can vì nhà nước đã giao trách nhiệm cho họ là đại diện chủ sở hữu nhà nước điều hành và giám sát các DNNN này.
Thử lật lại vấn đề, giả sử nếu Vinashin nằm trong tay một ông chủ tư nhân nào đó, liệu những chuyện tầy đình này có (được phép) xảy ra? Của đau con xót, nên chắc chắn câu trả lời sẽ là “Không!”. Không một ông chủ tư nhân nào lại phó thác tiền của của mình cho một bộ máy quản lý tham nhũng từ trên xuống dưới để rồi tiền của mình thi nhau đội nón ra đi, và doanh nghiệp rơi vào tình trạng “làm ít phá nhiều” như vậy cả. Nên nói gì thì nói, vụ Giang Kim Đạt và những vụ việc tương tự “bị lộ” sau này càng gióng thêm một tiếng chuông nguyện cho sứ mệnh và vai trò của các DNNN. Đã đến lúc, tuy đã muộn, phải mạnh dạn xóa bỏ càng nhiều DNNN càng tốt, cũng như từ bỏ mô hình phát triển dựa trên những “quả đấm” DNNN đã tỏ ra cực kỳ nguy hại trên thực tế.
Về trách nhiệm của bộ máy phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng tương tự như trách nhiệm phải được quy rạch ròi cho các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính và Giao thông vận tải, các cơ quan phòng chống tham nhũng cũng phải chịu trách nhiệm khi đã để hàng loạt vụ việc tham nhũng xảy ra ngay trước mũi họ. Bộ máy phòng chống tham nhũng không chỉ có các cơ quan thanh tra, phòng chống ở cấp cơ sở và địa phương, ngay trong doanh nghiệp, mà còn ở cấp trung ương, không chỉ thuộc trong biên chế phía nhà nước mà còn trong biên chế của hệ thống song trùng là đảng, với đủ loại ban bệ và bộ máy tiêu tốn vô số tiền thuế của dân. Vậy mà họ đã làm được gì?
Những vụ việc tham nhũng bị lôi ra ánh sáng chỉ là một con số quá nhỏ nhoi. Quan trọng hơn, mọi việc chỉ được biết đến khi đã quá muộn, thiệt hại đã phát sinh quá lớn đến mức có cố tình nhắm mắt bịt tai cũng vẫn phải thấy. Và rồi sự “quyết liệ vào cuộc của cả hệ thống chính trị” để xử lý các vụ tham nhũng bị lộ này chỉ như là một hành động để chứng tỏ bộ máy phòng chống tham nhũng vẫn còn đang tồn tại và đang làm việc.
Vậy thì giải pháp để phòng chống tham nhũng một cách có hiệu quả không phải là tiếp tục rót tiền thuế của dân nghèo vốn đang bị khai thác triệt để bởi đủ loại thuế phí để nuôi bộ máy phòng chống tham nhũng tiếp tục ngày càng phình to để ngõ hầu mong chúng một ngày nào đó phát huy được tác dụng. Thay vào đó, nếu thu hẹp tối đa được quy mô và số lượng các DNNN thì tự khắc cơ hội tham nhũng trong hệ thống DNNN sẽ bị giảm mạnh. Song song đó là việc trừng phạt các quan chức trong bộ máy phòng chống tham nhũng nếu họ không làm tốt được chức năng và nhiệm vụ của mình, chứ không phải là “cho qua” một cách đơn giản như hiện nay.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).