Friday 10 February 2023

Bàn về lời khuyên của các chuyên gia (1)

Báo chí hôm trước đăng bài phỏng vấn TS. Nguyễn Sĩ Dũng và giật tít một cách rất... giật mình: “TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu không có các tập đoàn thành công, thì Việt Nam nhìn vào đâu để ‘hoá rồng’?”

(https://cafef.vn/ts-nguyen-si-dung-neu-khong-co-cac-tap-doan-thanh-cong-thi-viet-nam-nhin-vao-dau-de-hoa-rong-20230210084343195.chn )

Bài phỏng vấn trên có mấy vấn đề trong lập luận của ông Dũng mà nếu cứ thế nhắm mắt theo đuổi, triển khai thì sẽ là nguy cơ lớn cho kinh tế, xã hội.

Vấn đề thứ nhất, ông Dũng cho rằng Singapore lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mà theo ông là tương phản với mô hình kiểu phương Tây hay mô hình nhà nước phúc lợi xã hội Bắc Âu. Ông thêm rằng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mà ông cho rằng “có vẻ là phù hợp với văn hóa Singapore” là mô hình nhà nước dẫn dắt phát triển kinh tế chứ không phải mô hình tạo ra thị trường tự do như các nước phương Tây.  

Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là gì? Đến đây tớ thấy ChatGPT cực kỳ hữu ích để trả lời câu hỏi này và các vấn đề liên quan. Theo ChatGPT (các đồng chí nên chat bằng tiếng Anh thì nội dung sẽ tốt hơn; phần nội dung liên quan trong bài này là tớ dịch ngược lại từ các đoạn chat bằng tiếng Anh), nhà nước kiểu này là nhà nước tích cực khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa thông qua nhiều chính sách và sáng kiến dẫn dắt bởi nhà nước.   

Nhà nước kiến tạo phát triển được biết đến với vai trò can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế. Đó có thể là sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước trong các ngành chủ chốt, thiết lập các doanh nghiệp nhà nước, cung cấp các khoản trợ cấp/bao cấp, và các dạng hỗ trợ khác cho doanh nghiệp tư nhân, và thực thi các chính sách và quy chế nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Mô hình này thường được gắn cho các nước Đông Á như Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan. Tuy nhiên, khái niệm này không chỉ giới hạn ở Đông Á mà còn được ứng dụng ở các nước và khu vực khác như Brazil và Ấn Độ.

Hỏi tiếp ChatGPT rằng Chính phủ Singapore có phải là một chính phủ kiến tạo phát triển không, nó trả lời là về mặt chính sách kinh tế thì Chính phủ Singapore thường được gọi là chính phủ kiến tạo bởi đóng vai trò trung tâm trong khuyến khích và định hướng phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ChatGPT còn thêm một số chi tiết mà tớ tóm tắt, hiểu thành: Sự thành công của (Chính phủ) Singapore về mặt kinh tế không chỉ là do Chính phủ đóng vai trò tích cực trong khuyến khích phát triển kinh tế chung chung theo định nghĩa, mà còn do sự tập trung vào khuyến khích cạnh tranh và đổi mới, và đây mới là vai trò chính được nhìn nhận của Chính phủ trong sự thành công về kinh tế của Singapore.

Cuối cùng, ChatGPT kết luận rằng (Chính phủ, Nhà nước) Singapore KHÔNG PHẢI là một nhà nước kiến tạo phát triển về mặt kỹ thuật theo định nghĩa, nhưng vẫn thường được gọi là như vậy bởi vai trò tích cực của nó trong khuyến khích phát triển kinh tế và CẠNH TRANH.

Trở lại với phát biểu của ông Dũng. Nếu ông cho rằng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là sản phẩm của (riêng) một số nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á (và tương phản với phương Tây và Bắc Âu) thì là không chính xác. Bởi nói chung chẳng chính phủ nào lại không muốn phát triển kinh tế, vì đó là vai trò mặc định của nhà nước, của chính phủ. Như ChatGPT cũng đã nói, mô hình này còn được áp dụng ở nhiều nước... xa lắc xa lơ như Brazil hay ngay trong khu vực châu Á là Ấn Độ đó thôi?

Điều khác biệt là chính phủ dùng công cụ gì và như thế nào để phát triển kinh tế, và điều này sẽ quyết định sự thành công của chính phủ, của quốc gia. Như ChatGPT đã chỉ ra, sự thành công của Chính phủ Singapore, mặc dù không được coi hoàn toàn là chính phủ kiến tạo phát triển như ông Dũng nói, là nằm ở sự tích cực khuyến khích phát triển kinh tế và cạnh tranh, đổi mới.

Cũng nên nhớ rằng, dù cũng được ông Dũng cho là cùng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển nhưng các nước Đông (Bắc, Nam) Á hiện nay đều về cơ bản không còn doanh nghiệp nhà nước, nên bản thân cái khái niệm/mô hình nhà nước kiến tạo cũng đã biến đổi theo thời gian và việc áp dụng nó (hay không) cũng chỉ còn mang tính hình thức, chẳng quyết định được điều gì, và cuối cùng “ăn nhau” vẫn là ở chuyện chính phủ đã và đang sử dụng công cụ gì và như thế nào.

Và trong chuyện này thì yếu tố văn hóa mà ông Dũng nói đến như một khác biệt quyết định sự thành công của các chính phủ, các nền kinh tế, gồm, ví dụ, văn hóa chính trị, văn hóa quản trị, văn hóa tương tác v.v... không có đóng vai trò mang tính quyết định nào cả. Suy cho cùng, văn hóa nào mà chẳng do thể chế, chính quyền nhào nặn, tạo lập? Với nước đa sắc tộc như Singapore thì cái gọi là văn hóa (Singapore) là cái gì, của dân tộc nào, nếu không phải là một thứ văn hóa pha trộn được chế tài bởi luật lệ, quản lý bởi nhà nước? Hình như ở Việt Nam cũng có câu chính quyền/thể chế nào thì dân như thế đó thôi?

Cũng từ khái niệm mà ChatGPT cung cấp có thể thấy ông Dũng cũng sai khi nói mô hình nhà nước kiến tạo phát triển nói chung, và kiểu “phù hợp với văn hóa Singapore” nói riêng là mô hình nhà nước dẫn dắt phát triển kinh tế chứ không phải mô hình tạo ra thị trường tự do như các nước phương Tây. Bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, mà đặc biệt là Singapore như đã thấy ở trên đều cổ xúy phát triển kinh tế tư nhân, đều nhấn mạnh cạnh tranh và đổi mới, tức chính là các nguyên tắc tạo nên thị trường tự do, và có ai dám bảo những nước này không phải là các thị trường tự do?

Qua tham khảo, phân tích học hỏi mô hình Singapore, ông Dũng dường như có ý cho rằng văn hóa Việt Nam và Singapore có những điểm tương đồng để làm cơ sở cho Việt Nam tham khảo, học hỏi (dù rằng ông lại tự đặt câu hỏi: “Vậy văn hoá của Singapore và Việt Nam có gì tương đồng?” và... không có câu trả lời trực tiếp!).   

(Còn nữa)

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).