Tuesday 14 February 2023

Đào tận gốc, trốc tận rễ!

Cổ phiếu của FLC mới bị hủy niêm yết từ ngày 20/2. Nguyên nhân theo thông cáo của HoSE là do FLC đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác. Cũng theo công bố, việc hủy niêm yết này là nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

FLC đã nhanh chóng phản hồi thông cáo trên. Theo đó, trong thời gian gần đây, FLC và các đơn vị thành viên phải đối mặt nhiều nguy cơ và khó khăn trong quá trình hoạt động, do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, cũng như những vấn đề phát sinh liên quan việc một số cựu lãnh đạo bị tạm giam để điều tra. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc này là trong thời gian dài, tập đoàn không thể tìm kiếm được công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính.

Cũng theo phản hồi của FLC, nhận thức lý do bị hủy niêm yết nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và là việc bất khả kháng, không thể khắc phục được trong thời gian ngắn, FLC kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc hủy niêm yết cổ phiếu, trong đó cần đặc biệt xem xét đến các lý do khách quan cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin như đã giải trình. FLC cam kết sẽ nỗ lực để xúc tiến các lộ trình công bố thông tin theo quy định để có thể bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông và góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Với tư cách là quan sát viên, chỉ nắm thông tin lào phào qua mạng, tớ thấy rằng FLC phản hồi như trên hay thế nữa thì chắc số phận đã an bài. Bởi xem ra có nhiều người muốn nó chết thẳng cẳng luôn, vì những lý do này kia, trong đó có có cả sự thù ghét, muốn tận diệt.

Chứ còn những lý do như HoSE công bố thì đâu có nhằm nhò gì, nếu cứ... noi tấm gương sáng của thằng nghịch tử là Vietnam Airlines (VNA) nói riêng và nhiều doanh nghiệp nhà nước nói chung.

Này nhé, về chuyện “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin”, đành rằng là có cái quy định về nghĩa vụ thông tin và nó đã bị FLC vi phạm. Nhưng như giải trình của FLC, đó cũng là do “bất khả kháng”, “khách quan”.

Nếu có ai đó cười nhạo cái lý do này, bảo rằng luật không có quy định nào chấp nhận cái lý do vớ vẩn này thì cần nhớ lại nhiều lần trong các năm qua và mới nhất gần đây, VNA, tuy đã thỏa mãn cả 3 quy định hủy niêm yết, gồm 3 năm lỗ liên tiếp, tổng lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp, và vốn chủ sở hữu là âm (nặng) trong báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất, nhưng VNA cũng chỉ bị HoSE liên tục “lưu ý” về khả năng hủy niêm yết, chứ HoSE vẫn “quyết liệt” không chịu hủy niêm yết VNA như đã nhanh chóng và thẳng tay thực hiện với FLC.

Sao lại có cái thói đối xử bất công, nhất bên trọng, nhất bên khinh như vậy? Nếu ai đó dẫn lại lời của VNA biện hộ cho lý do không hủy niêm yết của VNA rằng nó là trường hợp đặc biệt, rằng sự thua lỗ triền miên đến âm nặng cả vốn chủ sở hữu là “do khách quan”, “bất khả kháng”, cổ phiếu của hãng tốt, đang có khả năng phát triển v.v... thì hãy nhìn lại và so sánh với sự quyết tận diệt với FLC, dù lỗi của FLC theo công bố cũng là “do khách quan”, “bất khả kháng”, và FLC cũng cam kết nỗ lực với khắc phục này kia.

Còn với lý do để bảo vệ nhà đầu tư nên phải hủy niêm yết của FLC, thì cũng phải soi lại thằng nghịch tử VNA. Bởi VNA thua lỗ triền miên và âm vốn chủ sở hữu, bất chấp nó tuyên bố láo rằng cổ phiếu của nó là tốt, luôn hứa hẹn rằng đang nỗ lực đưa ra các giải pháp, đang có khả năng phát triển v.v... Nói cách khác, với con bệnh kinh niên, vô phương cứu chữa (trừ khi nhà nước tiếp tục dốc thêm tiền của cho nó trong thời gian... không xác định, kiểu Vinashin), việc hủy niêm yết sớm ngay từ lúc VNA thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện hủy niêm yết trong những quý/năm trước cũng là để kịp thời bảo vệ nhà đầu tư. Nhưng HoSE đã không làm vậy, đã nhân từ một cách rất... định hướng xã hội chủ nghĩa với VNA.         

Thật quả là mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác!

FLC thử lấy trường hợp của VNA để kháng nghị, kiện HoSE xem sao. Nếu không muốn làm, không làm được hoặc có làm nhưng không kết quả gì thì thôi đành tự khóc với nhau rằng mình thấp cổ bé họng, số đã tận. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).