Sunday, 22 December 2013

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và rủi ro nợ xấu (Bài đăng trên TBKTSG, số ra ngày 19/12/2013)


Với diễn biến “ì ạch” của tăng trưởng tín dụng từ đầu năm cho đến nay, có khả năng không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những biện pháp chỉ đạo quyết liệt đốc thúc và tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Còn bản thân các ngân hàng thương mại thì cũng quyết liệt tìm mọi cách để tăng tín dụng vì áp lực lợi nhuận, giảm nợ xấu, và giành thị phần.
Trong khi đó, nền kinh tế xem ra cũng vẫn đang trong giai đoạn “ì ạch” tăng trưởng, với hàng tồn kho ở mức lớn, với sản xuất cầm chừng ở nhiều ngành, nhiều nơi do nhu cầu thấp, thu nhập dân cư và doanh nghiệp tăng chậm, dẫn đến vòng luẩn quẩn là tổng cầu tăng chậm, nợ xấu gia tăng, nhu cầu tín dụng hạn chế, bất chấp mọi nỗ lực quyết liệt giải quyết khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ.

Bối cảnh này làm dấy nên nỗi lo ngại rất chính đáng rằng các biện pháp tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng như hiện nay sẽ tiếp tục làm gia tăng khối nợ xấu trong nền kinh tế, đơn giản vì nhanh và “quyết liệt” thường đồng nghĩa với ẩu và bỏ qua các nguyên tắc hành động chuẩn mực.
Sẽ có nhiều người, nhiều ngân hàng phản đối mối lo ngại này, vì cho rằng cho vay tín dụng luôn đi kèm với những nguyên tắc bất di bất dịch của ngành, kể cả trong giai đoạn đang phải “quyết liệt” như hiện nay. Họ sẽ dẫn ra những bằng chứng nào là thông tin tín dụng được cung cấp bởi Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN (CICB), nhờ đó họ nắm rõ được lịch sử tín dụng của khách hàng, nhờ đó giảm thiểu khả năng cho vay “nhầm” đối tượng; nào là cán bộ tín dụng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tuân thủ pháp luật; nào là hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng đã được nâng cấp, tái cơ cấu để hạn chế gia tăng rủi ro tín dụng từ cấp cơ sở v.v... Còn phía NHNN thì liên tục khẳng định đã tăng cường và thắt chặt công tác thanh tra, giám sát hoạt động tại các ngân hàng, quản lý rủi ro của toàn hệ thống v.v...

Và mọi việc dường như sẽ đúng như vậy cho đến khi có những vụ việc nổ ra, làm bộc lộ những lỗ hổng lớn trong công tác quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng và cả NHNN. Mới đây nhất là vụ tranh chấp kho cà phê trị giá 100 tỷ đồng của Công ty Trường Ngân vốn là tài sản thế chấp cho ... 7 ngân hàng với tổng số nợ lên tới 600 tỷ đồng. Trước đó, theo báo chí, thì còn có vụ Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ cũng dùng sản phẩm inox của mình để thế chấp tại 5, 6 ngân hàng để vay 200 tỷ đồng. Đây chắc chắn mới chỉ là 2 trong số nhiều vụ việc đã và đang xảy ra mà dư luận còn chưa được biết đến.
Những vụ việc trên, về nguyên tắc, là không được phép xảy ra. Nếu đúng rằng các ngân hàng có sử dụng thông tin của CICB và các thông tin của CICB là đầy đủ để cung cấp một bức tranh tổng quát về những khách hàng như  Trường Ngân hoặc Inox Việt Mỹ thì chắc chắn các ngân hàng sẽ biết chính xác hiện tại các khách hàng này đang có bao nợ, với những ngân hàng nào. Bản thân từng ngân hàng có ý định cho các công ty này vay, dựa trên thông tin của CICB, có khả năng và bắt buộc phải phân tích xem với dư nợ vay hiện tại và số nợ mới mà họ đang xem xét, thì liệu các công ty khách hàng tiềm năng này có khả năng trả nợ cho họ không (dựa vào, ví dụ, thu nhập và dòng tiền), để rút ra kết luận có thể cho họ vay được không v.v...

Nhưng những vụ việc như trên vẫn xảy ra, chứng tỏ hai điều. Hoặc là thông tin của CICB là không đầy đủ, không được cập nhật (kịp thời). Điều này có thể xảy ra khi đối tượng cung cấp thông tin cho CICB, theo luật định, là các tổ chức (có hoạt động) tín dụng không thực hiện nghiêm túc đúng nghĩa vụ của mình; còn CICB thì không thực hiện được việc giám sát công tác báo cáo của các tổ chức này. Hoặc là bản thân các ngân hàng thương mại đã lơ là với chuyện cho vay, không có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hoạt động tốt, bị cán bộ tín dụng qua mặt v.v...
Điều rủi ro hơn hiện nay là các ngân hàng đang dốc sức phát triển mảng tín dụng cá nhân trong bối cảnh tín dụng doanh nghiệp đang “mắc cạn”. Các khoản cho vay cá nhân như tiêu dùng; mua, xây, sửa nhà; mua ô tô, thẻ tín dụng đang được khuyến khích và quảng bá rầm rộ.

Vì quy mô khoản vay tương đối nhỏ, số lượng đối tượng nhiều, chi phí cho vay lớn hơn đáng kể so với tín dụng doanh nghiệp nên thông tin gửi về CICB hoặc thông tin lấy ra từ đây còn hạn chế hơn nữa so với thông tin về các doanh nghiệp khách hàng vay tiền. Một số thông tin cực kỳ quan trọng đối với tín dụng cá nhân là tổng thu nhập và tổng số các khoản đã vay ngân hàng của từng khách hàng cá nhân là những điều mà các ngân hàng rất khó, và hầu như không nắm được. Nếu như ở nhiều nước khác, thông tin về thu nhập của mọi cá nhân được thể hiện rõ ở tổng mức thu nhập khai báo với cơ quan thuế vụ, thì ở Việt Nam, thu nhập này khá là mù mờ hoặc không được biết đến, không được xác nhận. Trong khi đó, thông tin về tổng mức vay nợ của khách hàng cá nhân với các tổ chức tín dụng hoặc là cũng không có, hoặc là không đầy đủ, thậm chí còn tệ hơn nhiều (nếu có) nếu so với thông tin tương tự của các khách hàng doanh nghiệp, vốn cũng đã không đầy đủ, cập nhật.
Thiếu vắng thông tin về thu nhập và đi vay của các khách hàng cá nhân làm nảy sinh rủi ro lớn về nợ xấu từ mảng nghiệp vụ này, vì phòng ngừa rủi ro luôn có hiệu quả hơn là xử lý hậu quả khi sự việc đã rồi, xét về mặt bảo toàn vốn và lợi nhuận. Lúc đó, các ngân hàng chỉ còn biết dựa vào các biện pháp “rắn” sau cho vay để đôn đốc thu nợ nếu khách hàng mất khả năng, hoặc cố tình không chi trả, cho dù kết quả có thể chẳng là bao.

Cũng phải công bằng mà nói rằng lỗ hổng trong cho vay cá nhân (và cả một bộ phận doanh nghiệp) nói trên là do “ở Việt Nam nó thế!”, và trói tay các cơ quan giám sát Chính phủ và các ngân hàng muốn làm nghiêm túc, trong khi là điều có thể thực hiện được ở nhiều nước khác. Ở Singapore, ví dụ, mới đây, nhân chuyện giá bất động sản tăng nóng do đầu cơ, Chính phủ đã khống chế tổng mức vay nợ ngân hàng dùng để mua căn hộ của Chính phủ quản lý sao cho mức trả góp hàng tháng (tiền trả nợ gốc cộng lãi) không quá 30% tổng thu nhập hàng tháng của người vay. Và đương nhiên là tổng thu nhập hàng tháng và tổng mức vay mượn ngân hàng của đại bộ phận người sống ở Singapore là điều có thể biết được qua một cái bấm chuột máy tính.
Nói tóm lại, rủi ro nợ xấu tăng lên mạnh hơn là điều có thể nhìn thấy trước khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng đang được quyết liệt và ráo riết thực hiện, bởi không chỉ những lý do chủ quan (yếu kém nội tại trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng) mà còn bởi những lý do khách quan (không phân tích, theo dõi được tổng số tiền vay và khả năng trả nợ của khách hàng).

5 comments:

  1. Hoan hô một bài vô thưởng vô phạt để bổ sung vào bộ Ngọc tuyển.

    Yên tâm đi bác ơi, lãnh đạo anh minh đã tính hết rồi. “Quyết liệt” này nằm trong chiến lược “bùng nổ toàn thân" và "xây dựng nền kinh tế quả mít" tiến lên CNXH, trước mắt trở thành nước công nghiệp hiện đại đúng hạn năm 2020.

    Do đó ta sẽ tiếp tục quyết liệt tăng trưởng tín dụng đi kèm với quyết liệt chống nợ xấu, quyết liệt chống lạm phát, quyết liệt tăng trưởng cao, quyết liệt xóa đói giảm nghèo và ti tỉ loại quyết liệt khác trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, môi trường. Ai nghi ngờ, "lo ngại rất chính đáng" thì đợi đấy, rồi sẽ sáng mắt ra và ca ngợi cho mà xem, như IMF, WB... trong bất kỳ trường hợp nào rồi cũng phải ca ngợi đó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác "quyết liệt" phê phán tôi quá làm tôi sợ "quyết liệt" luôn!

      Delete
  2. Bác nghỉ tết kĩ quá! Anh em đang chờ bác "chém gió" năm 2014 để học hỏi đây! Hy vọng những điều thú vị nhất được bác đem ra chia sẻ!

    Chúc bác năm mới nhiều sức khỏe và tràn đầy energy!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ cũng vẫn viết lai dai và lăng nhăng thôi, tuần tới này thì hình như có 2 bài đăng trên TBKTSG (1 bài là về GDP/đầu người mà tớ tưởng số trước đã đăng).

      Thú vị là với tớ, nhưng rất có thể các đồng chí không thấy thú vị tí nào đầu nhé, tớ cứ phải cảnh báo trước thế, không thì các đồng chí đọc xong lại thở dài đánh sượt cái, bảo nghe thằng này chém gió thì đi ôm vợ còn hơn thì khổ thân tớ lắm.

      Delete
  3. Bác cứ khiêm tốn, thì trước giờ bác lâu lâu cũng chém này nọ chút ít đó thôi, ai nói gì bác đâu, ngoại trừ mấy members quá khích, chứ ai hiểu bác đều thấy thích cái cách nói thẳng của bác, không sợ đụng chạm.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).