Saturday 17 February 2018

Dự trữ ngoại hối kỷ lục gần 60 tỷ USD: Cao nhưng vẫn thấp (Bài đăng trên CafeF, 18/2/2018)

http://cafef.vn/du-tru-ngoai-hoi-ky-luc-gan-60-ty-usd-cao-nhung-van-thap-20180218090341246.chn

Thông tin cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục phục hồi kể từ năm 2016 và tăng mạnh vào năm 2017, hiện đã đạt gần 60 tỷ USD, là mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Đây quả thật là một tin vui trong những ngày Tết Nguyên đán, đánh dấu sự tiếp tục cải thiện và củng cố các nền tảng kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, nếu quy con số dự trữ ngoại hối trên tương đương với số tháng nhập khẩu (tính theo kim ngạch) của Việt Nam thì thực tế cho thấy chúng ta vẫn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể tạm thời bằng lòng với thành quả này.
Cụ thể, hãy lấy mốc tháng 1/2018 để tính toán. Kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2018 của cả nước là 20,04 tỷ USD. Và giả sử con số dự trữ ngoại hối gần 60 tỷ USD là con số đạt được trong tháng 1/2018 thì mức dự trữ ngoại hối mới chỉ tương đương với đúng 3 tháng nhập khẩu của Việt Nam. Con số này tuy là một sự cải thiện nhẹ so với 2,9 tháng trong năm 2017 và 2,8 tháng trong năm 2016 nhưng cũng chỉ vừa đúng bằng con số tối thiểu 3 tháng nhập khẩu mà thế giới khuyến nghị để có thể gọi quỹ dự trữ ngoại hối của một nước nào đó là đủ lớn trong việc đối phó với các cú sốc ngoại lai.
Hơn nữa, nếu so với 9 quốc gia thành viên của ASEAN khác thì có thể thấy mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục được cải thiện trong hơn 2 năm gần đây nhưng con số này nếu quy ra số tháng nhập khẩu của Việt Nam vẫn thuộc dạng rất thấp so với khu vực, có thể chỉ cao hơn Myanmar và/hoặc Lào trong cùng khoảng thời gian, trong khi các nước khác đều có dự trữ ngoại hối tương đương với từ trên 6 tháng đến cả hơn 1 năm nhập khẩu của họ.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam và ASEAN tính theo tháng nhập khẩu
Dự trữ ngoại hối kỷ lục gần 60 tỷ USD: Cao nhưng vẫn thấp - Ảnh 1.
Nguồn: ADB và tổng hợp từ truyền thông trong nước
Sự so sánh nêu trên cho thấy Việt Nam cần phải một mặt tiếp tục bổ sung và củng cố dự trữ ngoại hối, mặt khác phải hạn chế tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ở mức quá nhanh như hiện nay (20% năm 2017 và tới 52% trong tháng 1/2018) để đưa mức dự trữ ngoại hối từ mức đáy của khu vực lên ngang bằng với mức trung bình trong khu vực.
Cho dù tăng nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi khi bản chất nền kinh tế vẫn là kinh tế gia công nên xuất khẩu tăng mạnh cũng sẽ lôi kéo theo nhập khẩu tăng mạnh (xuất khẩu tăng 21% năm 2017 và 41% tháng 1/2018) nhưng việc để tăng trưởng nhập khẩu với tốc độ xấp xỉ và thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cho thấy nền kinh tế vẫn còn tiếp tục dễ bị tổn thương và chưa được cải thiện nhiều về nền tảng cơ sở.
Ngoài ra, việc kiềm chế nhập khẩu không chỉ sẽ giúp ích trực tiếp cho việc làm lành mạnh dự trữ ngoại hối ở trên giác độ là làm tăng số tháng nhập khẩu quy đổi mà còn gián tiếp làm tăng dự trữ ngoại hối cũng như số tháng nhập khẩu quy đổi nhờ phần thặng dư thương mại (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) ngày càng tăng lên, cuối cùng thì cũng sẽ được bổ sung trực tiếp vào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Như vậy, có thể nói rằng điều quan trọng hơn với và là hướng tiếp tục phấn đấu nỗ lực cho Việt Nam hiện nay là phải tiếp tục đạt được thặng dư thương mại ngày càng lớn, thay vì quá chăm chú và an lòng với sự tăng nhanh về con số tuyệt đối của dự trữ ngoại hối như trong thời gian vừa qua. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).