Friday, 9 March 2012

Hạ lãi suất VND - những nguyên nhân và tác động (Bai dang tren Dai bieu Nhan dan)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=240130

07:53 | 09/03/2012

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 6.3, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hạ lãi suất tín dụng VND. Để cụ thể hóa chỉ thị này, NHNN cho biết sẽ sớm hạ mặt bằng các mức lãi suất của mình xuống thêm 1%. Theo đó, trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng cũng sẽ được hạ 1%. Nói cách khác, cả Chính phủ và NHNN đã chính thức công khai chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, với thời gian thực hiện chỉ còn tính theo ngày.

Lý giải cho chủ trương hạ ngay lãi suất tín dụng, Chính phủ và NHNN đưa ra 2 lý do chính. Thứ nhất, tình hình thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện. Thứ hai, lạm phát và kỳ vọng lạm phát đã giảm rõ nét trong thời gian qua. Như vậy, cả điều kiện cần (lạm phát giảm) và điều kiện đủ (thanh khoản ngân hàng được cải thiện) đã được thỏa mãn, làm cơ sở vững chắc cho việc giảm lãi suất tín dụng.

Khách quan mà nói, lạm phát đã có xu hướng giảm tốc rõ rệt, và có thể coi đây là kết quả chủ yếu của động thái thắt chặt (hơn) chính sách tiền tệ của NHNN trong năm 2011. Nhưng xu hướng giảm tốc của lạm phát này không tự động dẫn tới, hay nói cách khác, là không đồng nghĩa với việc lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2012 cũng sẽ tiếp tục xu hướng giảm tốc như vậy. Tác động tích cực và trễ từ chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của NHNN trong năm trước sẽ có thể nhanh chóng (và quá mức) bị trung hòa cũng bởi chính chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN trong thời gian tới. Vì vậy, sẽ là rất chủ quan, khiên cưỡng và quá sớm khi nhận định rằng lạm phát năm nay chỉ ở mức dưới 10%, nếu không đặt nó bên cạnh một điều kiện đủ nữa là NHNN phải rất thận trọng và hạn chế trong việc tăng cung tiền.

Về lý do thứ hai, thanh khoản được cải thiện, có thể kết luận luôn rằng đây là kết quả trực tiếp của việc NHNN bơm tiền ra để “cứu” thanh khoản của hệ thống, chứ không phải là kết quả tương tác của các lực lượng thị trường. Nếu không phải vậy, thanh khoản làm sao có thể cải thiện được trong bối cảnh tái cơ cấu ngân hàng – công cụ chính, theo NHNN, để xử lý vấn đề căng thẳng thanh khoản – vừa mới chỉ bắt đầu bằng việc sáp nhập 3 ngân hàng nhỏ, yếu kém, cuối tháng 12 năm trước, và lãi suất huy động thì vẫn bị không chế?

Có thêm 2 bằng chứng rõ nét hơn để bổ trợ cho kết luận này. Bằng chứng thứ nhất là việc NHNN tiết lộ: “... sẽ điều phối cung ứng tiền trong thời gian tới theo hướng tạo ra nguồn vốn để các tổ chức tín dụng có thể sử dụng để cho vay được. Vừa rồi chúng ta mới chủ yếu giải quyết vấn đề thanh khoản, có nghĩa là những vấn đề ngắn hạn, cho nên qua thị trường mở của ngân hàng thì kỳ hạn chỉ có 7 đến 14 ngày. Với kỳ hạn ngắn như vậy chỉ có thể giải quyết được thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Trong các chương trình tái cấp vốn sắp tới, kỳ hạn của chúng tôi có thể tăng lên, thậm chí đến 3 tháng, 6 tháng, tạo ra cú hích ban đầu cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng”. Như thế này, NHNN không những đã thừa nhận rằng cung tiền từ NHNN là yếu tố chủ yếu cứu thanh khoản mà còn tiết lộ rằng cung tiền từ NHNN cũng sẽ là nguồn vốn chủ yếu để cho hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng và hạ lãi suất cho vay trong thời gian sắp tới.

Bằng chứng thứ hai cũng xuất phát từ một tiết lộ của NHNN liên quan đến chuyện tăng dự trữ ngoại hối lên tới 20% trong tháng 2 so với cuối năm trước: “NHNN mua vào ngoại tệ thì đồng thời đẩy ra thị trường một lượng lớn tiền Việt Nam, và khối lượng tiền này không có kỳ hạn, cũng là một dòng vốn nữa cung cấp cho thị trường”. Với ước đoán dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng trên 15 tỷ USD đến cuối năm 2011 thì con số ngoại hối tăng lên trong 2 tháng vừa qua sẽ vào khoảng 3 tỷ USD, cũng đồng nghĩa với việc NHNN đã tung ra thêm khoảng 60 nghìn tỷ VND để thu mua ngoại tệ và tất cả số này đã đi vào lưu thông, hỗ trợ đáng kể thanh khoản và giảm lãi suất tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Tóm lại, mặt bằng lãi suất tín dụng đã có dấu hiệu hạ và thanh khoản đã dồi dào hơn chỉ là kết quả chủ yếu của hành động nới lỏng chính sách, tăng cung tiền của NHNN. Trong bối cảnh triển vọng lạm phát trong thời gian tới sẽ phụ thuộc chủ yếu (như thường lệ) vào mức độ nới lỏng tiền tệ của NHNN, việc nới lỏng chính sách tiền tệ như đã qua và sắp tới của NHNN nhằm kích thích tăng trưởng sẽ dẫn đến một kết cục không thể khác là một chút tăng trưởng thêm sẽ được đánh đổi bằng nhiều hơn thế áp lực lạm phát (vì còn phải cộng thêm cả kỳ vọng lạm phát). Một rủi ro chính từ đây sẽ là nếu Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng quá mải mê với việc “vực” lại khu vực doanh nghiệp được cho là đã bị tổn hại nặng nề bởi chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN trong thời gian qua bằng chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức của mình thì lạm phát cao sẽ nhanh chóng quay trở lại.

Nhân đây, cũng cần nói thêm đôi điều về hành động hạ trần lãi suất (sắp tới) của NHNN. Thủ tướng có chỉ đạo hạ lãi suất tín dụng tức lãi suất cho vay, chứ không phải lãi suất huy động. Như thế, việc NHNN “tự giác” muốn hạ trần lãi suất huy động xuống còn 13% là một hành động vừa không “trúng” (trừ khi Thủ tướng cũng muốn nói là phải hạ cả lãi suất huy động), vừa không cần thiết/thích hợp. Nói không cần thiết/thích hợp vì trần lãi suất chỉ là một công cụ hành chính, chứ không phải là công cụ điều hành chính sách tiền tệ truyền thống của NHNN. Để hạ lãi suất tín dụng (cho vay), NHNN chỉ cần thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ truyền thống của mình như thị trường mở, tái cấp vốn, tái chiết khấu, và dự trữ bắt buộc là quá đủ để tăng cung tiền, làm cơ sở hạ lãi suất cho vay thương mại.

Nếu NHNN cứ khiên cưỡng với việc duy trì trần lãi suất và còn hạ thấp nó xuống thêm (theo chủ trương là mỗi quý hạ đi 1 điểm phần trăm) thì sẽ dẫn đến một khả năng là hệ thống ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào cung tiền của NHNN để mở rộng tín dụng và hạ lãi suất cho vay, trong khi người gửi tiền ngày càng xa lánh với việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Kết cục của việc “khuyến khích” sự ly khai của dân chúng có tài sản khỏi VND như thế này tất nhiên là áp lực lạm phát sẽ tăng lên, và theo đó là tỷ giá cũng sẽ tăng lên (VND tiếp tục mất giá).

Cũng nhân đây xin được lên tiếng cảnh báo một nguy cơ khác là sự sống lại của chủ trương “kích cầu”, “hỗ trợ lãi suất” trong tình hình hiện tại, vốn là một trong những thủ phạm chính gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô nghiêm trọng trong mấy năm qua. Chúng ta sẽ quay trở lại với đề tài này khi nào có dấu hiệu các chính sách này được làm sống lại.

13 comments:

  1. TS Ngọc lại có một bài phân tích rất hay. Trong bối cảnh hiện nay, nếu những thông tin mà TS cung cấp là đúng (NHNN hỗ trợ tín dụng ngắn hạn để tăng tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và NHNN tung tiền ra để mua 3 tỷ USD) thì dự báo chỉ khoảng nửa năm nữa là lạm phát cao sẽ trở lại.

    Một suy luận khác cũng rất đáng quan tâm là mặc dù đã cải thiện được tính thanh khoản nhưng tình trạng khó khăn của doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Điều này chứng tỏ các DN đã rơi vào tình trạng quá bi đát; đến mức mà những nới lỏng tiền tệ khá lớn trong 2 tháng qua vẫn không đảo ngược được xu thế khủng hoảng của chúng, tức là tác dụng của chính sách tiền tệ không còn lớn như trước ? Như vậy, trong bối cảnh không thể nới lỏng tiền tệ quá liều lĩnh như mấy năm trước nữa, thì những nới lỏng tiền tệ nửa vời sẽ không thúc đẩy được tăng trưởng trong khi nguy cơ lạm phát lại rất cao. Quá trình tái cơ cấu lại các DN và Ngân hàng cũng đòi hỏi phải có nguồn tiền rất lớn, trong khi sản xuất bước đầu sẽ phải đình đốn vì phải sắp xếp, cơ cấu lại. Đây cũng là những nhân tố làm tăng thêm áp lực lạm phát.

    ReplyDelete
  2. Anh D. than men

    Toi thi lo ve phia cung tien cua NHNN hon, vi rui ro lon la se bi chi phoi boi nhieu nhom loi ich buoc NHNN phai bom tien vo toi va. Ve phia DN, noi chung kieu gi ho cung van song duoc. Nhieu khi nhung loi keu ca chi la phong dai, va nhu toi da co lan phan tich, con so kho khan chi la thieu so va da phan trong so chung la nhung DN khong lanh manh ve chuyen von lieng (ma nhu vay thi co giai the dau cung co phai la dieu khong tot cho xa hoi dau?)

    ReplyDelete
  3. Tôi đồng ý với anh chuyện cung tiền của NHNN. Chính vì CP không còn con đường nào khác để hỗ trợ tăng trưởng và giúp các DN thuộc nhóm lợi ích của mình (không thể giảm thuế vì CP ngày càng khát tiền để chi tiêu ngân sách, trả nợ...) nên chỉ còn cách cung tiền. Theo tin của anh, 2 tháng qua với CSTT nới lỏng thận trọng, ngấm ngầm mà không thấy tác dụng gì trong khi còn nhiều khoản chi khác cần tiền thì sợ rằng CP sẽ công khai trở lại CSTT mở rộng. Việc CP vừa chỉ đạo NHNN bắt các NHTM đồng loạt giảm lãi suất huy động, cho vay là một ví dụ.

    ReplyDelete
  4. Chinh xac, anh D. a. Noi lo tiep theo, nhu toi noi trong bai, la chuyen lam song lai chinh sach "kich cau" va "ho tro lai suat". Toi e ngai la no de dang duoc cho song lai lam.

    ReplyDelete
  5. Đúng là có nhiều DN kêu ca vì quen ăn tham rồi, nay lãi ít thì kêu to. Trong khi có rất nhiều DN vừa và nhỏ đang chết hoặc sống ngoắc ngoải, thì các DNNN đại gia vẫn không sao cả do được sự ủng hộ của hệ thống ngân hàng và các dự án từ ngân sách CP. Sự chuyển động này phản ánh tính kém hiệu quả vì chính những đại gia này mới là những kẻ sử dụng vốn đầu tư lãng phí nhất. Tính chung hiệu quả KT vẫn rất thấp vì việc dẹp bỏ các DN diễn ra phản quy luật kinh tế: Càng làm ăn kém hiệu quả thì càng phải phá sản trước. Thương cho các DN vừa và nhỏ. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP vẫn cao 6% thì hiệu quả của tăng trưởng lại giảm đi. Đây mới là điều đáng lo ngại của quá trình tái cơ cấu DN với mục tiêu hoàn toàn chệch.

    ReplyDelete
  6. Anh đọc thử bài mới này của TS Lai, nguyên Phó vụ trưởng vụ CSTT, NHNN. TS Lai dọa "không khéo cuối năm nay dẫn đến khả năng đình trệ sản xuất, suy thoái và cuối cùng sẽ dẫn đến thiểu phát. Lạm phát và thiểu phát tác động xấu đến nền kinh tế không hề thua kém nhau. Sức mua của xã hội giảm hẳn đi. Ngoài ra, những người bị loại khỏi dây chuyền sản xuất lớn lên, hàng tồn kho cao lên, trong khi đó tiền đầu tư vào sản xuất hàng hóa lại rất lớn"

    Nguy cơ thiểu phát trong năm 2012
    http://vov.vn/Home/Nguy-co-thieu-phat-trong-nam-2012/20123/202639.vov

    ReplyDelete
  7. Và bài này nữa:

    Tăng giá xăng, nghĩ nhiều đến giảm phát
    http://vov.vn/Home/Tang-gia-xang-nghi-nhieu-den-giam-phat/20123/202509.vov

    Chị Hiền những năm 80 làm viện trưởng viện giá, những năm 90 sang phục vụ các bà phó chủ tịch nước, những năm sau 2000 thì nghỉ hưu song thỉnh thoảng vẫn trả lời phỏng vấn.

    ReplyDelete
  8. Toi rat di ung voi may cai ong ba o cac loai Hoi dong voi Uy ban kieu nay lam. Ho phat bieu ma cu nhu toi noi trong bai "Tien si de lam gi?". Ba Hien nay cung vay, voi nhung phat bieu kieu: "Lạm phát và tăng trưởng là câu chuyện gắn bó nhưng không phải lúc nào lạm phát cao cũng có tăng trưởng cao". Nguoi doc ma khong de y hoac khong biet may thi se de bi dan dat theo quan niem sai lam nhung to ra rat logic hinh thuc kieu nay.
    Toi dang nghi la hay anh D. cung nen len tieng, thinh thoan viet mot bai cho bao chi trong nuoc de gop phan "chan chinh" du luan nhi?

    ReplyDelete
  9. Toi quen mat khong noi them mot y quan trong la may ong ba nhu ong Lai, ba Hien dang nham lan mot cach rat tram trong ve khai niem "thieu phat". Duong nhu ho quan niem rang CPI tang cham lai (xuong den muc thap) cung chinh la hien tuong thieu phat. Toi hy vong minh sai (ve chuyen nghi ngo nay) nhung lai tin rang kho co the chung minh duoc ho khong nghi vay. Neu toi dung va nhieu nguoi tin nhu ho thi qua la mot tham kich cho VN.

    ReplyDelete
  10. Hầu như các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà quản lý kinh tế của ta không phân biệt được mấy cụm từ này đâu: inflation (lạm phát), desinflation (giảm phát), deflation (thiểu phát). Cũng tương tự như vậy, họ không phân biệt được growth (tăng trưởng), recession (tăng trưởng trì trệ hay viết ngắn gọn là trì trệ) và depression (suy thoái). Do đó khi nghe các bài phát biểu hay đọc viết bài của họ, mình phải đọc thêm nhiều câu nữa mới mới hiểu đúng ý họ. Ví dụ ông Lai dùng từ thiểu phát song đọc kỹ có khi lại là giảm phát; trường hợp bà Hiền cũng vậy. Có thể kể thêm hàng loạt từ ngữ nữa mà giới KT VN đang lẫn lộn lung tung như các loại chỉ số giá, các loại thâm hụt ngân sách... Tôi không viết bài vì trước đây viết bị phê bình nhiều nên chán rồi. Vả lại, cán bộ trước tiên là phải tuyên truyền chính sách của lãnh đạo chứ không được nói ngược. Ở VN còn có chuyện lãnh đạo yêu cầu cán bộ làm trong ngành nào thì viết trong phạm vi ngành đó, ví dụ tôi làm trong ngành tài chính thì đừng xía vào chuyện CSTT của Ngân hàng nhà nước. Tất nhiên nếu viết bài vô thưởng vô phạt thì chẳng sao, song gai góc 1 chút, mạnh mồm 1 chút là bị chấn chỉnh ngay.

    ReplyDelete
  11. Anh đọc đoạn phát biểu của TS Lai tôi trích ở trên thì thấy TS Lai nói "không khéo cuối năm nay dẫn đến khả năng đình trệ sản xuất, suy thoái và cuối cùng sẽ dẫn đến thiểu phát..." thì cụm từ suy thoái phải hiểu là trì trệ hay suy trầm, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống nhiều nhưng vẫn dương chứ không phải là âm.

    ReplyDelete
  12. Danh de xem sao vay. Hy vong la moi chuyen se khong den noi te hai nhu da qua.

    ReplyDelete
  13. Hôm nay là một ngày vất vả của các NHTM vì dân chúng vội vã chạy lãi suất (đi NH gửi tiền). Từ mai lãi suất tái chiết khấu về 12% một năm. Lãi tái cấp vốn cũng được hạ xuống 14% một năm. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình còn tiết lộ "sẽ sớm có văn bản chỉ đạo giảm lãi suất thêm 1% so với trước", tức là sẽ còn 12%, chứ không chờ đến quý sau (trước đây ông dự kiến mỗi quý giảm 1%). Vậy là CSTT mở rộng đã chính thức bắt đầu.

    http://toithichdoc.blogspot.com/2012/03/cstt-mo-rong-chinh-thuc-bat-au.html#more

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).