Wednesday, 14 March 2012

Ngất luôn với đồng chí Tiến sĩ này!

     Đồng chí TS tác giả của bài viết này xứng đáng được coi là một đại biểu xuất sắc cho những loại TS tớ nói đến trong bài “Tiến sĩ để làm gì?” ở trong blog này. Cụ thể, tớ có bình luận thế này:
     “…Hàng ngày, hàng tuần, có biết bao sự kiện, vấn đề quan trọng chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế thồi. Thế nhưng quanh đi quẩn lại chỉ có một số ít khuôn mặt và cái tên “thân thuộc” đến độ hầu như mở báo nào ra cũng thấy của một số ít người nói ra, viết ra. Và trong số đó có một số người là tiến sĩ.
     Lạ cái là, tức cái là một số trong họ (và một số tiến sĩ ít xuất đầu lộ diện khác) nói ra, viết ra có lúc thì như học sinh trả bài (nhưng không thuộc), lúc thì chung chung, chẳng chết ai nhưng cũng chẳng có ích cho ai, lúc thì sai lầm, ngớ ngẩn đến độ người dân bình thường cũng phải tự hỏi học ở đâu mà ra cái nông nỗi thế?”.
     Ừ nhỉ, tớ rất tò mò muốn biết đồng chí TS này học TS ở đâu ra nhi? Có ai biết không thì trả lời giùm tớ với.
---------------------------------
Cần chấm dứt biến động lãi suất để cứu nền kinh tế

Ngân hàng phải có biện pháp tích cực trong việc đưa ra mức trần về lãi suất huy động, Trung Quốc 3,25%; Thái Lan 2%, Mỹ 0,5%, Nhật 1% thì Việt Nam chỉ nên 5%/năm.

Tình hình tài chính hiện nay của các doanh nghiệp thật đáng lo ngại, thị trường chứng khoán buồn tẻ, nhiều sàn giao dịch chứng khoán rục rịch xin giải thể, giá cổ phiếu rớt thê thảm; Thị trường bất động sản có nguy cơ sụp đổ.

Sự siết chặt tín dụng và lãi suất tín dụng cao ngất ngưởng đã làm cho nhiều dự án đình đốn không dám tiếp tục triển khai. Nhiều căn hộ, nhiều căn nhà bán dưới giá gốc vẫn không có người mua.

Những người dân có nhu cầu mua nhà để ở, dành dụm mãi mới có 30% giá trị căn hộ, vay vốn ngân hàng 70% bây giờ đành trả lại nhà, chấp nhận mất tiền đặt gốc vì không thể trả vốn và lãi ngân hàng leo thang như thế.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa cũng lắc đầu ngao ngán khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng nhà máy. Số đông doanh nghiệp thường sử dụng vốn tự có khoảng 25%, vay ngân hàng 75%, trong luận án khả thi của dự án ghi lãi vay vốn dài hạn 8%/năm, vốn lưu động 12%/năm. Hợp đồng tín dụng với NH có điều khoản 6 tháng điều chỉnh một lần.

Ai ngờ bây giờ lãi suất 20% (thậm chí 25%), chỉ một năm trả tiền lãi đã ngốn gần hết vốn tự có rồi, sản phẩm làm ra đội chi phí, giá thành quá cao, làm sao cạnh tranh nổi với thị trường? Chết thật rồi, chết đến nơi rồi…

Doanh nghiệp "chết" hệ lụy khó lường
̣̣̣̣̣
Ngân hàng huy động vốn trong dân là 14%/năm với lý do đảm bảo lãi suất thực dương do tình hình lạm phát. Trong thực tế huy động tín dụng của nhiều ngân hàng thực sự cao hơn 14%, vì thế cho vay thỏa thuận với các doanh nghiệp có nơi đến 22%/năm.

Vấn đề này tôi không đồng quan điểm với các ngân hàng về lãi suất thực dương vì tỷ giá USD so với VND năm 2010 có tăng lên từ 16.900 đồng đến 21.000 đồng/USD.

Nhưng từ đầu năm 2011 đến nay tỷ giá USD đã được kéo xuống còn khoảng 20.600 đồng/USD. Vậy tại sao lãi suất tiền gửi USD có 2%/năm mà lãi suất tiền đồng vẫn huy động ở mức 14%++/năm?

Điều tôi lo lắng cho cái chết báo trước là mặc dù lãi suất cao như thế mà doanh nghiệp vẫn vay, vì họ không còn con đường nào khác.

Đã lỡ vay rồi, đáo hạn nợ mà hàng hóa tồn đọng khó bán, không có tiền trả ngân hàng, nên phải vay khoản sau trả khoản trước cộng với tiền lãi. Nên họ cố cầm cự đến phút chót trông chờ vào một sự may mắn nào đó.

Ngân hàng biết rằng lãi suất huy động quá cao nhưng vẫn phải huy động để cho doanh nghiệp tiếp tục vay, doanh nghiệp mà chết thì ngân hàng làm sao đòi nợ, ngân hàng cũng chết.

Người dân gửi tiết kiệm bắt đầu nhìn vào cái gương “tham thì thâm” nên họ chia nhỏ tiền gửi nhiều nơi, gửi ngắn hạn để lỡ ngân hàng có làm sao thì rủi ro cũng ít. Vì thế gây ra sự thiếu vốn trên toàn hệ thống, lượng cung tiền không đáp ứng đủ cho yêu cầu về vốn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp “chết” (nếu chỉ vài nơi thì là sự bình thường) nhưng “chết” hàng loạt sẽ có nhiều hệ lụy, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc làm, nhu cầu mua sắm giảm, cung sẽ vượt cầu, hàng hóa sẽ tồn đọng và xuống giá, tăng trưởng kinh tế sẽ thụt giảm, nhà nước sẽ thất thu thuế, an sinh xã hội sẽ là bài toán khó.

Những vấn đề xã hội hóa toàn dân về hạ tầng cơ sở, về giáo dục, y tế.. cũng sẽ rất khó vì phú quý sinh lễ nghĩa, doanh nghiệp khó khăn, cán bộ công nhân viên khó khăn lấy đâu ra tiền cho con ăn học tốt, chữa bệnh trong điều kiện tốt. Lại trở về thời kỳ thắt lưng buộc bụng…

Quan hệ cung cầu, có người “chết” sẽ có người hưởng lợi

Các doanh nghiệp đang cắt lỗ, bán tống hàng tồn kho, sản phẩm làm ra thì đội giá do chi phí lãi vay ngân hàng, do chi phí đẩy đầu vào nên không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu cùng loại trong khu vực.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh, nhập hàng từ các nước lân cận về bán vì giá thành hàng hóa của các nước này rẻ hơn do lãi suất của ngân hàng Trung Quốc chỉ có 3,25%/năm, Thái Lan là 2%/năm.

Vậy là khẩu hiệu Người Việt dùng hàng Việt chỉ là phong trào cho vui chứ không thực tế. Người dân thấy hàng hóa nào rẻ hơn, hợp túi tiền là mua. Những dự án bất động sản, doanh nghiệp đang cố gắng mời gọi đầu tư liên doanh để thoát ra tình trạng nợ nần.

Nhà đầu tư trong nước không còn khỏe thì mời nhà đầu tư nước ngoài và các cao ốc sẽ có nhiều người nước ngoài vào ở. Nhà nước lại phải lo nhiều chính sách cho người nước ngoài tạm cư ở Việt Nam. Phức tạp quá!!!

Giải pháp nào cho chúng ta?

Giải quyết các mâu thuẫn của các nhóm quyền lợi là bài toán khó, được mặt này, mất mặt kia.
Nhưng theo tôi, đơn giản nhất là ngân hàng phải có biện pháp tích cực trong việc đưa ra mức trần về lãi suất huy động, Trung Quốc 3,25%; Thái Lan 2%, Mỹ 0,5%, Nhật 1% thì Việt Nam chỉ nên 5%/năm.

Không thể suy nghĩ là lãi suất phải thật dương (so với lạm phát) vì: Yếu tố chính của lạm phát là đồng tiền nội tệ mất giá so với thị trường tiền tệ quốc tế. Tỷ giá USD so với VND từ cuối năm 2010 đến nay là không tăng (còn giảm một chút), Giá vàng tăng hay giảm là do quan hệ cung cầu, giá bất động sản tăng hay giảm là do quan hệ cung cầu (thực tế hiện nay là đang giảm).

Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ là một chỉ số tham khảo chứ không thể xem là yếu tố chính của lạm phát. Giá tiêu dùng tăng hay giảm do yếu tố cung cầu hoặc do chi phí đầu vào tăng mà lãi suất ngân hàng cao là thủ phạm làm tăng giá thành sản xuất.

Lãi suất cao làm khó khăn cho sản xuất trong nước, trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn có, sẽ là thời cơ cho nhập khẩu hàng hóa dẫn đến tình trạng nhập siêu và nhu cầu lớn về ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu sẽ là yếu tố chính làm tăng giá ngoại tệ chuyển đổi. Đây chính là tác nhân gây ra lạm phát.

Chúng ta chưa bao giờ tuyên bố chính thức là quan hệ “kim bản vị” hay “Đôla bản vị” trong thanh toán, mà đó chỉ là thói quen thanh toán trong dân gian mà thôi. Các chủ trương vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là không Vàng hóa hay Đôla hóa trong thanh toán là một chủ trương đúng. Vậy thì Ngân hàng nên mạnh dạn đưa ra khung lãi suất trần tiền gửi là 5%/năm. Lãi suất trần cho vay là từ 6% đến 8%/năm tùy theo loại tín dụng dài hạn hay ngắn hạn. Và có biện pháp xử lý nghiêm minh với mọi sai trái dưới mọi hình thức trong việc huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại.

Làm được việc này sẽ có kết quả:

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà hoạt động kinh doanh có vay vốn sẽ thoát “chết oan”.
Doanh nghiệp không “chết” thì chắc chắn ngân hàng sẽ không “chết” vì họ không bị mất vốn. Ngân hàng huy động thấp, thì cho vay thấp, nhưng ngân hàng vẫn có lãi.

Người dân gửi tiết kiệm, trước đây ngân hàng huy động lãi suất thấp họ vẫn gửi, họ đã được hưởng lãi suất cao bất hợp lý trong thời gian qua rồi, giờ lãi suất thấp họ không thích gửi thì họ rút về. Họ không mất gì cả.

Lãi suất NH cao làm người dân trở nên lười tính toán, không muốn đầu tư SXKD hoặc mua cổ phiếu. Chính điều này làm cho nền kinh tế trì trệ và ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán.
Giảm lãi suất NH, giá hàng hóa và nhà đất sẽ giảm do chi phí giảm, người dân sẽ có điều kiện mua tốt hơn trong khả năng của họ.

Doanh nghiệp không chết thì nhà nước lại thu được thuế, lại chăm lo tốt an sinh xã hội cho dân, các dự án hạ tầng cơ sở lại được thực hiện

Điều quan trọng nhất là lực lượng lao động sẽ có việc làm, sẽ có thu nhập tốt. Họ chính là người tiêu thụ mạnh hàng hóa và nhà ở trong nền kinh tế..

TS. Nguyễn Thị Sơn

http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/03/can-cham-dut-bien-dong-lai-suat-de-cuu-nen-kinh-te/#aComment

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).