Tiến bộ ông nghệ
đã làm nảy sinh nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên các nền tảng chia sẻ như
gọi xe công nghệ, Airbnb, cho vay ngang hàng, chia sẻ nhân lực, chia sẻ nơi tập
gym… Tuy nhiên, không phải mô hình kinh doanh chia sẻ nào cũng gọi vốn thành
công, tăng trưởng nhanh và bền vững. Nên câu hỏi đặt ra là để các mô hình kinh
doanh này thành công thì cần những yếu tố nào?
Luật lệ
Một trong những
thách thức lớn nhất với kinh tế chia sẻ ở các nước trên thế giới chính là các
luật lệ và quy chế của Chính phủ, hoặc sẽ cản trở hoặc sẽ cấm cửa các mô hình
kinh doanh mới dựa trên kinh tế chia sẻ này. Tất cả các quy chế và luật lệ hiện
hành được thiết kế để nhắm đến các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ
chuyên nghiệp. Chúng không được thiết kế để đón đầu xu hướng mà theo đó vào một
ngày nào đó người tiêu dùng lại trở thành nhà cung cấp trong thời gian rỗi của
họ. Đáng nói hơn, luật lệ và quy chế đối với các mô hình kinh tế mới này, nếu
có, hiếm khi ở cấp độ quốc gia mà thường chỉ ở cấp độ tỉnh, thành phố, và bang
nên có thể sẽ gây tốn kém về chi phí và thời gian cho các starup nếu muốn thành
công và lớn mạnh đạt đến quy mô lớn.
Các startup cũng
hiếm khi phớt lờ được yếu tố luật lệ và quy chế của Chính phủ mà thường phải phối
hợp chặt chẽ với Chính phủ để đạt được cái đích mà các bên – người tiêu dùng,
nhà cung cấp và cơ quan quản lý – đều là người thắng cuộc.
Luật cần được
thay đổi để theo kịp với đà tiến của công nghệ mới, như đã được chính quyền
bang California thực hiện với các startup gọi xe công nghệ. Ngược lại, các doanh
nghiệp cũng đã phải chủ động tích cực tiếp cận các cơ quan chức năng để giảm
thiểu số vụ phải đóng cửa và đình chỉ hoạt động xảy ra với ngành này ở khắp nước
Mỹ và lan ra các ngành khác như ví dụ của cuộc chiến giữa Airbnb với chính quyền
thành phố New York trước đây.
Gọi vốn
Một trong những
nhầm lẫn phổ biến là kinh tế chia sẻ đòi hỏi rất ít vốn mà chỉ cần công nghệ viết
code và thiết kế nền tảng giao dịch tốt. Thực tế, Airbnb, Lyft và Uber đã phải
huy động hàng trăm triệu đô la tiền vốn cổ đông và nợ. Tại sao vậy?
Các mô hình kinh
doanh mới cần nhiều vốn bởi, thứ nhất, giai đoạn đầu mới thành lập chúng cần phải
có “nguồn cung” dồi dào. Rất thường xuyên xảy ra là các nền tảng giao dịch phải
trợ giá cho những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất để giúp họ bỏ qua không nuối tiếc
những cơ hội kinh doanh hiện thời (khi không tham gia vào kinh tế chia sẻ) và
giải quyết được vấn đề “con gà hay quả trứng”. Ban đầu, Lyft hay Uber đã phải
trả cho nhà cung cấp một mức “giá sàn” đủ hấp dẫn để giữ chân họ những khi nhu
cầu khách hàng không thể dự đoán được.
Thứ hai, có những
lĩnh vực kinh doanh chỉ giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định nên dù việc
kinh doanh đã phát triển tốt ở khu vực, thành phố hiện tại nhưng khi doanh nghiệp
muốn mở rộng việc kinh doanh sang một thành phố khác thì họ gần như phải xây dựng
mọi thứ từ đầu, và tất nhiên là cần một lượng vốn lớn để triển khai công việc
như đã xảy ra ở thành phố hiện tại.
Thứ ba, hầu như với
mọi startup luôn có một cuộc chiến tranh giành những nhân sự giỏi nhất không chỉ
trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở các lĩnh vực marketing, logistics, chuyên gia
thị trường và pháp lý… Xây dựng một ứng dụng có thể rẻ nhưng tuyển dụng nhân sự
giỏi để đảm bảo chất lượng dịch vụ hàng đầu luôn được duy trì tại mọi nơi mà
starup có hoạt động lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Tuyển chọn
Sẽ là rất tốt nếu
startup trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ có được ứng dụng được thiết kế đẹp để sử
dụng cho nền tảng kinh tế chia sẻ. Nhưng điều này không đảm bảo được sự thành
công của startup này. Điều quan trọng là các kết nối của con người và cộng đồng.
Công nghệ chỉ giúp cho người mua và người bán dịch vụ gặp được nhau chứ không
quyết định được việc người mua có quay lại tiếp tục mua dịch vụ chia sẻ nữa hay không.
Người mua dịch vụ sẽ nhớ về trải nghiệm offline của mình với dịch vụ được cung
cấp nhiều hơn rất nhiều so với việc họ nhớ về các nút bấm trên điện thoại hay
máy tính để mua dịch vụ chia sẻ.
Mức độ rủi ro về
chất lượng và an toàn trong kinh tế chia sẻ thường là cao bởi nhà cung cấp hàng
hóa và dịch vụ trong kinh tế chia sẻ không phải là nhà cung cấp chuyên nghiệp
và dài hạn. Điều này đòi hỏi trải nghiệm offline của người mua phải được lựa chọn
và biên tập kỹ càng để làm hài lòng khách hàng, tạo cảm giác an toàn và nhất
quán, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu khi phương thức truyền miệng đóng vai
trò quan trọng.
Trước khi đến thời
điểm mà văn hóa và thương hiệu của dịch vụ đã được khẳng định và nhận được nhiều
đánh giá tốt thì cần phải tuyển chọn và theo dõi kỹ từng nhà cung cấp. Thường
thì các nền tảng kinh tế chia sẻ có xu hướng mở rộng cửa đón nhận và cho phép mọi
nhà cung cấp được cung cấp dịch vụ của mình đến người tiêu dùng. Nhưng cách làm
thiếu thận trọng này sẽ gây ra sự không đồng nhất về trải nghiệm khách hàng, có
khả năng tạo ra các cuộc khủng hoảng cho doanh nghiệp khi những trải nghiệm xấu
lan rộng chóng mặt trên mạng qua phương thức truyền miệng.
Lyft đã tập trung nguyên tắc tuyển chọn trên vào chất
lượng trải nghiệm khách hàng. Khi Lyft đánh giá một lái xe tiềm năng, họ tự hỏi
mình – liệu mình có thuê người này đứng ở quầy lễ tân trong một khách sạn sang
trọng không?
No comments:
Post a Comment