Sunday 21 November 2021

Lan man về tài sản ảo (Bài đăng trên KTSG, 21/11/2021, bản gốc)

https://thesaigontimes.vn/lan-man-ve-tai-san-ao/

Gầy đây, thông qua công việc mới là xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro và phê duyệt tín dụng, tôi có dịp tiếp xúc và thẩm định nhiều công ty kinh doanh, cho vay, cầm cố, giám hộ các loại tài sản ảo (virtual assets), là các loại tiền mã hóa, từ bitcoin đến ethereum và hàng trăm đồng tiền các loại khác như Shiba Inu... ở khắp thế giới. Có ở bên trong mới biết đây là cả một thế giới rộng lớn và đang phát triển mạnh mẽ từng giờ, từng ngày, và rất... béo bở!

Một công ty loại này có trụ sở ở New York, mới mở chi nhánh ở Singapore và London gần đây. Hồi cuối tháng 9, tổng dư nợ cho vay các loại tiền mã hóa của họ tính theo đô la Mỹ mới chỉ là hơn 11 tỷ đô la Mỹ, với biên độ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động khoảng trên 2 điểm %, với tổng số nhân viên khoảng 140 người ở các châu lục. Đến thời điểm hiện tại, sau chưa đầy hai tháng, tổng dư nợ đã tăng trên 16 tỷ đô la. Tính trên biên độ chênh lệch lãi suất 2 điểm % thì doanh thu sơ bộ đã đến cả triệu đô la/ngày và dăm bảy ngàn đô la/nhân viên/ngày.     

Đấy mới chỉ là mảng cho vay, chưa kể đến doanh thu từ các mảng kinh doanh khác như trading (bản thân công ty cũng có một nền tảng trading các loại tiền ảo với đội ngũ trader chuyên nghiệp), môi giới, cầm cố và giám hộ tài sản (cũng là các loại tiền mã hóa).

Công ty đang đẩy mạnh tuyển dụng thêm hàng trăm người tại các châu lục để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tiền ảo 24 giờ/7 ngày/tuần ở khắp thế giới mà một mình trụ sở chính ở New York không thể kham nổi. Cho đến hiện tại, phần lớn hoạt động của công ty đều diễn ra trực tuyến, nhân viên vẫn làm việc từ xa đến hơn một năm nay.

Sự tăng trưởng dốc ngược như vậy đã tạo điều kiện cho công ty đãi ngộ nhân viên rất tốt qua các chế độ phúc lợi, lương, thưởng... trội hơn hẳn các công ty địa phương, và đủ hấp dẫn để lôi kéo nhân viên từ cả các tổ chức tài chính hàng đầu như Goldman Sachs, JPMorgan, và Morgan Stanley ở New York, Singapore và London về làm việc cho họ.

Điều cũng đáng nói là chính sách hoạt động của công ty rất minh bạch, tự nguyện tuân thủ hoàn toàn các quy định pháp luật ở những nơi, những nước nó có hoạt động kinh doanh. Nhân viên được tăng cường các khóa đào tạo về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo qua mạng và các quy chế hoạt động tuân thủ khác (compliance).

Xét về bản chất, hoạt động kinh doanh của công ty không khác gì các công ty kinh doanh hàng hóa khác như dầu mỏ, kim loại, chứng khoán và phái sinh, và các công ty tài chính cầm đồ, cho vay tiêu dùng tín chấp..., với khác biệt chỉ là loại tài sản được mang ra kinh doanh mà thôi. Chính vì vậy, nhân viên trong công ty này hay những đối thủ/đối tác không hiếm khi có xuất thân là các trader từ các công ty kinh doanh hàng hóa và công ty tài chính hay ngân hàng thương mại thông thường.  

Nói lan man như vậy để cho thấy những nước nào đi đầu, hoan nghênh, chủ động và tích cực đón nhận những startup, những công ty kinh doanh tài sản ảo như Singapore thì sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho quốc gia. Lợi ích này không chỉ đến dưới dạng công ăn việc làm với thu nhập cao cho công dân và nguồn thuế và chi tiêu thu được từ công ty và nhân viên. Hơn thế, những nước đi đầu này còn xây dựng được thành công hình ảnh là một trung tâm tài chính cực kỳ sôi động, hiệu quả, và minh bạch, tuân thủ các quy chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc tế, ngày càng trở nên thỏi nam châm hấp dẫn dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ vào đây.

Tất nhiên, không phải nước nào cũng có một cái nhìn xa, thoáng đạt và cởi mở về việc kinh doanh các tài sản ảo như Singapore, Hong Kong. Trung Quốc và Việt Nam là một số trong đó. Nhưng đằng sau lập trường chính sách “nói không” với tài sản ảo, tiền mã hóa như của Việt Nam không hiếm khi là lý do đơn giản rằng nhà quản lý thực ra không hiểu rõ bản chất tài sản ảo, đánh đồng mọi loại tiền mã hóa (và rủi ro đi kèm) với “tiền” do mấy cái nền tảng tiền ảo lừa đảo nở rộ trong thời gian qua ở Việt Nam và nhiều nước. Khi đã không hiểu rõ bản chất, lợi ích và rủi ro, lại phải đương đầu với hàng loạt vụ lừa đảo thì phản ứng chính sách thường thấy (và có thể hiểu được, thông cảm được) là... cấm luôn “cho nó lành”! Cũng bởi vậy mà cơ quan quản lý chức năng cho đến tận gần đây vẫn không công nhận các loại tiền mã hóa, tiền ảo và cấm dùng tiền mã hóa/ảo làm phương tiện thanh toán.

Lý do này có vẻ đúng với Việt Nam hơn. Một trong những biểu hiện của việc không, chưa hiểu đúng bản chất và lợi ích cũng như rủi ro gắn với tiền mã hóa là việc nhà quản lý đã từng lúng túng, nhầm lẫn về khái niệm cơ bản của tiền điện tử, tiền di động theo kiểu “là tiền nhưng không phải là tiền mà lại là tiền” (1).

Tất nhiên, còn một lý do khác khá “thâm sâu” mà những nước như Trung Quốc quyết liệt chống đối tiền ảo suốt từ năm 2013. Đó là vì họ từ lâu nay đã có ý đồ muốn loại bỏ khỏi cuộc chơi mọi đối thủ cạnh tranh cho đồng tiền ảo riêng của mình (tiền số ngân hàng trung ương) ra đời và độc quyền trong thế giới tiền ảo trong lãnh địa quốc gia.

Nhưng lý do trên xem ra không đúng với Việt Nam. Chỉ gần đây Chính phủ mới yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo (2). Bộ Tài chính cũng chỉ thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cách đây không lâu. Những điều này cho thấy thái độ và lập trường với tiền ảo, tài sản ảo của Việt Nam cho đến tận gần đây vẫn chủ yếu được hình thành trên cơ sở nghi ngại, lo lắng mà chưa thấy được những lợi ích, xu hướng phát triển tất yếu của chúng.

Lập trường trên của Việt Nam không chỉ làm chúng ta chậm chễ, bỏ lỡ cơ hội gặt hái sự tăng trưởng bùng nổ của tiền ảo trong thời gian qua như những nước trong khu vực cụ thể là Singapore và Hong Kong đã và đang được hưởng. Điều quan trọng không kém là sự chậm chễ leo lên chuyến tàu mang tên tiền ảo đã làm giấc mơ biến TP.HCM thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, cạnh tranh được với Singapore và Hong Kong một ngày không xa thành... thêm xa ngái!

----

(1) https://www.thesaigontimes.vn/td/296826/Roi-ram-tien-di-dong-tien-dien-tu.html/#286881   

(2) https://laodong.vn/kinh-te/ngan-hang-nha-nuoc-se-thi-diem-su-dung-tien-ao-cong-nghe-blockchain-925918.ldo

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).