Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các kiến nghị của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7-2010.
Theo thông tin báo chí, dự án này đã chậm tiến độ 55-57 tháng, đến giữa tháng 10-2018 tiến độ tổng thể của dự án mới đạt 82,78%. Vấn đề là PVN báo cáo rằng dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu là Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) sẽ bị thiếu hụt một số khoản tiền so với giá trị hợp đồng EPC được ký điều chỉnh sau khi mức đầu tư điều chỉnh lần hai được duyệt. Thêm nữa, PVN còn khó khăn trong thu xếp vốn còn thiếu, nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành nên dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành. Vì vậy, để “giải cứu” dự án này, PVN kiến nghị Bộ Công Thương cho phép sử dụng khoảng 2.500 tỉ đồng từ nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư được điều chỉnh lần hai và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của tập đoàn để tập trung nguồn lực hoàn thành dự án.
Tuy vậy, điều lạ lùng là tuy PVN chắc chắn đã biết rõ sự chuyển giao quyền quản lý này nhưng họ vẫn kiến nghị và “xin xỏ” với Bộ Công Thương để bộ này báo cáo với Thủ tướng mà không trực tiếp làm điều này với UBQL. Phải chăng PVN muốn “mượn tay” Bộ Công Thương can thiệp với UBQL và/hoặc với Thủ tướng để dễ bề xin xỏ hơn?Đáng lưu ý là, cũng theo báo chí, trong phản hồi của Bộ Công Thương với báo cáo của PVN, bộ này đã yêu cầu PVN báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQL). Phải nói luôn phản hồi này là hợp lý vì UBQL hiện đã là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nên mọi quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lý, phê duyệt của cơ quan này (tất nhiên là có sự tham vấn của Bộ Công Thương và các bộ có liên quan về những vấn đề trong hoạt động của ngành áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong ngành).
Điều lạ thứ hai nữa là tại sao khi nhận được báo cáo của PVN, Bộ Công Thương lại không trả lời thẳng với PVN rằng bộ này không còn trách nhiệm quản lý nữa, và PVN phải hỏi UBQL mới “đúng người đúng việc”. Thay vào đó, Bộ Công Thương lại gửi văn bản lên Thủ tướng với mục đích không được tuyên bố rõ.
Thêm một chi tiết đáng chú ý nữa là đáp lại kiến nghị của PVN xin điều chỉnh tiến độ dự án, “đoàn công tác liên ngành” đã cho ý kiến. Sự xuất hiện đột ngột của đoàn công tác liên ngành này thay cho Bộ Công Thương làm dấy lên một loạt câu hỏi như đoàn này gồm những thành phần nào, có sự tham gia của UBQL không, và, thêm một lần nữa, tại sao lại là đoàn công tác liên ngành mà không phải là duy nhất UBQL đứng ra trả lời và quyết định đúng như chức năng của nó được pháp luật quy định?
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến lời phát biểu của ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBQL tại lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ Bộ Công Thương sang UBQL ngày 10-11-2018. Theo đó, ông Anh nhấn mạnh mặc dù các doanh nghiệp được chuyển giao về UBQL nhưng vẫn tiếp tục chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, và đề nghị hai đơn vị tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty đạt kết quả cao nhất.
Xâu chuỗi lại những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy quan hệ giữa Bộ Công Thương với PVN thực chất vẫn chưa thay đổi và vai trò của UBQLvới PVN trong trường hợp này mang tính danh nghĩa. Hơn nữa, dù đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng sự phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giữa Bộ Công Thương và UBQL dường như vẫn chưa “thông”. Việc nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa UBQL với các bộ chuyên trách như Bộ Công Thương thậm chí còn có thể làm cho người ta hiểu rằng rốt cuộc thì UBQL cũng chỉ có vai trò như một bộ chuyên trách giống các bộ khác. Theo đó, họ sẽ không tự chủ, tự quyết được những nội dung công việc liên quan đến vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi được pháp luật cho phép, trái với sứ mệnh và kỳ vọng đặt ra cho họ trước khi cơ quan này được thành lập.
No comments:
Post a Comment