Thursday, 16 February 2023

Sốt bất động sản: Mê muội, bảo thủ, ngụy biện và chóng quên

Một chu kỳ khủng hoảng mới về bất động sản, từ giai đoạn trầm lắng rồi trở nên sốt hầm hập và sau đó lại nguội nhanh chóng, thậm chí đang đóng  băng ở nhiều nơi, nhiều phân khúc đang sắp hoàn tất ở Việt Nam.

Điều đọng lại từ sau chu kỳ này là người ta đã quá nhanh chóng quên các bài học từ các chu kỳ khủng hoảng trước, cách không quá xa hiện tại.

Còn nhớ, hồi nửa đầu năm 2021, bất động sản đã bắt đầu sốt được một thời gian, tớ đã cảnh báo cơn sốt bất động sản mới và chỉ ra nguyên nhân của nó là do tiền (từ ngân hàng) nhiều, rẻ và dễ chảy vào bất động sản, như trong bài này, viết ngày 2/4/2021: https://cafef.vn/sot-dat-chung-quy-chi-tai-tien-nhieu-20210402094327019.chn

Mặt khác, trong bài viết hôm 6/4/2021, https://cafef.vn/loi-canh-bao-ve-lai-suat-tu-singapore-trong-con-sot-bat-dong-san-20210406142433503.chn, tớ mượn chuyện của Singapore để cảnh báo viễn cảnh cận kề về chuyện lãi suất sẽ phải tăng lên ở Việt Nam làm cho nhà đầu tư/đầu cơ, và người mua bất động sản với mục đích để ở sẽ bị “ngộp lãi”. Mà từ chuyện ngộp lãi này đến chuyện bục bong bóng bất động sản sẽ chẳng cách xa là bao.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn khăng khăng rằng tín dụng ngân hàng vào bất động sản không tăng đột biến, và trước kỳ vọng tăng lãi suất này nó vẫn khẳng định hướng điều hành lãi suất thời gian tới sẽ “tạo sự ổn định” đối với cả lãi suất huy động và cho vay, mà có thể được diễn giải ra là NHNN sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục như hiện nay trong một thời gian bất định nữa. Từ đây tớ kết luận rằng cơn sốt này sẽ tiếp tục leo thang, lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác và sẽ còn kéo dài (cho đến chừng nào NHNN đảo ngược lập trường chính sách và tăng lãi suất điều hành lên), như trong bài viết của tớ ngày 20/4/2021: https://vir.com.vn/charting-course-of-land-price-frenzy-83775.html  .

Phụ họa cùng NHNN lúc đó, nhiều chuyên gia, điển hình là đồng chí TS. Lê Xuân Nghĩa, hay TS Cấn Văn Lực, cùng nhiều quan chức ngân hàng thương mại như đồng chí gì đó quên mất tên hồi đó đang là Chủ tịch của Vietcombank lên tiếng phát biểu phản bác chuyện đang có sốt đất và chuyện tín dụng bất động sản là nguyên nhân gây sốt, như được tớ tóm tắt trong bài viết ngày 2/5/2021 của (https://cafef.vn/tin-dung-vao-bat-dong-san-va-chung-khoan-thuc-su-khong-dang-lo-20210502161057288.chn ).

Theo đó, các đồng chí này cho rằng tiền ngân hàng chảy vào bất động sản là không quá nhiều, thực sự không đáng lo, nên không cần siết tín dụng vào bất động sản. Thậm chí, đồng chí Nghĩa lại còn lớn giọng dạy dỗ tớ rằng “chớ vội lo thay cho các ngân hàng về rủi ro cho vay bất động sản và chứng khoán” (hình như phát biểu này của đồng chí Nghĩa trên báo đã bị gỡ bỏ). Ngứa mắt với sự ngụy biện này nên tớ viết bài này (ngày 20/4/2021) để lần lượt chỉ ra cái sai của các đồng chí này và nhấn mạnh lại một lần nữa sẽ rất là sai lầm nếu cứ tiếp tục “an tâm” và “yên lòng” trước thực tế là tín dụng ngân hàng đang chảy nhanh và mạnh vào bất động sản.

Rồi sự việc sau đó đã xảy ra đúng như những gì tớ cảnh báo, từ chuyện NHNN tăng lãi suất (dù trước đó rất quyết liệt với bình ổn lãi suất), đến chuyện ngân hàng thương mại buộc phải siết lại cho vay bất động sản, chuyện người vay bất động sản gồng lãi, rồi chuyện bất động sản đóng băng dù giá rơi thảm...

Chung quy chỉ tại vì sự mê muội, bảo thủ, ngụy biện và chóng quên của nhiều người có liên quan, từ người mua, doanh nghiệp, NHNN, ngân hàng thương mại và nhất là các chuyên gia... đểu nên mới xảy đến nông nỗi này. Thôi hãy đành tự an ủi rằng NHNN sẽ sớm muộn phải nới lỏng tiền tệ để cứu bất động sản, và rồi một chu kỳ sốt và khủng hoảng bất động sản mới sẽ sớm hình thành sau độ dăm năm nữa.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).