Sai thứ 11: Khi phá giá VND khá mạnh như khuyến nghị, tác động ngược là nhập khẩu lạm phát. Nguy cơ lạm phát cao trở lại sẽ có thêm “cú hích”. Để chống lạm phát cao, một giải pháp kinh điển và quen thuộc tại Việt Nam những năm qua là tăng lãi suất (VnEconomy).
Thế còn khi NHNN chủ động phá giá VND thì ảnh hưởng thế nào đến lạm phát và lãi suất? Khi NHNN phá giá VND, nó có thể làm ngược lại quá trình “kiên định” không phá giá nói trên, tức là tăng tương đối cầu USD và giảm tương đối cầu VND, bằng cách (hoặc) mua thêm USD vào, (hoặc) tăng cung VND. Tăng cung VND sẽ dẫn đến hậu quả là lãi suất sẽ (có xu hướng) giảm, chứ không phải là lãi suất tăng như VnEconomy lo ngại. Tất nhiên, sau tăng cung VND thì áp lực lạm phát sẽ tăng lên, nhưng đây là quá trình xảy ra sau đó, với một độ trễ nào đó (mà người ta cho là 3 tháng, 6 tháng gì đó), chứ không phải là xảy ra ngay. Và khi lạm phát đã tăng lên thì cũng cần phải có một độ trễ nữa thì mới dẫn đến lãi suất được điều chỉnh tăng lên. Nói cách khác, nền kinh tế vẫn được hưởng lợi ngay từ việc lập lại cán cân thương mại và lãi suất hạ đi trước khi nó (lãi suất) có dịp tăng lại (và cũng cần thêm một thời gian nữa, nếu có tăng) thông qua áp lực tăng lạm phát. Điều này chứng tỏ ý kến liên quan trên VnEconomy là sai bét.
Nói thêm, thực ra quá trình phá giá VND đã diễn
ra ngay suốt cả năm qua, khi NHNN tiến hành mua hàng chục tỷ USD và hậu quả (hay
cố tình?) là M2 tăng vọt lên trên 20%. Nếu không mua vào USD thì VND đã lên giá
mạnh, thể hiện bằng tỷ giá VND danh nghĩa thậm chí còn giảm đi (không những thế,
VND còn lên giá thực so với USD vì chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam). Nhưng
vì tỷ giá đã ổn định quanh con số 21.000 nên người ta lầm tưởng rằng NHNN đang “ổn
định” tỷ giá theo cái nghĩa là không để nó mất giá so với USD như những năm trước
khi cung cầu USD ở thế ngược lại. Bởi thế, quá trình can thiệp vào tỷ giá VND
như của NHNN vừa qua cần phải nói về bản chất là đã PHÁ giá VND để VND BỚT LÊN giá
(cả thực và danh nghĩa) so với USD. Có
điều, mức độ phá giá VND như vừa qua là chưa đủ mạnh để nó vẫn còn quanh quẩn
ngưỡng 21.000!
Trình bày dài
dòng thế, mong các đồng chí hiểu được vấn đề. Tớ đã nói vài lần rồi, rất ngán
những đồng chí amateur phóng viên báo và cả những đồng chí chuyên gia (amateur)
khác nữa.
Sai thứ 12: Nếu phá giá VND như kiến nghị trên của một số
chuyên gia, niềm tin và dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể bị ảnh hưởng, bởi họ
bị “móc túi” khi rót vốn vào Việt Nam (VnEconomy).
http://vneconomy.vn/2013020708281625P0C6/pha-gia-vnd-5-cai-gia-phai-tra.htm
Chẳng hiểu “niềm
tin” với chuyện “móc túi” ở đây theo ý của tác giả liên quan với nhau như thế
nào? Niềm tin chỉ là một khái niệm tương đối. Nhà đầu tư còn mất niềm tin hơn nữa
khi NHNN trước đó còn khăng khăng tuyên bố “kiên định” với ổn định tỷ giá thì
đùng một cái sau vài ngày, vài tuần, vài tháng lại phá giá bụp một phát khi
không thể đỡ được với áp lực thị trường. Ngược lại, niềm tin sẽ có nhiều hơn một
cách tương đối nếu nhà đầu tư được nghe NHNN tuyên bố rằng tỷ giá sẽ linh hoạt
biến động trong một phạm vi nào đó, và quả là NHNN đang thực hiện như vậy, với
tỷ giá lúc tăng lúc giảm (tất nhiên không quá mạnh). Trên hết, ngày này hầu như
chẳng có mấy nước có chính sách tiền tệ độc lập lại cố định tỷ giá nội tệ với
USD cả và chuyện phá giá thì ngay cả những nền kinh tế phát triển các NHTƯ vẫn
thỉnh thoảng can thiệp phá giá nội tệ (một cách bất ngờ) đấy thôi? Nếu nói theo
kiểu VnEconomy trên thì hóa ra các nhà đầu tư nước ngoài xa lánh hầu hết các thị
trường đầu tư trên thế giới à?
Còn chuyện nhà đầu
tư bị “móc túi” khi VND bị phá giá. Đúng là có chuyện này, đặc biệt với những
nhà đầu tư ngắn hạn vào các sản phẩm tài chính, tìm cách ăn chênh lệch lãi suất.
Nhưng loại nhà đầu tư này và dòng vốn mà họ mang vào (FII) thực ra là điều
không nên/không được khuyến khích (tại sao thì mời các đồng chí tự tìm hiểu).
Chuyện VND thỉnh thoảng bị phá giá một phát thế lại hay, làm các đồng chí này nản
chí, chỉ còn lại những đồng chí muốn đầu tư dài hạn (FDI). Theo đúng nguyên tắc,
muốn đánh nhanh thắng nhanh thì phải chịu rủi ro đến nhanh và nhiều, thế thôi.
Về các đồng chí FDI,
có hai loại FDI có thể được lợi, bị hại rõ ràng khi VND thỉnh thoảng bị phá giá
(nên nhớ rằng vì là FDI nên ở đây ta chỉ xét đến việc xảy ra trong ít nhất là
trung hạn, chứ không chỉ là vài tháng, 1 năm như với các đồng chí FII). Với các
đồng chí FDI thay thế hàng nhập khẩu (tức là hướng vào thị trường trong nước).
Do nguồn thu của các đồng chí này chủ yếu là VND thì đương nhiên là sẽ bị thiệt
khi chuyển doanh thu VND ra USD để thanh toán đơn nhập khẩu và chuyển lợi nhuận
về quê mẹ. Nhưng đây chỉ là hậu quả tức thời diễn ra trong và sau một thời gian
ngắn sau khi phá giá VND. Còn về dài hạn hơn, phá giá VND làm nhập khẩu giảm
sút vì bớt tính cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước, nên các đồng chí FDI
hướng nội này được hưởng lợi nhờ thị trường mở rộng, đồng nghĩa với lợi nhuận VND
thu được tăng lên, và như thế có nghĩa là lợi nhuận quy ra USD không nhất thiết
giảm đi, mặc dù tỷ giá đã tăng.
Lưu ý thêm rằng
loại FDI thực ra không được nhiều nước chào mừng lắm so với loại FDI hướng xuất
khẩu vì nhiều khi chúng chèn ép các doanh nghiệp trong nước. Với ý nghĩa này,
phá giá VND có thể làm giảm FDI hướng nội nhưng lại kích thích được doanh nghiệp
trong nước lấp chỗ trống trong sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
Ngược lại, đối với
FDI hướng xuất khẩu thì có thể thấy nhiều cái lợi hơn hơn (các đồng chí tự suy
xét tại sao nhé, nếu không hiểu thì bảo tớ).
Tóm lại, thỉnh
thoảng phá giá VND nếu có hậu quả lên giới đầu tư nước ngoài thì chủ yếu cho mấy
đồng chí muốn kiếm tiền nhanh trên “xương máu” của dân Việt Nam, chứ còn không
nhất thiết đem lại cái hại cho giới FDI. Còn chuyện niềm tin thì là cái chuyện
mông lung, trên giời; các đồng chí nói mà chẳng hiểu mình nói cái gì.
Bác Ngọc viết hay quá, em biết bác lâu rồi, các bài của bác luôn có tính học thuật cao. Nhưng blog của bác ít comment quá bác nhỉ, chắc là do khẩu khí của bác.
ReplyDeleteBác cứ tiếp tục "phang" như thế, em đọc.
Khánh
Đồng chí Khánh này tớ có biết không nhỉ, đã gặp chưa nhỉ? Tớ có một đồng chí bạn là Khánh nhưng chắc không phải là đồng chí này. Cũng mong đồng chí thỉnh thoảng vào đọc cho blog của tớ đỡ buồn nhé. Còn cái khẩu khí của tớ thì chịu rồi, không sửa được.
DeleteEm đọc blog của bác hàng ngày đấy nhưng không mấy khi comment thôi. Em thì không phải Khánh mà bác quen rồi. Em cũng có tập tành viết lách, TBKTSG e đăng cũng gần 40 chục bài. Tuy nhiên, chỉ mình biết mình là ai bác ạ, tài hèn sức mọn, học hành chưa tới nơi nên ko bao giờ dám đưa học vị vào trước tên của mình.
ReplyDeleteCũng may mà bác chưa "phang" em bài nào, chắc vì ko phải là "chuyên gia", cũng ko phải những bài đao to búa lớn, có sức ảnh hưởng. Em thấy bác chỉ phang "chuyên gia" thôi. Mà "chuyên gia" kiểu đấy ở VN hơi nhiều, bác phang bao giờ mới hết.
Khánh
Viết “hung” thế này, mà lại trên tờ báo không phải ất ơ như TBKTSG thì đồng chí cũng chẳng phải tay vừa đâu!!! Hôm nào tớ phải vào xem các bài của đồng chí mới được, để biết đâu phang được cái gì thì phang chứ? Bây giời càng ngày càng ít người mang ra để phang rồi :).
Delete