Wednesday, 28 March 2012

Nhân vụ xử cán bộ Vinashin

Bài này tớ viết hồi tháng 8 năm 2010 thì phải, để trên blog cũ. Chắc vì nó và một số bài khác tương tự nên cái blog vô tội của tớ bị các đồng chí hacker mũ đen hay mũ đỏ tớ cũng chẳng biết nữa chiếm làm của riêng. Nay bác Bình được ra hầu tòa, tớ chợt nhớ ra bài này nên tìm và post lên đây cho bà con đọc chơi. Bài có tiêu đề như một tiếng khóc đưa ma.
---------------------------
Vinashin ơi, hỡi Vinashin – chả trách!

Đọc bài “Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình: “Do bung ra không đúnglúc...” trên Pháp luật & Đời sống mà cứ phải than trời về cái đầu, cái tầm, cái trình độ tư duy của một ông Tổng và những chuyện xung quanh chúng, để rồi phải thốt lên rằng với những người như ông Tổng này, và cả những ai đằng sau ông ấy thì Vinashin không phá sản mới là lạ!

Trả lời câu hỏi của phóng viên, “nghĩ sao mà lại mua tàu Hoa Sen hơn ngàn tỷ rồi nay đắp chiếu?”, ông Bình đáp rằng: “Mua tàu Hoa Sen xuất phát từ chủ trương đầu tư một đội tàu biển cao tốc Bắc-Nam. Nếu đầu tư đường sắt cao tốc hoặc đường bộ Bắc-Nam thì phải mất hàng chục tỷ USD, thời gian mất hàng chục năm, khó đảm bảo an toàn khi bão lũ, tai nạn giao thông... Trong khi đó, đầu tư đội tàu chỉ hết khoảng 2 tỷ USD, hoàn thành trong vòng 3-5 năm và cần khoảng tám con tàu như Hoa Sen, 3-4 cảng, chi phí sẽ rẻ hơn vận chuyển trên bộ, không bị mưa lũ...”. Thật kỳ lạ khi ông đi so sánh vận tải thủy (thường để chở hàng hóa) với đường sắt cao tốc (chỉ chở được người), và cho rằng vận chuyển trên bộ sẽ chịu ảnh hưởng của mưa lũ, nhưng lại lờ đi chuyện vận tải đường biển sẽ bị ảnh hưởng của gió bão.

Ông còn kể ra những nguyên nhân làm cho chủ trương này phá sản: “Nhưng không may là mới chỉ mua một chiếc đã gặp thời điểm khủng hoảng, phía Trung Quốc đóng cửa khẩu, xe hàng trong nước chưa quen đi đường biển, mà chúng tôi chỉ chở xe lớn nên ít khách. Chạy thêm được một tháng thì thấy lỗ quá, phải dừng lại”. Trung Quốc chắc đã mở cửa khẩu lại (nếu quả thật có đóng) nhưng chắc ông Bình vẫn không thấy có khách từ Trung Quốc? “Xe hàng trong nước chưa quen đi đường biển” mà ông vẫn nhắm mắt cho mua tàu, chứng tỏ ông và bộ sậu của ông không hề làm, không hề có khái niệm gì về điều tra thị trường khi xây dựng một dự án kinh doanh nào đó. Cái việc “chỉ chở xe lớn nên ít khách” càng chứng tỏ nhận định này.

Khi được hỏi về phương hướng xử lý con tàu này, ông tự tin “Đã có hướng xử lý”. Đang phân vân không biết ông xử lý kiểu gì, thì ông nhấn mạnh “kiểu gì mình cũng phải phát triển. Mình chỉ cố chịu đựng thêm một thời gian nữa”. À, hóa ra là xử lý kiểu chịu đựng (tức cứ để nó nằm chịu lỗ ở đó), rồi tiếp tục mua thêm một vài con tàu cao tốc kiểu như vậy. Ông còn “tiết lộ” thêm: “Quan điểm của Chính phủ là vẫn phải phát triển đường cao tốc trên biển. Đến thời điểm nào thì do thị trường nhưng mình phải chuẩn bị trước”. Hóa ra chủ trương đầu tư mua tầu Hoa Sen và những con tàu tương tự không phải là do ông Bình nghĩ ra, mà ông chỉ là người thực hiện, nên chúng ta lâu nay vẫn chỉ trích sai người! Từ chi tiết này, có lẽ phải kêu gọi dư luận có cái nhìn nhân ái hơn với ông Bình, ít nhất trong chuyện mua tàu rồi để nằm chơi, vì ông Bình không phải là tội đồ duy nhất, và cũng không phải là người khởi xướng.

Nhưng nói gì thì nói, vẫn không thể không tức khi nghe ông chống chế với phóng viên khi bị vặn rằng liệu tàu Hoa Sen chỉ là một cái xà lan được hoán cải. Ông cho biết: “Sai hoàn toàn. Đây là một tàu khách hiện đại, tiện nghi như tàu du lịch khách sạn năm sao. Trên thế giới ít có tàu như vậy”. Câu này chỉ làm cho người ta thấy ông không những nói câu sau “đá” câu trước, khi bên trên ông đổ tại rằng tàu chỉ để chở xe (tải) lớn nên ít khách, mà còn thấy ông (và những người có trách nhiệm trên ông cho duyệt phương án mua tàu, nếu có) rất “chịu chơi” và “sáng tạo”. Tại sao không những là tàu chở khách, mà còn “hiện đại” mà ông lại mang ra để chở xe tải? Tại sao thế giới ít dùng (vì có ít tàu như vậy) mà ông lại “sáng tạo, đi tắt đón đầu”, bê về dùng để chở xe tải ở Việt Nam?

Khi biện minh cho vấn đề đầu tư dàn trải, ông chỉ nhận là “Dàn trải ở đây là dàn trải nhà máy đóng tàu chứ không phải ngành khác”, rồi lập luận “Khi trong tay tôi đã có cả mớ hợp đồng đóng tàu trị giá tới 17 tỷ USD mà tôi không đầu tư thì làm sao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”. Ông quả là có cái lối tư duy như của mấy tay tội phạm lừa đảo kinh tế, khi trong tay chỉ có chút tiền và năng lực chỉ có chút xíu nhưng bằng cách nào đó làm cho đối tác tin tưởng rằng ông là đại gia, có thể làm được những việc cực lớn, nên dễ dàng huy động được một lượng đặt hàng lên tới 17 tỷ USD đảm bảo đủ việc làm cho Tập đoàn cả vài năm trời. Cái gì xui khiến ông “có ít xít ra nhiều” và chạy theo con số để rồi phải ra sức mở rộng đầu tư như vậy? Có lẽ một trong những lý do là bầu sữa của Chính phủ tưởng vô tận trong mắt ông, minh chứng qua việc ông sẵn sàng “kể cả đề nghị Chính phủ hỗ trợ tiếp”.

Ông còn cố tình loanh quanh khi bào chữa rằng “Số tôi không gặp may. Ký xong hợp đồng thì xảy ra khủng hoảng kinh tế. Nhiều đối tác chấp nhận bỏ tiền cọc, hủy hợp đồng. Vốn liếng mình cũng bị kém đi, nhiều dự án không thực hiện được”. Ai cũng hiểu rằng khi đối tác chấp nhận bỏ tiền đặt cọc, hủy hợp đồng thì về nguyên tắc Vinashin chẳng bị thiệt hại gì, thậm chí còn có lợi, vì tiền đặt cọc và tiền thanh toán là để cho từng công đoạn hoàn thành sản phẩm, nên Vinashin cho dù có bị hủy hợp đồng thì cũng chỉ có một phần công việc phải bị dang dở, nhưng quan trọng hơn là phần việc đó vẫn đã được thanh toán hoặc có tiền đặt cọc đảm bảo.

Nực cười hơn nữa là chuyện ông cho biết tỷ số nợ trên vốn của Vinashin chỉ vào khoảng trên 4 lần (thực tế là trên 11 lần). Tôi không cho rằng ông cố tình nói sai vì chuyện này quá quan trọng và có thể dễ dàng kiểm chứng. Tôi tin rằng ông nghĩ tỷ số này đúng là như vậy. Vậy suy ra điều gì? Ông Bình là Tổng Giám đốc mà hoàn toàn mù tịt về tình hình tài chính của tổ chức của mình! Chắc vì thế mà ông cứ thỏa sức đầu tư, thỏa sức vay mượn, vì (chắc là) cho rằng nợ của Vinashin vẫn còn thấp chán, chẳng có gì đáng lo!

Tương tự vậy, ông phủ nhận ý kiến của phóng viên cho rằng nợ quá hạn của Vinashin đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Ông chỉ biết đến mỗi khoản nợ 750 triệu đôla, nhưng lại cho rằng đây là nợ dài hạn, và Vinashin chắc chắn trả nợ được vì “Tới đây, các nhà máy đều đi vào sản xuất, làm ra rất nhiều tiền”. Thưa ông, cứ cho là các nhà máy ông đang đầu tư sẽ có đủ tiền để hoàn thành, đủ hoàn chỉnh để đi vào sản xuất được, nhưng xin hỏi ông một câu đơn giản là khách hàng ở đâu để ông trông mong người ta sẽ đặt hàng đóng tầu ở Vinashin và mang lại rất nhiều tiền cho Vinashin? Hay ông tin rằng những khách hàng đã hủy hợp đồng trước đây nay sẽ quay lại và ngành đóng tàu vẫn ở thời hoàng kim của nó khi các đơn đặt hàng dồn dập đến các nhà máy đóng tàu trên thế giới vượt quá công suất của họ mà nhờ đó Vinashin – với tư cách là kẻ sinh sau đẻ muộn, chẳng có tên tuổi và uy tín gì (xin đừng ảo tưởng ở chỗ này!) sẽ được hưởng “sái” lây? Và “tới đây... làm ra rất nhiều tiền” là thời điểm nào vậy? Hy vọng nó không phải là sau dăm năm nữa, “mưa lắm cũng phải nắng” như lối tư duy “giản dị” của ông. Mà lúc đó thì tiền trả lãi và vốn của Vinashin biến thành nợ quá hạn đã lên đến con số khổng lồ rồi, sao mà còn để ông tự tin rằng nợ quá hạn không đáng kể và chắc chắn sẽ trả được nợ?

Tóm lại, có lẽ phẩm chất duy nhất của ông Tổng Bình là liều và “giản dị”, “ngây thơ” trong tư duy và kiến thức quản lý, kinh doanh, lại được hậu thuẫn bởi một cái chống cực chắc, nên ông cứ thả sức tung hoành và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi con tàu Vinashin được ông trực tiếp chèo lái cặp bến kết cục như hiện nay.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).