Tuesday, 20 March 2012

Khẩn thiết đề nghị các quý đồng chí TS này nhanh chóng về hưu/vườn

Đọc bài này xong tớ mới thấy lạ lùng thật sự cho cái đội ngũ “trí thức” ở Việt Nam. Chẳng hiểu được là học ở đâu mà đồng chí TS Vũ Đình Ánh lại phát biểu như thế này:

“Sở dĩ phải “đẻ” ra trần LS vì thực tế từ trước tới nay NHNN chưa biết lấy công cụ gì để điều hành chính sách tiền tệ. Ở các nước khác, LS cơ bản, LS tái cấp vốn, tái chiết khấu được dùng để can thiệp vào thị trường tạo ra hiệu quả lớn, nhưng ở VN không dùng được những công cụ, biện pháp này do lạm phát cao, vĩ mô bất ổn... LS cơ bản đặt ra 10 năm nay nhưng không có tác dụng gì, vì vậy phải sử dụng biện pháp hành chính đặt trần LS để điều hành. Nếu bỏ trần thực sự tôi rất lo ngại, NHNN dùng cái gì để can thiệp vào thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, tạm thời tôi ủng hộ trần LS huy động, chỉ có nó mới giữ được LS tiền gửi ở mức hợp lý nhằm giảm LS cho vay”.

Khỏi phí thì giờ, tớ chỉ nói nhõn một dòng thế này thôi, rằng không phải NHNN không dùng được những công cụ này, mà là vì không biết dùng, không dùng đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng, hoặc muốn/không muốn dùng mà không được vì bị can thiệp từ đâu đó bằng cái lệnh miệng hoặc lệnh giấy v.v... Đủ chưa, đồng chí Ánh?

Một đồng chí TS khác cũng họ Vũ là đồng chí Ngoạn (tớ rất miễn cưỡng dùng cái chữ TS ở đây) lý luận một cách chữ nghĩa và đao to búa nhớn hơn rằng:

“Mọi biện pháp hành chính đều là phi thị trường và ắt để lại hậu quả không mong muốn nếu không được thực thi một cách nghiêm túc. Hiện nay, Ủy ban GSTC mong muốn xóa trần, tuy nhiên do thị trường tiền tệ còn nhiều bất ổn, thanh khoản hệ thống chưa ổn định nên cần tiếp tục duy trì thêm một thời gian”.

Có bao giờ đồng chí Ngoạn tự vấn lương tâm và huy động hiểu biết của mình ra để xem quả thật duy trì cái trần lãi suất sẽ có tác dụng như đồng chí nêu ra không? Hay nó chính là cái làm trầm trọng thêm những vấn đề đó? Nói thế thôi, tớ chẳng hy vọng đồng chí Ngoạn làm được thế đâu, vì đọc các bài viết, nói của đồng chí là biết liền mà!

Đồng chí TS tiếp theo là đồng chí Nguyễn Thị Mùi, cũng kiến nghị chưa nên bỏ bởi “nguy cơ tái lạm phát cao vẫn có thể tái diễn. Ngoài ra, dù có bỏ thì mục tiêu giảm LS cho vay chưa chắc đã đạt được, vì các NH có thể chạy đua, đẩy LS lên quá cao.” Tớ cũng chỉ đặt câu hỏi ngắn gọn như với đồng chí Ngoạn cho đồng chí Mùi này. Cách tư duy của đồng chí Mùi và các đồng chí khác tương tự rất có vấn đề vì lẽ ra đồng chí phải chịu khó suy nghĩ thêm một chút là, ừ, cứ cho là lãi suất sẽ lên quá cao đi, nhưng sau đó thì thế nào? Rõ khổ cho cái căn bệnh cận thị tư duy!

11 comments:

  1. Đọc các bài viết của Dr. Ngọc cũng biết trình của "Dr." tới đâu mà!
    Mỗi người đều có lập luận riêng của mình, nếu đúng là phản biện thì phải có dẫn chứng, lập luận để chứng minh thuyết phục, chứ ai lại nói như "Dr." Ngọc đâu nhĩ?!
    Không biết "Dr." Ngọc là Ts ở đâu!

    ReplyDelete
  2. Chào đồng chí
    Tớ có phản biện mà thậm chí đồng chí không biết được là tớ có phản biện hay không thì suy ra rằng nếu tớ có nói tớ học ở đâu, học được cái gì v.v... cũng không có tác dụng gì với những người đồng chí cả. Đồng chí thông cảm tớ nói thế nhé! Nếu đồng chí nghĩ rằng cái “Dr” của tớ không đáng lắm thì đồng chí cứ xưng tên đàng hoàng, tranh luận đàng hoàng với tớ nhé. Tớ cam đoan là tớ sẽ rất tôn trọng đồng chí khi tranh luận nghiêm túc trong trường hợp này đấy.

    ReplyDelete
  3. Tớ thì ít học, cũng không nỗi tiếng, có nêu tên chắc Tiến sĩ cũng không biết, nhưng điều đó không quan trọng lắm. Tớ chỉ comment trên tinh thần đọc và có ý kiến. Blog của Tiến sĩ đây vẫn đáng đọc khi bên cạnh cái không tốt (và không đồng tình) vẫn có những cái tốt cho tớ và mọi người học hỏi.

    Nhưng tớ cũng chưa bao giờ chê bai ai là "cận thị" khi người ta có sai sót hoặc không cùng ý với mình! Ngoài trự comment ở trên.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ nhận thức rất rõ trước khi viết những dòng như trên rằng thế nào cũng có người phản ứng, kể cả người ngoài cuộc (như đồng chí chẳng hạn, hình như thế) vì không quen nghe những lời như vậy. Nhưng tớ cũng nhận thức rất rõ rằng tớ chỉ mới gọi đúng tên, đúng bản chất của sự vật, sự việc thôi, chứ chưa đi quá đà theo kiểu mắng trẻ con học dốt, nói càn. Đồng chí ở trường hợp của tớ có thể dùng cách nói của đồng chí, nhưng đồng chí là đồng chí, chứ không phải là tớ. Rất tiếc, sự thật thường mất lòng, và tớ tin là tớ đúng khi vạch ra cái sai, cái thiển cận, dốt nát của những người đó. Sai, dốt thì nên nói là sai, dốt, không cần lòng vòng. Nếu ai đó chứng minh được tớ sai thì tất nhiên tớ chẳng tiếc gì lời xin lỗi và rút lại những phê phán trên.

      Delete
  4. Chào anh Ngọc,
    Những bài viết của anh rất hay, rất đúng và rất đáng đọc. Tôi cũng đã nhiều lần chia sẻ với anh chuyện này.
    Tuy nhiên riêng việc anh chê 3 vị TS trên với mấy câu nói trên của các vị thì tôi không đồng tình. Về mặt nguyên tắc, việc chỉ chăm chăm áp đặt các biện pháp hành chính để quản lý thị trường đúng như anh nói là sai. Tuy nhiên, ở VN, do lỗi hệ thống, quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường quá chậm, nhất là xây dựng các công cụ điều tiết trong kinh tế thị trường để nhà nước điều khiển gián tiếp (như các công cụ của CS tiền tệ chẳng hạn) lại càng chậm. Vì thế việc NHNN vẫn phải sử dụng các công cụ quản lý trực tiếp là đương nhiên. Ví dụ việc duy trì một mạng lưới NHTM quốc doanh chiếm vị thế áp đảo như là một công cụ để điều tiết chẳng hạn. Do đó, vấn đề khẩn trương là phải chuyển đổi thể chế kinh tế nhanh.
    Thứ hai, trong bối cảnh lạm phát quá cao hiện nay đồng thời với việc CSTT thường xuyên bị động và không thể điều khiển được thị trường tiền tệ vì thị trường này còn phụ thuộc vào nhiều chính sách khác của nhà nước như chính sách tài chính (nhà nước cứ chi tiêu tràn lan (ngấm ngầm, không công khai)... thì việc bắt buộc phải sử dụng công cụ hành chính cũng là đương nhiên. Chỉ khi lạm phát hạ xuống, chính phủ điều hành ngân sách thận trọng hơn, minh bạch hơn... thì NHNN mới có thể giảm và bỏ dần công cụ hành chính. Các nước khác trong giai đoạn khủng hoảng cũng phải làm thế cả. Tất nhiên sau đó NHNN phải khẩn trương xây dựng các chính sách điều tiết gián tiếp (nhưng vì lỗi hệ thống nên cũng khó lắm).
    Còn cụ thể trần LS cho vay, hay LS huy động... thì tôi đồng ý với anh là nên đặt trần lãi suất cho vay vì tôi biết bọn ngân hàng VN lợi dụng thế của mình ăn chặn DN khiếp lắm.
    Thân.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Đ. thân mến,
      Cám ơn anh lại phải cất công đọc và góp ý cho những chuyện như thế này. Anh nói rất đúng về việc tại sao lại phải có những công cụ hành chính này. Nhưng cái mà tôi phê phán không phải là chỗ đó, mà là cách nhìn nhận sự việc của những người này, mà với tư cách là một TS không cho phép họ nói theo kiểu ấm ớ như vậy được. Họ sai hay đúng thì các bài viết của tôi đều đã phân tích cụ thể rồi. Giống như tôi reply cho đồng chí Anonymous ở trên, từ quan điểm của tôi, hoàn toàn không oan uổng khi phê phán họ như thế. Tất nhiên, nếu ai đó chỉ ra rằng các quan điểm của tôi là sai (suy ra những người trên là đúng) thì tôi cũng sẵn sàng xin lỗi và rút lại lời của mình.
      À, nhân tiện xin đính chính lại với anh là tôi không ủng hộ bất cứ loại trần lãi suất nào.

      Delete
  5. Đc Mai nâng bi cho Đc Ngọc cũng ko xong.Ông Ngọc là bàn tay vô hình hoàn toàn, nhá nhá. Ông Mai đọc kĩ mà còn nâng bi không lại như ông Chí hại ông Ngoạn

    ReplyDelete
  6. Đồng chí này định nâng bi cho tớ mà không nâng được à? Sao cay cú thế?

    ReplyDelete
  7. Anh Ngọc à, với anh thì em được nâng bi là vinh dự đấy. Em đọc anh đều đặn và học hỏi được nhiều điều. Em chỉ góp ý là anh đừng hằn học quá, em nói thế anh còn cho em nâng bi anh không?

    ReplyDelete
  8. Tớ hơi đoan đoán được đồng chí là ai ở Việt Nam rồi, vì tớ chỉ quen với một số rất ít, trong đó chắc có đồng chí. Đồng chí nói chân tình thì tớ cũng nói chân tình rằng tớ chẳng hằn học gì với mấy người này và những người khác mà tớ sẽ lôi lên đây hoặc lôi lên báo. Có thể giọng điệu của tớ nó thế, dễ gây ấn tượng như đồng chí nghĩ, nhưng tựu chung lại tớ cũng chỉ muốn cái tốt đến cho Việt Nam. Tức là, những người không giỏi (dốt), không có năng lực thì không nên ngồi ở vị trí đó, không nên nói nhiều, nhất là về chính sách. Nói chung, đã leo lên được đến đó rồi mà nhỡ chẳng may năng lực có không thực sự xứng đáng như vậy thì tốt nhất chọn cách im lặng là vàng, không có lợi gì cho xã hội nhưng cũng chẳng gây mấy thiệt hại gì cho xã hội. Tớ nói “nặng” như thế và, cho dù có giả dụ ngớ ngẩn rằng, có thành công là làm cho những người này mất chức thì chắc chắn là tớ cũng không được cái vinh dự thế chân họ đâu. Và tớ cũng chẳng có nhu cầu ghen tức với thành công như ngày nay của họ. Thanh minh dài dòng như thế để đồng chí biết rằng tớ chẳng có tư lợi gì ở đây cả. Cũng mong đồng chí thường xuyên góp ý cho tớ, như kiểu này, để tớ “cống hiến” một cách hiệu quả hơn. Cám ơn đồng chí.

    ReplyDelete
  9. Em cũng cám ơn anh. Có thể em cũng vội vàng. Keep blogging.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).