Friday, 15 February 2019

Đánh giá, xếp hạng ngân hàng - Nhìn từ kinh nghiệm thế giới (Bài đăng trên TBKTSG, 16/2/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/285181/danh-gia-xep-hang-ngan-hang--nhin-tu-kinh-nghiem-the-gioi.html

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), có hiệu lực từ ngày 1-4-2019. Thông tư này thay thế Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ban hành quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM).

Hệ thống tiêu chí được sử dụng để xếp hạng gồm sáu yếu tố: vốn (trọng số 20%), chất lượng tài sản (30%), quản trị điều hành (10%), kết quả hoạt động kinh doanh (20%), khả năng thanh khoản (15%), mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (5%). Căn cứ vào mức điểm xếp hạng đạt được, TCTD được xếp vào một trong các hạng sau: tốt (A), khá (B), trung bình (C), yếu (D) hoặc yếu kém (E).

Kết quả xếp hạng sẽ chỉ được thông báo cho TCTD và NHNN chi nhánh tỉnh và thành phố mà không được công bố rộng rãi. Thậm chí, thông tư còn quy định việc lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng phải theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng. Đây là một thay đổi lớn của Thông tư 52 so với Quyết định 06, bởi theo Quyết định 06 thì kết quả xếp hạng này được công bố trên trang web của NHNN.

Sự cần thiết có hệ thống xếp hạng

Nhiều nơi trên thế giới áp dụng một mô hình xếp hạng ngân hàng nào đó nhằm mục đích đưa ra được các chỉ số (dưới dạng con số cụ thể) phản ánh mức độ rủi ro mà TCTD đang đối mặt. Lợi ích chính của việc xếp hạng là nó tạo ra một khuôn khổ chung với những cấu thành cụ thể, dựa vào đó những thông tin định tính và định lượng của TCTD được thu thập và phân tích một cách nhất quán, từ đó tập trung nỗ lực thanh tra, giám sát vào những chỉ tiêu dưới chuẩn. Ở nhiều nước, theo quy định, TCTD nào dưới một mức chuẩn nào đó sẽ tự động bị thanh tra, giám sát. Do đó, việc xếp hạng sẽ xác định được TCTD có khả năng gặp rắc rối trong tương lai để tối ưu hóa các nguồn lực thanh tra, giám sát, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể (ví dụ, chất lượng tài sản yếu kém, quản trị rủi ro tín dụng yếu, lợi nhuận thấp...)(1).

Xếp hạng TCTD sẽ cung cấp một bức tranh đầy đủ về tình hình hiện tại và tương lai của hệ thống các TCTD, nhờ đó cho biết những điểm mạnh, yếu và rủi ro của TCTD. Nó cũng là cơ sở để cơ quan chức năng chủ động can thiệp sớm trong quá trình thanh tra, giám sát. Sự can thiệp sớm sẽ tập trung vào buộc TCTD khắc phục những điểm yếu lộ diện qua quá trình đánh giá, xếp hạng nhằm giảm thiểu khả năng sự yếu kém này tiếp tục xấu đi, dẫn đến nguy cơ phá sản và giải thể TCTD. Sự yếu kém về quản lý rủi ro và quản trị điều hành cần được đặc biệt quan tâm vì những khiếm khuyết trong các lĩnh vực này thường là chỉ dấu chính cho khủng hoảng của TCTD trong tương lai.

Mô hình xếp hạng ngân hàng CAMELS

Với sáu tiêu chí xếp hạng trên, có thể nói mô hình xếp hạng ngân hàng của NHNN hoàn toàn tương đồng với mô hình CAMELS ra đời và được áp dụng đầu tiên tại Mỹ bởi các cơ quan quản lý chức năng như Ngân hàng Dự trữ liên bang và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang... cho tất cả các TCTD của nước này (khoảng 8.000 tổ chức), sau đó lan tỏa sang các nước khác. Mô hình xếp hạng CAMELS dựa trên sự thanh tra tại chỗ kết hợp với phân tích các tỷ lệ trên báo cáo tài chính nhằm đánh giá và phân loại tình hình tổng thể về sức khỏe của một ngân hàng.

Các yếu tố phản ánh tình hình tổng thể của ngân hàng theo mô hình CAMELS cũng chính là sáu yếu tố được sử dụng bởi NHNN, và được viết tắt bởi sáu chữ cái, gồm C - Capital (vốn), A - Assets (chất lượng) tài sản), M - Management Capability (khả năng quản trị, điều hành), E - Earnings (kết quả kinh doanh, lợi nhuận), L - Liquidity (tình hình thanh khoản), S - Sensitivity (mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, đặc biệt là lãi suất).

TCTD được xếp hạng từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất) cho từng tiêu chí đánh giá trên. Kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi mà chỉ được thông báo cho hội đồng quản trị và những nhà quản lý cấp cao nhất của TCTD với lý do chủ yếu là giảm thiểu khả năng xảy ra sự đổ vỡ khi một TCTD nào đó nhận được kết quả xếp hạng kém đi. Tuy nhiên, điểm khác biệt với Việt Nam là ở Mỹ, Quốc hội nước này có thể tiếp cận được kết quả xếp hạng TCTD (thông qua, ví dụ, điều trần và các báo cáo của cơ quan chức năng) để nắm được tình hình an toàn và sức khỏe của ngành tài chính(2)(3).

Nên hay không nên công bố kết quả xếp hạng?

Về lý do không công bố kết quả xếp hạng ngân hàng, khi dự thảo thông tư, NHNN có giải thích rằng, do mục đích khác nhau, nên ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính tại nhiều nước trên thế giới đều không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng các ngân hàng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước và quốc tế thực hiện định kỳ. Một lý do khác nữa là việc công bố này “có tính nhạy cảm cao”.

Trên thực tế, việc đánh giá, phân loại và công bố thông tin về tình hình hoạt động và sức khỏe của TCTD không phải là không được phép, không nên trong mọi trường hợp. Một minh họa điển hình là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố kết quả đánh giá sức khỏe và khả năng chịu đựng rủi ro của khoảng 130 TCTD hoạt động trong Cộng đồng chung châu Âu qua các đợt kiểm tra định kỳ và bất thường được ECB phối hợp với các cơ quan giám sát của các quốc gia thành viên(4). Kết quả đánh giá sức khỏe này chứa đựng những thông tin rất “nhạy cảm”, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của một ngân hàng nào đó. Với ECB, sự công bố kết quả này là cần thiết bởi một trong những mục đích của việc đánh giá và công bố này là để tăng cường chất lượng thông tin hiện có về tình hình của TCTD.

Một minh họa khác liên quan đến việc công bố thông tin “nhạy cảm” về sức khỏe của TCTD là việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) khi đề cập đến vấn đề công bố thông tin liên quan đến ngân hàng yếu kém cũng không hề khuyến nghị rằng không nên, không được công bố các thông tin này. Thay vào đó, họ chỉ khuyến nghị rằng việc công bố thông tin cần phải được xem xét tùy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở liệu nó có đóng góp tích cực vào mục tiêu xử lý các ngân hàng yếu kém và duy trì sự ổn định của toàn hệ thống hay không. Tuy nhiên, BIS khuyến khích việc công bố này trong phạm vi cho phép và yêu cầu của pháp luật.

BIS còn công nhận rằng việc công bố kế hoạch hành động toàn diện và đáng tin cậy khắc phục các tồn tại của TCTD yếu kém có thể sẽ giúp duy trì và phục hồi lòng tin vào TCTD. Ngược lại, BIS cảnh báo rằng sự công bố chậm trễ sẽ tạo ra kẻ thắng, người thua (là những người gửi tiền mới) do bất đối xứng thông tin khi một số người nào đó tiếp cận được những thông tin này. Tất nhiên, theo BIS, việc công bố quá sớm thông tin bất lợi có thể dẫn đến việc đổ xô rút tiền gửi của dân chúng, làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng(5).

Thực tế thì cho dù kết quả xếp hạng ngân hàng chỉ được gửi cho một số đối tượng hạn chế nhưng kết quả này vẫn hoàn toàn có khả năng rò rỉ ra công luận. Chẳng hạn, việc xếp hạng khả năng quản trị, điều hành ngân hàng (M) của ngân hàng Wells Fargo bị tụt hạng xuống mức “3” trong năm 2017 đã bị rò rỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặc dù việc tiết lộ thông tin trái quy định này là một vi phạm hình sự(3). Khả năng đặt ra là sự rò rỉ bắt nguồn từ báo cáo của cơ quan chức năng về việc giám sát Wells Fargo lên Quốc hội Mỹ và người trong Quốc hội muốn công chúng có cái nhìn xấu đi về ngân hàng này.

Như vậy, nhìn chung việc công bố kết quả xếp hạng vẫn có thể là cần thiết trong một số trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, có lẽ NHNN cần có những sửa đổi phù hợp theo hướng này trong Thông tư 52 để mở đường cho những trường hợp cần phải công bố kết quả đánh giá, xếp hạng ngân hàng nhằm mục đích chung là cải thiện sức khỏe của TCTD yếu kém và duy trì ổn định hệ thống. 
(1) https://www.bis.org/bcbs/publ/d330.pdf
(2) https://www.federalreserve.gov/boarddocs/press/general/1996/19961224/
(3) https://www.vedderbanking.com/2018/01/wells-fargos-camels-rating-leaked/
(4) https://www.bankingsupervision.europa.eu/banking/comprehensive/html/index.en.html
(5) https://www.fsa.go.jp/inter/bis/bj_20020404.pdf

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).