Bài trước đang nói đến yếu tố văn hóa mà dường như theo ông Dũng là có sự tương đồng giữa Việt Nam và Singapore, dù ông không trực tiếp chỉ ra cụ thể sự tương đồng này là như thế nào, ngoài nêu chung chung rằng Việt Nam và Singapore đều nằm ở Đông Nam Á nhưng nền tảng văn hóa lại gần với Đông Bắc Á.
Hỏi cụ thể với Tiến sĩ ChatGPT về sự tương đồng văn hóa giữa
Singapore và các nước Đông Á thì được trả lời như sau (tóm tắt): Singapore có một
nền văn hóa đa dạng và độc đáo, bị ảnh hưởng bởi lịch sử là thuộc địa của Anh,
bởi vị trí nằm giữa Đông Nam Á và bởi dòng người nhập cư từ Trung Quốc,
Malaysia, Ấn Độ và phương Tây.
Trong khi có một
số tương đồng với các nước Đông Á như xã hộ có tôn ti trật tự (kẻ dưới nể sợ kẻ
trên), chủ nghĩa tập thể, và chú trọng vào giáo dục, nền văn hóa của Singapore
có những điểm khác biệt riêng, ví dụ đa ngôn ngữ, ẩm thực, đặc biệt coi trọng sạch
sẽ và trật tự thể hiện qua các nơi công cộng xanh, sạch đẹp.
Hỏi tiếp về sự
tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Singapore, thì ngoài những tương đồng
trên còn có thêm coi trọng giá trị gia đình và tôn giáo đa dạng. 2 nước khác biệt
lớn về lịch sử, ngôn ngữ và hệ thống chính trị.
Như vậy có thể thấy
thực ra thì sự tương đồng và khác biệt này giữa Singapore và Việt Nam nói riêng
và các nước Đông Á khác cũng na ná như khi so sánh các nước này với nhiều nước
khác trên thế giới, chẳng nói lên được điều gì.
Nói cách khác, yếu
tố văn hóa khá nhạt nhòa như là một trong các yếu tố quyết định một nước như
Singapore hoặc Việt Nam có nên đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển như
các nước Đông Á khác không.
Điều đáng nói là
từ sự so sánh văn hóa này mà ông Dũng nhảy một phát sang kết luận rằng: “Việt
Nam, quả thực cũng đã có những bước cải cách khá mạnh theo mô hình này [Ngọc: tức
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển], dù không hình thành khuôn khổ lý thuyết,
chúng ta phát triển thị trường nhưng vai trò quản lý của Nhà nước rất được coi trọng”.
Không hiểu ông lấy ở đâu ra chi tiết rằng “vai trò quản lý của Nhà nước rất được
coi trọng” ở các nước Đông Á nói chung, Singapore nói riêng để suy ra rằng Việt
Nam cũng giống các nước này, cũng rất coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước?
Câu hỏi trên là để
vạch ra sự thiếu logic trong lập luận của ông Dũng. Tuy nhiên, về ngữ nghĩa, Việt
Nam hay bất kể nước nào cũng thế thôi, phải coi trọng vai trò quản lý của Nhà
nước chứ? Nếu không thì thành ra nước loạn 12 Sứ quân à? Nói cách khác, coi trọng
vai trò quản lý của Nhà nước là điều mặc định và là cơ sở để tồn tại của bất cứ
nhà nước chính danh nào, chứ tuyệt nhiên không phải là sản phẩm hay đích hướng
đến của bất cứ mô hình nhà nước nào. Để dễ hiểu hơn, thử hỏi ngược lại, chẳng
nhẽ những nước được cho là không theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển như
phương Tây và Bắc Âu lại không coi trọng vai trò quản lý của nhà nước, lại là
những nước mà nhà nước/chính phủ không có vai trò đáng kể gì trong phát triển
kinh tế, và nếu như vậy dân chúng lại để yên cho họ quản lý mình?
Nói dài dòng,
vòng vòng vậy để chốt lại một ý rất quan trọng ở đây là ông Dũng dường như đã
nhầm lẫn, đánh đồng vai trò/sự quản lý nói chung của nhà nước với những hành động
đặc thù, cụ thể hơn của nhà nước mà ông nêu ở các phần sau như trực tiếp tham gia,
đầu tư của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước
(cho các tập đoàn như Vinfast). Đây mới là điều nguy hiểm nếu chính thể này
nghe theo và cố gắng thực hiện (lại) những kiến nghị kiểu này. Vấn đề này sẽ được
nói tiếp ở bài 3.
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment