Sunday, 29 August 2021

Bài toán lao động nhập cư hậu phong tỏa (Bài đăng trên KTSG, 29/8/2021)

https://thesaigontimes.vn/?p=319082&preview=true&preview_id=319082

Đại dịch kèm phong tỏa, giãn cách đã buộc hàng chục ngàn người lao động nhập cư từ các địa phương khác đến các trung tâm công nghiệp ở miền Bắc và Nam phải trở về quê quán cách xa đó dăm trăm, thậm chí đến cả ngàn kilomet trong hoảng loạn bởi không thể nương náu lại khi doanh nghiệp đóng cửa, không còn tiền ăn và tiền trọ.

Khi đại dịch dịu đi, các doanh nghiệp sẽ mở cửa trở lại (nếu còn sống sót!) nên sẽ tuyển dụng trở lại. Lúc đó có  thể kỳ vọng một làn sóng ngược người lao động từ khắp nơi lại đổ về các trung tâm công nghiệp cả nước. Tuy nhiên, kỳ vọng này chỉ thành sự thật nếu người lao động biết chắc rằng lần quay trở lại này sẽ là lâu dài, và sẽ không (sớm) có một cuộc tháo chạy tổng lực tìm đường sống lần thứ hai, ba như vừa rồi.

Vì không có gì đảm bảo rằng dịch bệnh sẽ không quay trở lại và phong tỏa sẽ không tái diễn nên thời gian đầu, có thể kéo dài hàng tháng, các doanh nghiệp ở các trung tâm công nghiệp sẽ nhiều khả năng phải chứng kiến nạn thiếu hụt lao động thậm chí đến mức trầm trọng.

Để cân bằng cung cầu lao động trong hoàn cảnh (tạm thời) thiếu hụt như vậy thì các doanh nghiệp buộc phải tăng mức đãi ngộ để hấp dẫn người lao động tại chỗ, vùng lân cận, và đặc biệt là từ các địa phương khác quay trở lại làm việc, bất chấp các rủi ro an sinh vẫn rình rập. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tổn phí thêm tiền đào tạo, tái đào tạo lại nhân công, bởi hoàn toàn có thể một lượng nhân công đã bỏ về qua, rời khỏi doanh nghiệp là “một đi không trở lại”.

Hậu quả của gánh nặng trên đối với doanh nghiệp là hiển nhiên và sẽ ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Nhưng họ cũng chẳng biết làm gì hơn, một khi mô hình sản xuất, kinh doanh của họ vẫn phải dựa vào nguồn lao động nhập cư dồi dào (và lương thấp) so với tuyển dụng tại chỗ.

Cần lưu ý thêm rằng không chỉ đại dịch mà các biến cố khác cũng có thể đẩy các doanh nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư rơi vào tình cảnh tương tự. Lạm phát cao làm cho đồng lương của người lao động nhập cư teo tóp trong khi nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống và gia đình, con cái không thể cắt giảm hơn được nữa. Rơi vào cảnh này thì nhiều người lao động nhập cư sẽ lại chọn con đường quay về quê để tồn tại chứ không thể sống mòn mãi tại nơi đô thị.

Tình cảnh/rủi ro trên đặt ra một số vấn đề ngắn và trung hạn. Về phía doanh nghiệp, trong ngắn hạn, một mặt cần hỗ trợ người lao động tối đa để họ quay trở lại làm việc, tạm thời yên tâm với một tương lai còn nhiều bất định. Tiền lương có thể không tăng (mạnh), nhưng doanh nghiệp cần cam kết đảm bảo cung ứng một số điều kiện tồn tại cơ bản cho người lao động trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi có biến cố xảy ra, như hỗ trợ một phần tiền thuê nhà và trợ cấp (tạm thời) nghỉ việc khi doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa vì một lý do nào đó.

Tất nhiên là sẽ có nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được, hoặc vì nguồn lực mỏng, khi đóng cửa dù là tạm thời thì cũng không có nguồn thu nhập/dự trữ nào khác; hoặc vì mô hình kinh doanh của họ là dựa trên lao động giá càng rẻ càng tốt.

Với loại doanh nghiệp nguồn lực mỏng, Chính phủ có thể đóng vai trò “bà đỡ” trong những lúc khó khăn thông qua việc (cam kết) cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, hoặc tài trợ, để trả lương, hỗ trợ cho người lao động. Điều này thì Chính phủ cũng đang làm, cho dù kết quả thì như... chưa làm!

Với loại doanh nghiệp sống nhờ vào “bóc lột” nhân công, có thể họ cũng tận dụng sự trợ giúp tương tự của Chính phủ. Nhưng do bản chất của mô hình kinh doanh của họ nên sẽ đến một thời điểm nào đó mà chi phí nhân công, kể cả sau khi đã trừ đi hỗ trợ của Chính phủ, nếu có, trở nên đắt đỏ, không còn hấp dẫn để duy trì mô hình kinh doanh của họ. Lúc đó, hãy coi đại dịch và hậu đại dịch là một cuộc sàng lọc tự nhiên để gạt bỏ những yếu tố không còn hợp thời, không đáng được lưu giữ bằng mọi cách.

Chính phủ cũng có thể trợ giúp doanh nghiệp hậu đại dịch thông qua việc phối hợp với doanh nghiệp và chính quyền các địa phương tổ chức các đợt đưa người lao động tại các địa phương trở lại các trung tâm kinh tế, công nghiệp trong trật tự, an toàn, với chi phí hợp lý.

Trong trung hạn, Chính phủ cần kéo dãn các trung tâm công nghiệp, kinh tế ra cả nước. Mục đích không chỉ để xóa bỏ chênh lệch phát triển và thu nhập giữa các địa phương và người dân, mà còn giảm các tác hại kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội đi đôi với vấn đề lao động nhập cư. Một lợi ích hiển nhiên khác là doanh nghiệp sẽ ít chịu rủi ro biến động nhân lực hơn.

Để thực hiện kéo dãn các trung tâm kinh tế và công nghiệp, đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt và đường thủy, Chính phủ cần tăng cường năng lực giáo dục và đào tạo cho các địa phương để đáp ứng nhu cầu nhân lực đủ mọi cấp độ của các doanh nghiệp đang và sẽ chuyển đến hoạt động tại địa phương.

Bên cạnh đó, điều quan trọng mà Chính phủ cần làm là phối hợp, giám sát các địa phương để đảm bảo cuộc đua phát triển giữa các địa phương là một cuộc đua lành mạnh, bằng những giải pháp và công cụ lành mạnh – như đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng minh bạch và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương – chứ không phải là cuộc đua xuống hố thông qua giảm/miễn thuế, tăng ưu đãi.

Với những trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của đất nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương..., do sự hấp dẫn riêng có của chúng nên luôn có một bộ phận lớn lao động nhập cư tìm cách gắn bó lâu dài. Một trong những việc Chính phủ có thể làm để giúp cho bộ phận lao động này cũng như doanh nghiệp tuyển dụng họ là cung cấp nơi ở/ký túc xá với giá thuê rẻ, ổn định. Nguồn cung các chỗ ăn ở kiểu này hợp lý nhất là nguồn mà các địa phương này đang, đã và sẽ có kế hoạch dành cho phát triển nhà ở xã hội. Hình thức nhà này hiện tại theo hình thức mua đứt bán đoạn, không giúp gì mấy cho số đông lao động nhập cư bởi chúng chỉ dành cho một số ít là người được mua, ít hơn nhiều số người có nhu cầu thuê trong thời gian làm việc tại địa phương, trong khi vẫn có nhiều sai sót về đối tượng được mua, vẫn phải tiêu phí nguồn lực công như hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế, phí đất đai...

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).