Friday, 1 March 2013

Chuyên gia/tổ chức toàn nói vớ vẩn (phần 1) – Về chuyện có nên phá giá VND hay không


Sai thứ nhất: Xuất khẩu đang tăng khá thì không cần phá giá

Phá giá thì còn tăng được xuất khẩu nữa cơ! GDP vì thế có cơ tăng trưởng mạnh nữa cơ! Đặc biệt có ý nghĩa khi cầu trong nước còn yếu, tăng trưởng GDP còn chưa đạt mức mong muốn.

Sai thứ hai: Phá giá VND cũng không làm tăng xuất khẩu vì nhu cầu thế giới (thường) là không thay đổi

Như đã trả lời trong entry trước, phá giá chủ yếu là để giành thị phần với đối thủ ở các nước xuất khẩu khác. Có tăng được thị phần thì mới có cơ giảm được chi phí đơn vị và tăng biên độ lợi nhuận, tăng khối lượng lợi nhuận, tạo thêm việc làm, và mới có cơ lũng đoạn được thị trường xuất khẩu khi đối thủ lép vế. Hơn nữa, cầu thế giới cũng vẫn có thể còn tăng khi giá nhập khẩu hàng do Việt Nam sản xuất (tính bằng USD) rẻ đi (hoặc là theo nguyên tắc sơ đẳng là sẽ có diễn ra sự thay thế các hàng hóa khi giá cả tương đối của chúng thay đổi, hoặc là khi chúng rẻ đi thì người tiêu dùng vẫn muốn mua thêm dù là hàng hóa thiết yếu, chỉ được tiêu dùng ở mức độ/khối lượng nhất định).

Sai thứ ba: Phá giá VND cũng không mang lợi cho nhà xuất khẩu

Như đã giải thích trong entry trước bằng một ví dụ cụ thể, phá giá luôn có lợi cho xuất khẩu, kích thích xuất khẩu tăng trưởng, có tác dụng như kích thích tăng trưởng GDP.

Sai thứ tư: Phá giá VND chỉ thúc đẩy xuất khẩu

Một tác dụng rất quan trọng khác là sẽ “làm hại” nhập khẩu! Mà làm hại nhập khẩu (tức là giảm nhập khẩu) có nghĩa là sẽ thúc đẩy sản xuất nội địa thay thế hàng nhập khẩu, cũng tức là tăng trưởng GDP và tạo công ăn việc làm. Các mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu ví dụ như sắt thép rõ ràng sẽ tăng tính cạnh tranh đáng kể, chỉ cần VND bị phá giá vài  % cũng mang lại tác dụng là hạ thấp giá sắt thép sản xuất trong nước tính bằng USD vài % so với thép nhập khẩu, mà vài % này đôi khi cũng lớn bằng biên độ lợi nhuận của nhà nhập khẩu thép. Nhờ có thế mà nhà sản xuất thép trong nước mới có thêm cơ hội để tồn tại! Tác dụng tiếp theo có liên quan như dưới đây:

Sai thứ năm: Phá giá VND làm tăng chi phí nhập khẩu, tổn thất ngoại tệ, tạo áp lực lên lạm phát vì nhập khẩu lạm phát

Không nhất thiết! Khi phá giá VND, nhập khẩu bị “làm hại”, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi tương đối, làm giảm giá trị và lượng hàng nhập khẩu, tức là giảm nhu cầu USD cho nhập khẩu, và cũng tức là giảm áp lực lên tỷ giá, giảm áp lực lên lạm phát. Kết quả cuối cùng là tỷ giá VND tăng lên ban đầu do phá giá nhưng sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm (VND tăng giá) khi cán cân thương mại được lập lại (nhanh chóng) theo hướng thu ngoại tệ nhiều hơn chi ra do xuất khẩu tăng lên còn nhập khẩu giảm đi tương đối.

Sai thứ sáu: Phá giá VND làm tăng gánh nặng nợ nần quốc gia và doanh nghiệp

Như đã chỉ ra trong entry trước và nói thêm ở đây, (i)  phá giá VND chỉ làm tăng gánh nặng trả nợ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu bằng VND trong khi vay nợ bằng ngoại tệ; (ii) để không làm tăng gánh nặng nợ ngoại tệ quy ra VND (đã bị tăng lên vì phá giá VND. Cụ thể hơn, cần phải chi nhiều VND hơn để mua cùng một lượng ngoại tệ không đổi trả nợ nước ngoài) thì NHNN phải ổn định tỷ giá. Mà ổn định tỷ giá thì không thể nói chơi chơi, suông suông được, nhất là khi tỷ giá bị kìm hãm quá lâu và giả tạo. NHNN phải ổn định bằng hành động cụ thể là tung dự trữ ngoại tệ ra để mua VND vào. Khi đã phải dùng đến dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá thì có nghĩa là NHNN (và tức là ngân sách nhà nước) đã bị mang ra “bù giá”, “trợ cấp” cho nợ quốc gia, nợ doanh nghiệp và nợ tư nhân. Từ đây có thể thấy doanh nghiệp và tư nhân thì được hưởng lợi vì tự nhiên được trợ cấp từ ngân sách. Còn đối với nợ quốc gia, gánh nặng trả nợ (nói lại cho rõ là quy ra VND) tuy không tăng lên vì tỷ giá được ổn định, nhưng người phải trá giá thay chính là NHNN, và cũng chính là ngân sách nhà nước. Có nghĩa là rốt cuộc thì “lỗ hà ra lỗ hổng”, tránh được thiệt hại cho việc ngân sách phải trả thêm nhiều VND cho từng đó nợ ngoại tệ nhưng rồi ngân sách lại phải bỏ ra một lượng tương ứng USD để ổn định tỷ giá.

Sai thứ bảy: Phá giá VND 1% sẽ làm tăng lạm phát (CPI) lên 0.4% (hay x%, y%), theo tính toán của một (vài) chuyên gia Việt Nam nào đó

Như nói ở trên, phá giá VND ban đầu có thể làm tăng CPI lên một chút, nhưng sau đó áp lực nhanh chóng giảm dần vì cán cân thương mại được thăng bằng theo hướng thặng dư thêm. Vì vậy, chừng nào chưa được xem tận mắt những cái gọi là “nghiên cứu” của mấy đồng chí chuyên gia trên (thế nào cũng sẽ tìm ra khối cái sai về phương pháp, số liệu), chừng nào không nói/biết rõ là chuỗi số liệu tỷ giá và CPI bắt đầu từ lúc nào kết thúc lúc nào và CPI sẽ tăng lên khi nào, trong bao lâu v.v... thì trích dẫn những cái kết quả “nghiên cứu” kiểu này rất nguy hại, hướng dư luận theo hướng sai lạc.

Sai thứ tám: Phá giá VND là một hành động nghe rất tiêu cực. Thay vì phá giá, chỉ nên điều chỉnh tỷ giá và/hoặc kiểm soát tỷ giá trong biên độ +/- 3%-4%

Phá giá và cụm từ văn hoa “điều chỉnh”, “kiểm soát trong biên độ” về bản chất là một, tuy rằng cái từ phá giá thì nghe quả có kinh khủng thật, vì người ta cứ nghĩ rằng phá giá có nghĩa là tỷ giá VND phải tăng cả chục %. Thực ra, những người ủng hộ phá giá cũng chỉ đề nghị phá giá 3%-4% thôi đấy chứ? Và nói như họ (“phá giá”) là đúng bản chất sự việc đấy chứ?

Sai thứ chín: Phá giá sẽ tạo ra tâm lý đầu cơ, gây hoảng loạn trong dân chúng và dẫn đến mất kiểm soát vĩ mô (lạm phát tăng vọt, chảy máu ngoại tệ và vốn, đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh v.v...)

Sự hoảng loạn, đầu cơ chỉ có thể được/bị gây ra khi các yếu tố căn bản làm nền tảng cho ổn định tỷ giá đã sụp đổ mà nhà nước cố tình không phá giá kịp thời, để tích tụ áp lực phá giá ngày càng lớn hơn cho đến khi không chịu nổi được nữa, buộc phải “buông” ra, buộc phải phá giá mạnh. Những yếu tố nền tảng cho ổn định tỷ giá (ổn định giá trị VND, không làm suy yếu nó) bao gồm (nhưng không nhất thiết chỉ có) chính sách tiền tệ thận trọng (không bơm tiền quá liều), lạm phát (trước đó) không quá lớn (trên, ví dụ, 5%/năm), thăng bằng/thặng dư cán cân thương mại/vốn, dự trữ ngoại tệ đủ lớn, NHTW độc lập với Chính phủ, thâm hụt ngân sách (nhỏ và) không bị tiền tệ hóa bởi in tiền của NHTW, tỷ giá trước đó đã được linh hoạt biến động và NHTW không cam kết ổn định tỷ giá thái quá và bằng mọi giá, lưu chuyển vốn vào ra khỏi Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ v.v.. Dễ thấy là nhiều trong số những yếu tố nền tảng này đã và đang bị vi phạm nặng nề ở Việt Nam nên tỷ giá nếu có cố tình được/bị ổn định thì sự ổn định này là không bền vững, sớm muộn cũng phải “buông” ra một cách mạnh mẽ, như hồi năm 2011. Cho nên NHNN chớ có dại mà mạnh mồm nói là không phá giá (kể cả “điều chỉnh”) nhé! 20-30 tỷ USD dự trữ chẳng là cái “đinh” gì cả đâu. Mà tớ thì nghi là lịch sử dễ lập lại lắm; ban đầu nói mạnh thế nào mà chỉ một vài ngày/tuần sau là phải phá giá. Lòng tin vào NHNN/Chính phủ chưa bao giờ có (đủ mạnh) để làm thị trường an tâm đâu.

Tớ đang hứng, sẵn sàng lôi ra thêm để phang nhiều cái sai nữa của các đồng chí chuyên gia, chưa kể của những đồng chí amateur phán lung tung như đúng rồi, nhưng tiếc là tớ không nhớ được thêm có những ai nói cái gì nữa. Đồng chí nào có ý/cái sai gì cần bổ sung thì cứ cho tớ biết nhé để tớ phang tiếp. Đồng chí nào bảo tớ sai thì nhảy vào đây ngay nhé, tớ nóng lòng chờ đợi đấy. Tớ sẽ viết tiếp các phần khác nếu tớ nhặt ra được cái gì đó sai.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).