Friday, 22 March 2013

Quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị


Tớ viết cái title này mà không có ngoặc kép chắc làm một số đồng chí tưởng tớ đang dọn đường phấn đấu vào đảng thì sướng quá (tiện đây nói thêm là tớ đã có một thời gian làm việc ở các cơ quan doanh nghiệp nhà nước trước khi lên đường bôn ba tìm đường cứu nước. Bản chất tớ tốt thế mà chưa bao giờ được cấp ủy nơi công tác nào tỏ nhã ý rủ tớ vào đảng. Thậm chí ngay từ cái việc đơn giản nhất, dễ nhất là rủ/cho đi học cảm tình đảng cũng không đến lượt tớ, thế mới cay cú. Chịu chả hiểu tại sao. Trả nhẽ lại đút lót mấy chỉ vàng để được đi học cảm tình đảng à?).

Hôm nay đọc báo chơi chợt thấy cái title này, và nhớ lại là đã không ít lần đọc/nghe được cái cụm từ này ở nhiều nơi, từ nhiều cái mồm già trẻ, to nhỏ, xấu vừa vừa, thậm xấu... đủ cả. Chợt phì cười khi chịu khó ngồi diễn giải ngữ nghĩa của nó (hóa ra lâu nay tớ cũng ngu, đọc/nghe mà cho đến bây giờ mới bật cười lên được).

Với ngữ cảnh và nghĩa đen của cụm từ trên thì có thể hiểu trước nay và có lẽ cả sau này, cả  cái gọi là “Hệ thống chính trị” và các tổ chức/cá nhân trong lòng nó đều KHÔNG quyết tâm làm việc (trong một số lĩnh vực/vấn đề liên quan).

Có thể hiểu hóa ra từ trước đến nay cả cái hệ thống này đều ĐỨNG NGOÀI cuộc (trong một số lĩnh vực/vấn đề liên quan).

Có thể hiểu hóa ra từ trước đến nay mới chỉ có “hệ thống PHI chính trị” là có “quyết tâm”, có “vào cuộc”, có làm việc (trong một số lĩnh vực/vấn đề liên quan).
Vậy cái “hệ thống chính trị” là cái gì mà được quyền LỜ VỜ (dùng tạm từ này để đối nghĩa với QUYẾT TÂM) làm việc hoặc KHÔNG (thèm) vào cuộc nhỉ? Nếu nó là một hệ thống không ăn lương của dân để tồn tại và làm việc thì dễ hiểu vì ... thiếu động lực (bát cơm/sổ hưu) để làm việc. Nhưng nếu vậy thì tại sao phải/cơ sở nào để quyết tâm lôi/buộc nó vào cuộc, hoặc buộc/làm cho nó phải quyết tâm vào cuộc? Vào cuộc rồi liệu nó có quyết tâm làm việc (như ý muốn) được không khi mà nó không có bát cơm/sổ hưu treo trước mũi làm động lực?

Nếu nói hệ thống chính trị này là hệ thống ăn lương của dân, làm việc cho dân, quản lý/lãnh đạo/dắt mũi dân thì ai cho nó cái quyền ăn lương mà KHÔNG (QUYẾT TÂM) làm việc, KHÔNG VÀO CUỘC? Ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Cái gì làm nó phải quyết tâm vào cuộc?
Nếu hệ thống chính trị này có ăn lương và phải (quyết tâm) làm việc, thì lại phát sinh thêm vấn đề rắc rối là thế thì lúc đó cái hệ thống PHI chính trị kia (chắc là có ăn lương của dân vì phải làm việc khi hệ thống chính trị đứng ngoài cuộc, không thèm quyết tâm làm việc) vất đi đâu, để làm gì, vì nó vẫn đang làm việc cơ mà? Thế thì lại suy ra tiếp rằng cái hệ thống PHI chính trị này có ăn lương của dân mà KHÔNG làm được việc, không đáp ứng được nhu/yêu cầu của dân. Vậy thì giải tán quách cho rồi, đỡ tốn tiền dân.

À mà viết đến đây tớ chợt hiểu ra rằng rất có thể cái nước mình nó có 2 hệ thống. Một cái là “hệ thống PHI chính trị”, rất có thể là hệ thống hạ cấp hơn, dùng để làm những việc vớ vẩn, tầm thấp. Với cái tầm này thì loại hình và chất lượng công việc là điều không bao giờ nên/được đặt ra. Hệ thống thứ hai là “hệ thống chính trị” cao cấp hơn, chuyên để làm những việc ở tầm cao hơn, làm những việc mà hệ thống PHI chính trị không làm được, còn thông thường thì không thèm làm việc, có làm thì lờ vờ gọi là có, có làm thì chỉ mân mó bên ngoài chứ không thèm vào hẳn bên trong. Thế thì các đồng chí cứ/hãy hi vọng dầm dề rằng một ngày đẹp trời nào đó cái hệ thống chính trị này tự dưng sung lên, tự giác và quyết tâm, “quyết liệt” vào cuộc (thêm một từ thời thượng nữa). May nhờ rủi chịu nhé.

Nhưng nói gì thì nói, tớ cũng chịu chẳng hiểu tại sao lại phải có/cần đến sự tồn tại của cả 2 hệ thống này, cũng như chức năng và nhiệm vụ của chúng. Thôi thì cứ quy cho “lỗi hệ thống” là xong, hoặc “đặc thù” của Việt Nam cho đỡ đau đầu thắc mắc lôi thôi.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).