Sunday 29 June 2014

Phá giá không nhất thiết gây bất ổn vĩ mô!

Một phiên bản của bài này được đăng trên Doanh nhân Sài Gòn, 30/6/20 ở link sau:
http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/06/1082245/dieu-chinh-ty-gia-co-gay-bat-on-vi-mo/
-----------------------------------

Sau khi  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá ngày 19/6 với lý do là để hỗ trợ xuất khẩu, có một số người đã lo ngại rằng việc điều chỉnh này sẽ tác động tiêu cực lên ổn định vĩ mô. Chẳng hạn, theo tác giả Hồ Quốc Tuấn trên TBKTSG Online ngày 26/6, giữa chính sách ổn định vĩ mô (và duy trì niềm tin vào VND) và chính sách điều chỉnh tỷ giá (phá giá) để hỗ trợ xuất khẩu vốn tồn tại mâu thuẫn ở mức độ nhất định.
Lý do đằng sau quan hệ mâu thuẫn này là do, theo ông Tuấn, “...khi phá giá và mở đường cho nới lỏng tiền tệ hơn nữa, sẽ tạo nguy cơ lạm phát và khiến cầu mua USD tăng lên. Một sự mất ổn định trong giá cả tiêu dùng và giá VND có thể dẫn đến kỳ vọng lạm phát sẽ tăng càng cao và VND sẽ càng mất giá. Nếu rủi ro càng cao, kỳ vọng về phá giá và lạm phát sẽ càng lớn, tạo thành một vòng xoáy liên tục. Như vậy, có sự mâu thuẫn ở một mức độ nào đó giữa việc muốn giữ ổn định vĩ mô và việc phá giá đồng tiền (ở một qui mô lớn) để cải thiện sức cạnh tranh. NHNN không thể lựa chọn cả hai”.

Trên thực tế, phá giá chỉ gây ra/làm tăng áp lực lạm phát khi đi kèm với phá giá là một chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức bình thường. Nếu song hành với phá giá mà NHNN thu hút lượng VND thặng dư phát sinh do phá giá về kho quỹ của mình thì áp lực lạm phát không hề tăng lên so với trước khi phá giá.
Để dễ hiểu, hãy xem ví dụ sau. Kế hoạch tăng cung tiền của NHNN trong năm 2014, trước khi phá giá, là 100 đơn vị (để tương ứng với mục tiêu lạm phát là 5%/năm, tăng trưởng tín dụng là 10%), và giả sử là NHNN đã sử dụng hết hạn mức cung tiền này vào quý 1. Nhận thấy VND đã bị lên giá thực so với USD ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, NHNN quyết định phá giá VND thêm 1 điểm phần trăm. Để phá giá VND 1 điểm phần trăm, NHNN cần phải và sẵn sàng mua USD từ hệ thống ngân hàng với tỷ giá 21.246 VND/USD, tăng 1% từ mức trước đây là 21.036 cho đến lúc các ngân hàng thương mại không còn nhu cầu bán USD cho NHNN tại mức giá này nữa. Tương ứng với việc mua USD này của NHNN là một lượng VND được tung ra lưu thông, giả sử là tương đương với 10 đơn vị nữa, qua hệ thống ngân hàng thương mại, làm tăng cung tiền lên thêm 110 đơn vị, tức là vượt hạn mức 100 đơn vị (đã sử dụng hết), và do đó tăng áp lực lạm phát, có thể đẩy lạm phát vượt trên mức mục tiêu 5% cho cả năm 2014.

Với sự kiên quyết khống chế lạm phát ở mức bằng hoặc thấp hơn 5%, NHNN phải và sẽ tung tín phiếu ngân hàng hoặc dùng công cụ dự trữ bắt buộc để hút 10 đơn vị VND thặng dư do phá giá về kho quỹ của NHNN. Nếu muốn làm và làm được như thế thì hoàn toàn có thể khẳng định rằng phá giá (kể cả ở quy mô lớn như ông Tuấn nói) không nhất thiết gây ra lạm phát, không nhất thiết phải đi kèm với chính sách tiền tệ nới lỏng. Nói cách khác, không nhất thiết đúng như ông Tuấn lập luận, NHNN vẫn có thể đồng thời lựa chọn và đạt được cả hai mục tiêu (phá giá để hỗ trợ xuất khẩu và ổn định vĩ mô)!
Sẽ có người phản biện rằng phá giá mà phải thắt chặt chính sách tiền tệ thì sẽ gây ra tác dụng ngược là làm giảm tăng trưởng, chính là mục đích để phá giá (thông qua hỗ trợ xuất khẩu). Nhưng lưu ý từ ví dụ trên, chính sách tiền tệ thực ra vẫn được nới lỏng thêm 100 đơn vị như kế hoạch ban đầu của NHNN, chứ không bị thắt chặt lại chỉ còn, ví dụ, 50 đơn vị cho cả năm 2014, sau khi phá giá. Nói cách khác, nền kinh tế vẫn có đủ tín dụng, đủ thanh khoản để vận động và tăng trưởng như kế hoạch (giả sử kế hoạch này là đúng đắn theo tính toán của NHNN).

Tất nhiên, khi phá giá ở quy mô lớn như lo ngại của ông Tuấn thì cũng có thể gây ra một sự hoảng loạn nào đó trong dân chúng và giới đầu tư. Nhưng trước tiên, không ai bắt ép NHNN (nếu họ không muốn) phải tiến hành phá giá ở mức độ lớn và đột ngột cả! Và NHNN cũng không nên, không dại gì để bị dồn vào thế phải phá giá ở mức lớn đến độ gây ra hoảng loạn như vậy. Thay vào đó, tại sao NHNN lại không (chủ động) phá giá từng nấc ở nhiều thời điểm khác nhau?
Ngược lại, chính vì quan niệm phiến diện là phá giá sẽ làm tăng lạm phát, tăng kỳ vọng lạm phát, gây bất ổn vĩ mô đã làm cho NHNN cố gắng neo tỷ giá ở mức “ổn định” nhất có thể, với niềm tin rằng làm thế sẽ làm tăng lòng tin của dân chúng và nhà đầu tư vào VND (trong khi cung tiền tiếp tục được mở rộng để kích thích tăng trưởng gây ra áp lực lạm phát lớn). Nhưng ngay như ông Tuấn cũng nhận định trong bài của mình rằng nếu tỷ giá bị neo quá lâu thì sẽ dẫn đến nguy cơ phải thực hiện một đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh. Như thế có nghĩa là việc neo tỷ giá để đạt được sự ổn định tạm thời về tỷ giá, về lòng tin, không phải là giải pháp cơ bản và bền vững cho chính sách tỷ giá. Thay vào đó, cái cần có là một chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt sao cho tỷ giá luôn phản ánh sát thực nhất có thể quan hệ cung cầu USD và đồng thời chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam. Khi đã thiết lập được một sự linh hoạt như vậy rồi thì phá giá nếu có chỉ là những bước điều chỉnh nhỏ, không gây xáo trộn lớn trong xã hội (vì xã hội nhận thức rõ và thông cảm được tại sao NHNN phải “điều chỉnh” tỷ giá như vậy), và càng không có lý do gì để nói hoặc e ngại rằng phá giá sẽ làm bất ổn vĩ mô và mất lòng tin vào VND cả!

Tiện đây, xin bàn thêm về luận điểm của ông Tuấn rằng ông “...không ủng hộ một đợt phá giá mạnh VND để cải thiện sức cạnh tranh ngay lúc này. Đơn giản là vì ta phá giá được thì nước người ta cũng phá giá được, huống chi kiểu cạnh tranh như thế này sẽ chỉ khiến cho người ta càng có bằng chứng nói rằng chúng ta “trợ giá” cho nhiều loại đầu vào của nền kinh tế (gần đây nhất là chuyện giá nhiên liệu)”.
Như trên đã nói, nếu NHNN linh hoạt hơn với chính sách tỷ giá của mình thì NHNN đã không việc gì phải tiến hành “một đợt phá giá mạnh” vì đã và sẽ phá giá nhiều đợt, mỗi đợt phá giá một chút. Và để cải thiện sức cạnh tranh thì phá giá dù chỉ vài điểm phần trăm cũng đã là quý rồi vì như thế cũng đã làm lợi cho xuất khẩu, chứ không cần phải ở mức ví dụ như 10 điểm phần trăm (không biết đây có phải là mức ông Tuấn coi là mạnh hay không).

Và chắc chắn rằng khi VND đã lên giá thực (ở mức lớn) so với USD thì Việt Nam hoàn toàn có quyền và có cơ sở hợp lý để tiến hành phá giá (kể cả phá giá mạnh) mà không phải e ngại bất kỳ “nước người ta” nào dị nghị cả. Và nếu người ta bắt trước phá giá theo thì âu cũng là việc bình thường, giống như việc 2 đối thủ tìm mọi cách hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Có điều cần lưu ý là không phải nước người ta nào cũng (luôn) có thể bắt trước phá giá theo được, vì nhiều lý do.

48 comments:

  1. Bác Ngọc, chuyên gia về tỷ giá, phân tích đa chiều giúp anh em có thêm nhiều thông tin hữu ích, em thấy bác Tuấn lập luận khá hay, nhưng rốt cuộc cũng bị bác Ngọc xoay như chong chóng. Ha, ha,...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ấy chết, các đồng chí đừng có nhầm/phong cho tớ làm chuyên gia bất cứ cái gì đấy nhé! Tớ chỉ là hiểu (gần) đúng sự vật/việc vốn nó phải như thế và nói đúng như thế mà thôi, không hơn không kém.

      Chỉ tiếc là đồng chí Tuấn đã không đọc những bài phang của tớ trước đây, kể cả bài "Tỷ giá và chiếc tăm tre" trên TBKTSG, là bài cũng có ý kiến của đồng chí Tuấn và bị tớ phang cho một chút. Nếu đọc rồi thì đã không tiếp tục mắc lại/tiếp/thêm những sai lầm như trong bài này. Mong đồng chí nào đó có tiếp xúc với đồng chí Tuấn thì chuyển entry này và lời góp ý chân thành của tớ đến cho đồng chí Tuấn với.

      Cũng tiếc là TBKTSG không đăng, làm tớ phải xóa tên đồng chí Tuấn và chuyển sang DNSG (là tờ báo có tôn chỉ không tranh luận trực tiếp), nên có thể đồng chí Tuấn không biết tớ phang đồng chí ấy. Tiếc tiếc là.

      Delete
  2. Thôi bác, mà cũng nhờ đồng chí Tuấn không đọc nên sắp tới lại có bài để bác phang tiếp cho vui chứ!

    ReplyDelete
  3. Vậy theo anh Ngọc, thì nên phá giá cỡ nào, theo lộ trình nào, vì sao? Cho đàm em xin một con số cụ thể để tư duy thêm. Xin cảm ơn rất nhiều!

    ReplyDelete
  4. Chẳng (nên) có lộ trình và mức độ định trước (để thị trường có thể đoán định) gì hết. Cứ như FED và các NHTW của các nước khác ấy mà làm, thỉnh thoảng làm bụp một nhát phá giá hoặc revaluation theo mức cho là phù hợp. Trả lời vậy, đồng chí có thỏa mãn không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy, theo bác là mức nào là phù hợp trong bối cảnh hiện nay? Hôm trước cho rằng dù có nhập khẩu nhiều thì phá giá cũng có lợi cho xuất khẩu vì nhập khẩu tính bằng USD thì khi xuất khẩu cũng tính bằng USD nên không vấn đề gì. Nhưng còn rất nhiều mặt hàng khác chỉ nhập khẩu để tiêu dùng hoặc nhập khẩu để sản xuất và bán trong nước chứ không phải để xuất khẩu (chắn là chiếm tỷ trọng rất cao) thì sao? Ngoài ra, vấn đề ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát không chỉ liên quan đến vấn đề cung tiền mà còn liên quan đến tâm lý của người dân. Người dân có thể hoảng loạn khi thấy tỷ giá tăng cao (phá giá VNĐ), mất lòng tin vào tiền đồng dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Nhờ bác phân tích thêm vấn đề này. Không lẽ những chuyên gia hàng đầu khác (có cả chuyên gia nước ngoài) đang có quan điểm thận trọng với việc phá giá VNĐ đều "dốt" cả? Nhờ bác chỉ giáo thêm cho.

      Delete
    2. Xin lỗi, viết lại cho rõ:
      Vậy, theo bác là mức nào là phù hợp trong bối cảnh hiện nay? Nếu phá giá có lợi theo quan điểm của bác thì nên chăng lha1 giá luôn năm bảy chục, thậm chí một trăm phần trăm cho có lợi? Hôm trước bác cho rằng dù có nhập khẩu nhiều thì phá giá cũng có lợi cho xuất khẩu vì nhập khẩu tính bằng USD thì khi xuất khẩu cũng tính bằng USD nên không vấn đề gì. Nhưng còn rất nhiều mặt hàng khác chỉ nhập khẩu để tiêu dùng hoặc nhập khẩu để sản xuất và bán trong nước chứ không phải để xuất khẩu (chắn là chiếm tỷ trọng rất cao) thì sao? Ngoài ra, vấn đề ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát không chỉ liên quan đến vấn đề cung tiền mà còn liên quan đến tâm lý của người dân. Người dân có thể hoảng loạn khi thấy tỷ giá tăng cao (phá giá VNĐ), mất lòng tin vào tiền đồng dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Nhờ bác phân tích thêm vấn đề này. Không lẽ những chuyên gia hàng đầu khác (có cả chuyên gia nước ngoài) đang có quan điểm thận trọng với việc phá giá VNĐ đều "dốt" cả? Nhờ bác chỉ giáo thêm cho.

      Delete
    3. 1. Phá giá bao nhiêu: Phá thăm dò vài phần trăm là được rồi. Sau đó thì tùy tình hình, có thể phá thêm.

      2. Phá giá thì nhập khẩu ra sao: Đương nhiên nhập khẩu sẽ thiệt, trừ khi được nâng giá bán (bằng VND). Đồng chí có cho rằng các mặt hàng nhập khẩu không được phép nâng giá bán ở VN không? Nếu không phải thế thì đồng chí đã có câu trả lời. Nếu phải thế thì... cho bọn nhập khẩu chết vì nhập khẩu rõ ràng không được khuyến khích bằng xuất khẩu! Đồng chí chắc cũng biết nước nào cũng chủ trương khuyến khích xuất khẩu chứ không phải nhập khẩu phải không? Tại sao vậy?

      3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát và lòng tin: Thế đồng chí cho rằng cam kết không phá giá để rồi phải phá giá thì lòng tin không bị sứt mẻ hơn là cứ đùng cái phá giá à? Vấn đề là lựa chọn cái đỡ xấu hơn, vì trước sau tuy có cam kết không phá giá thì vẫn cứ phải phá giá. Và lúc đó thì còn tệ hơn vì đã lừa thị trường.

      4. Những chuyên gia hàng đầu, cả chuyên gia nước ngoài có dốt hay không: Rất tiếc là nhiều người đúng là vậy, như thực tế đã cho thấy và như tớ đã phang. Nếu không tin thì đồng chí cứ thử mang các bài phang của tớ cho các chuyên gia mà tớ phang (và đồng chí ủng hộ họ) để xem họ nói năng thế nào.

      Công bằng hơn, tớ không nói là họ dốt (hoàn toàn), mà ít nhất về mặt tỷ giá và tác động của nó thì họ đã sai (còn dốt hay không thì là do đồng chí dung). Họ có sai (dốt) cái khác không thì tùy, không biết, nhưng cũng như tớ đã chỉ ra, nhiều người sai cả những cái khác, nên suy ra... gần đúng như đồng chí dùng từ.

      Đồng chí vẫn chưa thấy thỏa mãn thì lại bảo tớ. Tớ đang hăng.

      Delete
    4. Quên, tớ không nói thêm về chuyện chuyên gia nước ngoài có dốt hay không. Đồng chí đặt câu hỏi làm tớ phì cả cười, vì cứ giống như truyện của đồng chí gì ấy nhỉ, hình như Vũ Trọng Phụng, nói về đồng chí quan phụ mẫu nói "đồng hồ Tây có bao giờ sai". Còn riêng tớ nhé, đã gặp nhiều đồng chí "chuyên gia" Tây "dốt" rồi (tức là sai nghiêm trọng ở mặt nào/lĩnh vực đó).

      Delete
    5. Vẫn quên, đồng chí cần phân biệt "thận trọng với phá giá VND" khác với "không phá giá VND" lắm nhé. Cái đầu thì đương nhiên tớ cũng ủng hộ, khi bản thân tớ phang đồng chí Hồ Quốc Tuấn về kiểu đặt vấn đề "phá giá mạnh", và cho rằng phá giá dù chỉ vài điểm phần tram cũng là quý rồi. Còn cái thứ hai thì là "dốt" chứ chả phải đùa.

      Delete
    6. Tóm lại chính bác cũng đồng tình là cần phải thận trọng khi phá giá (nếu không thế thì cứ vô tư phá giá!). Bác cũng nói là nên "phá thăm dò vài phần trăm là được rồi". Vài phần trăm là bao nhiêu? Chính bác cũng không chắc (nên mới có chuyện phải thăm dò). Sự thận trọng này nhiều chuyên gia đã nói (không có gì mới). Còn chuyện phá giá để hỗ trợ xuất khẩu (hàng mấy chục năm nay, ai cũng biết và ai cũng nói, không có gì mới). Vấn đề là phá như thế nào, mức độ nào, khi nào... chứ không khéo thành phá...nát. Hầu hết các chuyên gia đều nói thận trọng, cân nhắc thời điểm và mức độ cứ không ai ủng hộ việc "neo" mãi hay "fix" tỷ giá. Vì vậy, rất may là ko thấy ai dốt cả. Khi phá giá thì hàng nhập khẩu giá cao, buộc phải tăng giá bán hàng nhập khẩu, khi đó các mặt hàng nội địa cũng sẽ ít nhiều tăng theo (cho tương xứng), hệ lụy là chỉ số tiêu dùng cũng tăng, và có thể lại dẫn đến lạm phát. Cũng đồng thời, khi phá giá, hàng hóa sẽ xuất khẩu nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu trong nước cũng cao hơn và rồi giá trong nước cũng sẽ tăng theo (ví dụ xuất khẩu được dưa hấu thì giá dưa hấu trong nước sẽ cao, còn không xuất được thì giá dưa hấu trong nước sẽ rẻ)-> lại có thể lạm phát (đây là dạng demand- pull inflation). Ngoài ra, khi xuất khẩu tốt thì các nhà sản xuất trong nước sẽ có xu hướng giảm động lực cải tiến sản xuất để giảm giá thành (vì thấy chưa cần thiết); do vậy giá thành sản xuất sẽ cao (vì không có động lực cut cost), suy ra giá bán trong nước cũng sẽ cao - lại có thể dẫn đến lạm phát (đây là dạng cost- push inflation). Bài toán tỷ giá luôn phải thận trọng bác ơi, không phải cứ hô hào xông lên "phá đi thôi!" là được. Nhiều chuyên gia ủng hộ cách thức phá giá thận trọng, chứ không nên fix hoặc "neo" lâu quá, càng không nên vì nghe lời "sàm tấu" mà phá ào ào, dẫn đến "phá nát" nền kinh tế. Mong bác chỉ giáo thêm.

      Delete
  5. 1. Đồng chí không thấy tớ nói rằng nên phá giá linh hoạt mỗi lần một bước, sao cho gần với diễn biến của chênh lệch lạm phát nhất, không để dồn cục rồi mới phá một nhát thành phá luôn à? Thận trọng là ở cái chỗ đó, chứ không phải là thận trọng trong việc cân nhắc giữa phá giá hay không nên phá giá.

    Cái mà tớ phang các đồng chí chuyên gia thân yêu của đồng chí là cái sự cuồng tín không phá giá vì (ngu) cho rằng phá giá không có lợi gì sất, mà chỉ có hại.

    Đồng chí sai ở cái chỗ này nhé, và hãy xem lại xem các bài tớ đã phang để thấy các đồng chí chuyên gia của đồng chí không hề nghĩ/biết rằng phá giá làm lợi cho xuất khẩu, cho đến tận khi NHNN công khai phá giá để hỗ trợ xuất khẩu thì họ mới đổi going (như tớ đã phang trong các mục "tự diễn biến nhận thức", chứ không phải là như đồng chí nói rằng đã biết từ mấy chục năm nay. Nếu đơn giản thế thì tớ đã không phải tốn công bao lâu nay.

    Kể cả chuyện thận trọng, cân nhắc thời điểm và mức độ phá giá của các đồng chí chuyên gia cũng sai nốt. Họ không hề ý thức được (it ra là khi họ phát biểu, chứ còn thực tế họ có thể nghĩ khác, Chúa mới biết) cần phải phá giá, nói chi đến thời điểm và mức độ phá giá.

    2. Giá nhập khẩu tăng do phá giá nhưng không đồng nghĩa với CPI sẽ tăng cao, nếu NHNN không muốn thế và nếu thị trường nhập khẩu cạnh tranh, và nếu cầu nội địa giảm sút (không tăng nóng). Lý do? Đồng chí tự tìm hiểu (mách nước: đọc các bài của tớ là đủ biết).

    3. Khi phá giá sẽ kích thích xuất khẩu, nhưng chẳng có mối liên hệ rõ ràng nào với nhu cầu và giá trong nước cả, tùy thuộc vào phản ứng của phía cung, nên không thể cho rằng phá giá sẽ làm tăng CPI qua kênh này (chưa kể NHNN vẫn luôn có thể khống chế tác động này).

    Người tiêu dùng trong nước có thể ăn nhiều lên hay it dưa hấu đi tùy thuộc vào giá. Đến lượt nó, giá dưa hấu trong nước có thể tăng vì dưa được xuất đi, làm giảm cung nội địa. Nhưng giá trong nước cũng hoàn toàn có thể không tăng, thậm chí giảm, nếu nông dân thấy được giá (xuất khẩu) quá nên tích cực trồng nhiều, dẫn đến "dội chợ", kiểu như khoai lang xuất sang TQ ấy. Tóm lại, sao đồng chí chỉ giả định một chiều nhỉ?

    4. Giả thiết các điều kiện khác không đổi, khi phá giá VND thì đúng là nhà xuất khẩu VN có lợi hơn khi tính theo VND. Nhưng đã là nhà sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường thì họ luôn theo đuổi lợi nhuận, và vì thế luôn tìm mọi cách để maximize cái này. Một trong những cách thức đó là cắt giảm chi phí. Bởi vậy, dù đã thu được lợi khi tính bằng VND do phá giá (và giả thiết giá bán bằng USD không đổi), nhà xuất khẩu luôn tiếp tục tìm cách giữ cho chi phí thấp để tăng margin. Đây là điều hiển nhiên trong kinh tế thị trường, và cho thấy trường hợp của đồng chí nêu ra có lẽ là đúng ở VN trong.... vài thập kỷ trước khi nền kinh tế vẫn là bao cấp, người ta chẳng quan tâm đến lợi nhuận. Vì thế làm gì có chuyện cost push inflation ở đây?

    5. Từ trên suy ra "Phá đi thôi!" là đúng rồi còn gì? Ít nhất là đúng (hơn) so với "Không phá!". Phá bao nhiêu là chuyện khác (tớ đã nêu nhiều lần). Ai cũng hiểu như đồng chí rằng "thận trọng" có nghĩa là phải cân nhắc mức độ phá giá, chứ không phải là cân nhắc có phá giá hay không, thì tốt. Nhưng tiếc rằng thực tế đã không phải như vậy!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tranh luận với bác thú vị lắm. Cảm ơn bác đã dành thời gian để "cãi" tới nơi, tới chốn và "cãi cho ra cãi". Nói chung là em rất hứng thú khi đặt câu hỏi và đưa ra các quan điểm để hiểu thêm về lập luận của bác (chứ ko hẳn là để tranh luận với bác). Thực lòng, em chưa nghe ai nói "vĩnh viễn không được phá giá" cả (có mà điên!). Nếu có ai đó nói không nên phá giá thì cũng với hàm ý chưa nên phá giá trong giai đoạn đó, tại thời điểm đó mà thôi. Khi em nói về cost-push inflation hay demand-pull inflation là đang muốn nói về quy luật phổ biến của thị trường khi phá giá (đương nhiên, có tể có ngoại lệ). Với quy luật này, khi phá giá, có thể sẽ có lạm phát do demand nó "kéo" và do chi phí sản xuất nó "đẩy" như đã phân tích trên (việc này hoàn toàn có thể xảy ra vì khi điều kiện xuất khẩu quá thuận lợi, nhà máy có thể không quan tâm lắm đến việc cải tiến để giảm giá thành mà lo tập trung vào sản lượng để đáp ứng đơn hàng). Muốn kềm chế hay vô hiệu hóa lạm phát, nhà nước lại buộc phải có những động thái khác nữa (mà những động thái này có thể lại kéo theo nhiều hệ lụy khác). Và như vậy việc phá giá phải đi kèm với hàng loạt các giải pháp khác chứ không chỉ là giảm cung tiền. Mà giảm cung tiền cũng chỉ là một liệu pháp có nhiều tác dụng phụ (side effect) chứ đâu phải là thần dược hoàn hảo để chống lạm phát.

      Tóm lại, tôi thấy cả bác và các chuyên gia đều không ai dốt cả. Có điều mỗi người diễn đạt theo cách của mình. Có người thận trọng quá, còn bác thì hăng hái quá. Mạnh tay phá giá "cho gần với diễn biến của chênh lệch lạm phát" như ý bác không phải là không có "side effect". Bản thân đồng tiền VN mất giá là do lạm phát, nếu phá giá tiếp cho "cân bằng" với lạm phát, vô hình chung lại "tiếp dầu vào lửa" nhất là trong tình trạng VN nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Vì vậy, cần tìm kiếm một độ trễ tối ưu và một độ chênh lệch tối ưu với mức lạm phát để tiến hành phá giá chứ không phải cứ phá giá ngay và phá giá sát với mức lạm phát đâu bác ạ. Em thấy có bác còn cực đoan đến độ muốn làm luôn vài chục phần trăm cho nó sát với diễn biến lạm phát thì thật là nguy hiểm. Giai đọan 2007 - 2008, United Kingdom từng bị lạm phát khi tỷ giá Euro - Pound tăng (nghĩa là đồng bảng Anh giảm giá so với đồng Euro).
      Những chuyên gia hàng đầu thế giới còn lúng túng trong việc tìm "độ trễ tối ưu" và "mức chênh lệch tối ưu", nói gì chúng ta. Tương tự như ai cũng biết khi chơi chứng khoán là "mua vào khi giá xuống, bán ra khi giá lên", nhưng đâu phải ai cũng thắng.
      Xin bác chỉ giáo thêm cho. Cảm ơn bác.

      Delete
    2. 1. Về cost push và demand pull inflation thì tớ cũng nói rồi mà, không đơn giản, thẳng tuột như đồng chí nghĩ, vì còn có phản ứng tương tác qua lại giữa cung, cầu và giá nữa.

      2. Phá giá hay không nên phá giá rốt cuộc, như tớ đã nói nhiều lần, phụ thuộc vào lạm phát có cao (hơn Mỹ) hay không. Nếu muốn tránh phá giá (để tránh tác động phụ như đồng chí nói) thì hãy bắt đầu từ gốc, tức là đừng để phải phá giá, tức là đừng để xảy ra lạm phát. Một khi lạm phát đã nổ ra, một khi VND đã lên giá thực thì chọn phá giá là phương án ĐỠ XẤU hơn (tớ nhấn mạnh, và cũng đồng ý rằng phá giá không phải không gây ra tác động phụ).

      3. Tớ thì vẫn cứ tự nhiên cho rằng các chuyên gia mà đồng chí nhắc đến đều "dốt" (tức sai) cả (it nhất về chuyện tỷ giá), vì nói cái gì là sai cái đấy (nếu muốn chứng minh không phải vậy thì phải chứng minh những luận điểm của tớ phang họ là sai).

      4. Đồng ý là cần/có độ trễ, nhưng chẳng có cái nào là độ trễ tối ưu mang tính universal cả. Nghĩa là case-by-case và tùy thuộc ưu tiên chính sách của nhà điều hành trong từng thời điểm. Nên các chuyên gia hàng đầu thế giới có tìm cũng chẳng ra cái gì tương tự như thế.

      Nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là đừng để bản tệ lên giá thực mạnh, và tốt hơn là đừng để lạm phát cao.

      Không biết những cái trên có phải là những cái đồng chí cần tớ "chỉ giáo thêm" không?

      Delete
    3. Vậy là bác đồng ý cần có độ trễ và với mức độ vừa phải (để thăm dò) chứ không phải phá ngay và phá cái rụp thật mạnh trong tình cảnh hiện nay (khi chênh lệch lạm phát giữa VNĐ và USD đang khá cao). Tôi cũng đâu có nói là có một độ trễ tối ưu cho mọi tình huống mà là cho mỗi tình huống cụ thể (đối sách nào chẳng vậy).

      Đừng để lạm phát cao thì ai chẳng biết; nhưng bây giờ lỡ cao rồi, mà phá giá cái rụp cho tương xứng thì chết bác à.

      Nói chung, những điều bác nói trong các comment trên đây cũng là những điều mà nhiều người đã nghĩ đến; đó là:
      -Phải phá giá
      -Phá giá có độ trễ (để xem thế nào)
      -Phá giá có mức độ vừa phải (để thăm dò), tránh gây sốc
      -Kèm theo phá giá là các biện pháp ngăn chặn lạm phát (trong đó có việc kiểm soát cung tiền). Tôi thì còn muốn thêm biện pháp chuẩn bị tâm lý cho người dân quen dần với việc điều chỉnh tỷ giá, tránh bị sốc.

      Vậy thì đâu có ai dốt hay ngu gì đâu bác ơi. Bác dùng từ nặng nề quá, tội cho các chuyên gia.
      Hehe, đối thoai với bác vui quá. Cảm ơn bác nhiều!

      Delete
    4. Tớ thì đối thoại với đồng chí không vui lắm vì... mệt quá!

      1. Độ trễ là đương nhiên tồn tại vì lạm phát xảy ra sau một thời gian mới gây ảnh hưởng lên tỷ giá thực (một cách đáng kể), nên đồng chí đừng có lăn tăn mãi chuyện này. Vấn đề là để nó lên ở mức độ nào thì mới phản ứng? Tớ luôn nhấn mạnh là đừng có trung kiên (tức ngu ngốc) với "ổn định tỷ giá" như vừa qua để rồi thình thoảng vẫn cứ phải phá và phá mạnh.

      2. "Đừng để lạm phát cao thì ai cũng biết" và một loạt những điều mà đồng chí cho rằng ai cũng biết: Đồng chí nói lạ!

      Tớ đố đồng chí tìm ra quá 1, 2 người có những ý kiến đúng như trên đấy (tính đến thời điểm trước khi NHNN phá giá hồi tháng 6 vừa rồi). Đã nói rồi, nếu ai cũng nghĩ đúng như thế thì tớ việc gì phải nhọc công cãi nhau với cái đầu gối?! Ngay bản thân đồng chí cũng đã "tự diễn biến" rồi đấy, để rồi mới đến những kết luận trên. Đồng chí cứ đọc lại các comment bên trên của đồng chí sẽ thấy rõ.

      Delete
    5. Tranh luận công khai sao lại xóa comments hả bác? Cứ giữ lại comments cho vui chứ làm gì dữ vậy? Bác đã xóa thì thôi, chào bác nhé.

      Delete
    6. Tớ đã nhận được comment trước đó của đồng chí và vừa trả lời lại xong, và đã post đi nhưng rốt cuộc vẫn không thấy xuất hiện ở đây. Đồng chí đừng vội nghĩ là tớ ngán (tranh luận với) đồng chí nên đã xóa comment đi nhé. Đơn giản vì nếu tớ xóa đi thì chắc sẽ để lại dấu vết.

      Tốt nhất là đồng chí post lại comment vừa rồi để tớ phang đồng chí thêm một (số) lần nữa cho đồng chí khỏi lăn tăn nữa nhé.

      Delete
    7. Nói thêm: Khuyến cáo mạnh mẽ đồng chí là trước khi đồng chí viết, hãy nghĩ kỹ rồi hãy viết nhé, và nhớ quote đầy đủ các dẫn chứng. Trong comment trước của đồng chí có rất nhiều đoạn đồng chí nhét chữ vào mồm tớ đấy.

      Delete
    8. Bạn nói tôi "tự diễn biến". Tôi không thấy mình "tự diễn biến" gì cả, mà chính bạn mới "tự diễn biến" sau những chất vấn và những quan điểm tranh luận của tôi. Trước đây, bạn hăng hái cổ súy phá giá "kể cả phá giá mạnh" (lời của bạn); bây giờ bạn cũng đồng tình với tôi là phải thận trọng và cần "phá thăm dò" (lời của bạn). Bạn cũng đồng ý là cần có độ trễ chứ không phải thấy lúc nào có chênh lệch mức lạm phát giữa VNĐ va USD là phá giá ngay. Bạn cũng đồng ý là phải phá giá từng bước (chứ không phải cừ chênh lệch bao nhiêu, phá giá bấy nhiêu (ví dụ chênh lệch vài chụ phần trăm thì "quất" luôn vài chục phần trăm. Trước đây, bạn lập luận nhập khẩu không bị ảnh hưởng gì vì nhạp theo giá USD thì xuất cũng theo giá USD; bây giờ bạn cũng thừa nhận theo tôi là còn nhiều nhà nhập khẩu không phải để xuất khẩu mà để sản xuất và tiêu thụ hoàn toàn trong nước. Do vậy số nhà NK này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn còn cho rằng "... cho bọn nhập khẩu chết vì nhập khẩu rõ ràng không được khuyến khích bằng xuất khẩu!" . Với tình hình hiện nay, bao nhiêu doanh nghiệp chết chưa đủ hay sao mà bạn còn muốn nhiều doanh nghiệp nhập khẩu chết đi thêm nữa? Bạn có biết hiện nay có bao nhiêu DN Việt Nam đang dính đến nhập khẩu không? Nếu con số ấy chết đi thì hậu quả sẽ thế nào không? Trước đây, bạn không phớt lờ những mối nguy khi phá giá; bây giờ bạn cũng đồng ý là "phá giá không phải không gây ra tác động phụ" (lời của bạn). Thế bạn đã đánh giá hết "tác động phụ" này chưa? Cách xử lý thế nào? Tôi thấy bạn chỉ đưa ra một giải pháp duy nhất (mà ai cũng biết) là kiểm soát cung tiền. Ai chẳng biết là để kiểm soát lạm phát, không gì tốt hơn là giảm cung tiền (đâu phải là phát min hay sáng kiến gì mới à bạn "tự sướng" ghê vậy?. Khi tôi nói cần tìm một "độ trễ tối ưu" khi phá giá, bạn lại "nhét chữ vào mồm" tôi (cách nói của bạn) là độ trễ tối ưu "universal"; trong khi tôi chỉ muốn nói tình huống cụ thể của Việt Nam. Công bằng mà nói, tôi thấy những kiến thức của bạn về điều hành tỷ giá là đúng, nhưng chưa đủ vì bạn chỉ chằm chằm vào những tính toán "cơ học" (ví dụ phá giá bao nhiêu phần trăm, hút tiền về bao nhiêu để ngăn ngừa lạm phát...) mà không tính đến những hệ lụy liên quan đến tâm lý. Bạn cũng không đưa ra được con số thuyết phục về mức độ ảnh hưởng của phá giá (ví dụ xuất khẩu sẽ tăng bao nhiêu phần trăm, CPI có thể sẽ tăng bao nhiêu, bao nhiêu doanh nghiệp nhập khẩu sẽ "chết" (từ của bạn) vì phá giá, và còn những tác động nào khác nữa). Chuyện phá giá để hỗ trợ xất khẩu chỉ là kiến thức cơ bản, không phải là điều mới lạ. Chuyện kiểm soát cung tiền để kiểm soát lạm phát cũng không phải là phát minh gì mới. Sao bạn cứ tự sướng với hai "sáng kiến" này và mất thời gian công kích các chuyên gia mà không đầu tư thời gian công sức để đưa ra những tình huống giả định, những kịch bản khác nhau, những nghiên cứu, dẫn chứng rõ ràng hơn để tăng sức thuyết phục? Bạn có chịu trách nhiệm khi vì nghe lời bạn (phá giá nhanh, phá giá mạnh) mà phát sinh những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế? Nói thì dễ, nhưng làm mới khó (nếu không vậy sao cả những nước phát triển, với những chuyên gia hàng đầu - chắc chắn là hơn bạn nhiều cái đầu- vẫn rơi vào khủng hoảng?

      Tóm lại, nếu bạn bớt hung hăng đi một chút, bớt tự sướng đi một chút, bình tâm thêm một chút, bạn sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế nước nhà. Tôi sẽ chấm dứt tranh luận ở đây.

      Delete
    9. Bạn nói tôi "tự diễn biến". Tôi không thấy mình "tự diễn biến" gì cả, mà chính bạn mới "tự diễn biến" sau những chất vấn và những quan điểm tranh luận của tôi. Trước đây, bạn hăng hái cổ súy phá giá "kể cả phá giá mạnh" (lời của bạn); bây giờ bạn cũng đồng tình với tôi là phải thận trọng và cần "phá thăm dò" (cũng lời của bạn). Bạn cũng đồng ý là cần có độ trễ chứ không phải thấy lúc nào có chênh lệch mức lạm phát giữa VNĐ va USD là phá giá ngay. Bạn cũng đồng ý là phải phá giá từng bước (chứ không phải cứ chênh lệch bao nhiêu, phá giá bấy nhiêu (ví dụ chênh lệch vài chụ phần trăm thì "quất" luôn vài chục phần trăm). Trước đây, bạn lập luận nhập khẩu không bị ảnh hưởng gì vì nhập theo giá USD thì xuất cũng theo giá USD; bây giờ bạn cũng thừa nhận theo tôi là còn nhiều nhà nhập khẩu không phải để xuất khẩu mà để sản xuất và tiêu thụ hoàn toàn trong nước. Do vậy số nhà NK này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn còn cho rằng "cho bọn nhập khẩu chết vì nhập khẩu rõ ràng không được khuyến khích bằng xuất khẩu!" . Với tình hình hiện nay, bao nhiêu doanh nghiệp VN chết chưa đủ hay sao mà bạn còn muốn nhiều doanh nghiệp nhập khẩu chết đi thêm nữa? Bạn có biết hiện nay có bao nhiêu DN Việt Nam đang dính đến nhập khẩu không? Nếu con số ấy chết đi thì hậu quả sẽ thế nào không? Trước đây, bạn phớt lờ những mối nguy khi phá giá; bây giờ bạn cũng đồng ý là "phá giá không phải không gây ra tác động phụ" (lời của bạn). Thế bạn đã đánh giá hết "tác động phụ" này chưa? Cách xử lý thế nào? Tôi thấy bạn chỉ đưa ra một giải pháp duy nhất (mà ai cũng biết) là kiểm soát cung tiền. Ai chẳng biết là để kiểm soát lạm phát, không gì tốt hơn là giảm cung tiền (đâu phải là phát minh hay sáng kiến gì mới mà bạn "tự sướng" ghê vậy?. Khi tôi nói cần tìm một "độ trễ tối ưu" khi phá giá, bạn lại "nhét chữ vào mồm" tôi (cách nói của bạn) là độ trễ tối ưu "universal"; trong khi tôi chỉ muốn nói độ trễ tối ưu trong tình huống cụ thể của Việt Nam. Công bằng mà nói, tôi thấy những kiến thức của bạn về điều hành tỷ giá là đúng, nhưng chưa đủ vì bạn chỉ chằm chằm vào những tính toán "cơ học" (ví dụ phá giá bao nhiêu phần trăm, hút tiền về bao nhiêu để ngăn ngừa lạm phát...) mà không tính đến những hệ lụy liên quan đến tâm lý. Bạn cũng không đưa ra được con số thuyết phục về mức độ ảnh hưởng của phá giá (ví dụ xuất khẩu sẽ tăng bao nhiêu phần trăm, CPI có thể sẽ tăng bao nhiêu, bao nhiêu doanh nghiệp nhập khẩu sẽ "chết" (từ của bạn) vì phá giá, và còn những tác động nào khác nữa…). Chuyện phá giá để hỗ trợ xất khẩu chỉ là kiến thức cơ bản, không phải là điều mới lạ. Chuyện kiểm soát cung tiền để kiểm soát lạm phát cũng không phải là phát minh gì mới. Sao bạn cứ tự sướng với hai "sáng kiến" này và mất thời gian công kích các chuyên gia mà không đầu tư thời gian công sức để đưa ra những tình huống giả định, những kịch bản khác nhau, những nghiên cứu, dẫn chứng rõ ràng hơn để tăng sức thuyết phục? Bạn có chịu trách nhiệm khi vì nghe lời bạn trong vấn đề phá giá, “kể cả phá giá mạnh” (lời của bạn) mà phát sinh những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế? Nói thì dễ, nhưng làm mới khó (nếu không vậy sao cả những nước phát triển, với những chuyên gia hàng đầu - chắc chắn là hơn bạn nhiều cái đầu- vẫn rơi vào khủng hoảng?

      Tóm lại, nếu bạn bớt hung hăng đi một chút, bớt tự sướng đi một chút, bình tâm lại một chút, bạn sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế nước nhà. Tôi sẽ chấm dứt tranh luận ở đây.

      Delete
    10. Tớ cũng bó tay với đồng chí. Tớ đã khuyến cáo rằng viết thì phải có dẫn chứng để tránh việc nhét chữ vào mồm tớ thế mà đồng chí vẫn cứ kệ. Thôi, tớ cũng kệ đồng chí vậy.

      Delete
    11. Mình thấy đ/c gì đó comment cũng có lý đấy chứ, bác Ngọc? Lập luận khá sắc bén. Chắc đ/c ấy cũng là dân trong nghề nhỉ?

      Delete
    12. Tớ không hiểu ý đồng chí lắm. Đồng chí nói rằng đồng chí "ấy" đúng và tớ sai à? Nếu vậy, có cần tớ phang tiếp không?

      Còn nếu chỉ có ý đơn giản là khen đồng chí "ấy" cũng hiểu biết thì tớ không comment được.

      Delete
  6. Đ/c ấy nói đúng đấy chứ bác. Bác cũng ko sai, nhưng thật lòng mà nói, những phân tích của bác cũng chưa đầy đủ lắm và có lúc hơi aggressive và hơi cực đoan (ví dụ bác nói cho các doanh nghiệp nhập khẩu chết đi...).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chỉ có thể đồng chí ấy đúng và tớ sai, hoặc ngược lại, chứ không thể cả 2 cùng đúng (bằng chứng là cả 2 cùng mệt mà vẫn sẵn sàng phang tiếp cho ra ngô ra khoai (it nhất là tớ)). Đồng chí muốn làm trọng tài thì cần vạch ra đồng chí ấy đúng cái gì (tức là tớ sai cái đó), thì mới dễ cho tớ phang tiếp (quên, tự biện hộ/bào chữa).

      Delete
  7. Toàn bộ comment của đ/c ấy (copy lại dưới đây) là đúng đầy chứ bác. Phá giá sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nhập khẩu và các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp khó khăn (thậm chí có thể "chết" như bác nguyền rủa). Bác đọc lại kỹ đi nhé:

    "Bạn nói tôi "tự diễn biến". Tôi không thấy mình "tự diễn biến" gì cả, mà chính bạn mới "tự diễn biến" sau những chất vấn và những quan điểm tranh luận của tôi. Trước đây, bạn hăng hái cổ súy phá giá "kể cả phá giá mạnh" (lời của bạn); bây giờ bạn cũng đồng tình với tôi là phải thận trọng và cần "phá thăm dò" (cũng lời của bạn). Bạn cũng đồng ý là cần có độ trễ chứ không phải thấy lúc nào có chênh lệch mức lạm phát giữa VNĐ va USD là phá giá ngay. Bạn cũng đồng ý là phải phá giá từng bước (chứ không phải cứ chênh lệch bao nhiêu, phá giá bấy nhiêu (ví dụ chênh lệch vài chụ phần trăm thì "quất" luôn vài chục phần trăm). Trước đây, bạn lập luận nhập khẩu không bị ảnh hưởng gì vì nhập theo giá USD thì xuất cũng theo giá USD; bây giờ bạn cũng thừa nhận theo tôi là còn nhiều nhà nhập khẩu không phải để xuất khẩu mà để sản xuất và tiêu thụ hoàn toàn trong nước. Do vậy số nhà NK này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn còn cho rằng "cho bọn nhập khẩu chết vì nhập khẩu rõ ràng không được khuyến khích bằng xuất khẩu!" . Với tình hình hiện nay, bao nhiêu doanh nghiệp VN chết chưa đủ hay sao mà bạn còn muốn nhiều doanh nghiệp nhập khẩu chết đi thêm nữa? Bạn có biết hiện nay có bao nhiêu DN Việt Nam đang dính đến nhập khẩu không? Nếu con số ấy chết đi thì hậu quả sẽ thế nào không? Trước đây, bạn phớt lờ những mối nguy khi phá giá; bây giờ bạn cũng đồng ý là "phá giá không phải không gây ra tác động phụ" (lời của bạn). Thế bạn đã đánh giá hết "tác động phụ" này chưa? Cách xử lý thế nào? Tôi thấy bạn chỉ đưa ra một giải pháp duy nhất (mà ai cũng biết) là kiểm soát cung tiền. Ai chẳng biết là để kiểm soát lạm phát, không gì tốt hơn là giảm cung tiền (đâu phải là phát minh hay sáng kiến gì mới mà bạn "tự sướng" ghê vậy?. Khi tôi nói cần tìm một "độ trễ tối ưu" khi phá giá, bạn lại "nhét chữ vào mồm" tôi (cách nói của bạn) là độ trễ tối ưu "universal"; trong khi tôi chỉ muốn nói độ trễ tối ưu trong tình huống cụ thể của Việt Nam. Công bằng mà nói, tôi thấy những kiến thức của bạn về điều hành tỷ giá là đúng, nhưng chưa đủ vì bạn chỉ chằm chằm vào những tính toán "cơ học" (ví dụ phá giá bao nhiêu phần trăm, hút tiền về bao nhiêu để ngăn ngừa lạm phát...) mà không tính đến những hệ lụy liên quan đến tâm lý. Bạn cũng không đưa ra được con số thuyết phục về mức độ ảnh hưởng của phá giá (ví dụ xuất khẩu sẽ tăng bao nhiêu phần trăm, CPI có thể sẽ tăng bao nhiêu, bao nhiêu doanh nghiệp nhập khẩu sẽ "chết" (từ của bạn) vì phá giá, và còn những tác động nào khác nữa…). Chuyện phá giá để hỗ trợ xất khẩu chỉ là kiến thức cơ bản, không phải là điều mới lạ. Chuyện kiểm soát cung tiền để kiểm soát lạm phát cũng không phải là phát minh gì mới. Sao bạn cứ tự sướng với hai "sáng kiến" này và mất thời gian công kích các chuyên gia mà không đầu tư thời gian công sức để đưa ra những tình huống giả định, những kịch bản khác nhau, những nghiên cứu, dẫn chứng rõ ràng hơn để tăng sức thuyết phục? Bạn có chịu trách nhiệm khi vì nghe lời bạn trong vấn đề phá giá, “kể cả phá giá mạnh” (lời của bạn) mà phát sinh những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế? Nói thì dễ, nhưng làm mới khó (nếu không vậy sao cả những nước phát triển, với những chuyên gia hàng đầu - chắc chắn là hơn bạn nhiều cái đầu- vẫn rơi vào khủng hoảng?"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ơ hay nhỉ? Thì tớ đã phang chuyện nhập khẩu này rồi mà? Phá giá không nhất thiết ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhập khẩu nếu chúng (được phép) tăng giá bán bằng VND. Bằng chứng rõ ràng nhất là chuyện xăng dầu và gas. Trong cơ cấu tính giá xăng dầu, có yếu tố tỷ giá không?

      Và xét cho cùng, bất kể chính sách nào đều làm cho kẻ này bị hại và người kia hưởng lợi. Đối với chính sách kinh tế vĩ mô cũng vậy, và điều cần cân nhắc là quyền lợi phải thuộc về số đông. Trong chính sách tỷ giá, một tỷ giá có lợi cho xuất khẩu thì sẽ có nhiều lợi ích nói chung cho nền kinh tế hơn là một chính sách có lợi cho nhập khẩu. Tớ không cần nói thêm về chuyện này vì chúng có nhiều trong sách giáo khoa rồi.

      Delete
    2. Bác quên rằng nền KT Việt Nam vẫn dựa vào nhập khẩu và có rất nhiều doanh nghiệp dù không hề xuất khẩu vẫn phải nhập khẩu để sản xuất và tiêu thụ trong nước. Nếu tăng giá thì góp phần tăng lạm phát, còn nếu tăng giá mà ko ai mua thì chết. Không tăng giá cũng chết vì nhập khẩu giá cao hơn. Vậy kiểu gì doanh nghiệp nhập khầu cũng chết. mà số DN ấy thì nhiều vô kể. Liệu một chính sách đưa ra mà giết chết nhiều DN như vậy thì có nên cẩn trọng khog?

      Delete
    3. Tớ nói thật nhé, đến đây thì tớ không muốn giải thích thêm cho đồng chí vì đồng chí đang hỏi những cái về kiến thức cơ bản, và phần nhiều trong số đó tớ đã giải thích/tranh luận nhiều lần trên báo chí rồi. Tớ nói vậy là để đồng chí và tớ đỡ mất công vào một cuộc tranh luận vô bổ, chứ không có ý coi thường đồng chí.

      Delete
    4. Thì bác cũng chỉ nói toàn kiến thức cơ bản đầy thôi. nào là phá giá sẽ hỗ trợ xuất khẩu; nào là kiểm soát lạm phát bằng ks cung tiền... ; nào là "neo" tỷ giá quá lâu không có lợi... Toàn trong sách gk cả chứ có phải phát minh gì mới đâu.

      Ngoài ra, bác nói cái này là sai cơ bản nè. Bác bảo: "Nếu người ta bắt trước phá giá theo thì âu cũng là việc bình thường, giống như việc 2 đối thủ tìm mọi cách hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm". Không biết bác có học về marketing và chiến lược cạnh tranh không, chứ bác xem cuộc chiến về giá là "bình thường" thì hỏng. Cần lưu ý, nếu chúng ta không có thế mạnh về giá (cost leadership) mà bác khởi xướng cuộc chiến về giá để chiến đấu là tự sát đấy bác ạ. Hehe, bác là dân tài chính nên có thể không hiểu về marketing và chiến lược cạnh tranh đâu. Vì vậy chớ có "xúi" bậy, bác ơi!

      Delete
    5. Lạ nhỉ? Sao các đồng chí cứ cố gắng nhét vào mồm tớ rằng tớ ̣̣(nói rằng tớ) phát minh ra những kiến thức cơ bản trên nhỉ? Tớ đã bảo đi bảo lại là kiến thức cơ bản thế thôi mà không ai, kể cả các đồng chí, chịu hiểu cho đúng cả. Và bây giờ đồng chí lại định tranh luận với tớ về kiến thức cơ bản là cái mà đồng chí có thể tự tìm hiểu để biết mình sai ở chỗ nào.

      Tớ nói rằng tớ không muốn tranh luận vô bổ vì đã nói nhiều (về những cái sai trong cách hiểu các kiến thức cơ bản của các đồng chí), nên không muốn lặp lại.

      Tớ thì cũng chẳng phải là dân tài chính (tuy đang làm cho tổ chức kiểu vậy) nên cứ nói luôn thế cho nhanh (thực ra tớ cũng chẳng biết mình là dân gì cho chính xác). Nhưng còn chuyện đồng chí nói về marketing với cuộc chiến giá, đồng chí lại chỉ trích dẫn một nửa ý của tớ. Đồng chí không thấy là tớ thòng thêm một câu rằng không phải nước nào cũng bắt chước theo được để hạ giá (ở mọi thời điểm, vì một số lý do) đấy sao? Việt Nam khởi xướng phá giá để hạ giá thành thì không có nghĩa là Campuchia, Trung Quốc, Indonesia v.v... cũng sẽ làm ngay theo thế. Vậy thì cái sự tự sát trên của đồng chí relevant ở chỗ nào đây?

      Delete
  8. Chao bac Ngoc,
    Toi muon phang bac vai luan diem cua bac lien quan den chuyen pha gia nhe. Bac chu truong pha gia de ho tro xuat khau. Toi cho rang trong xuat khau, VN kho long canh tranh bang gia. Minh pha gia tien dong roi ha gia de canh tranh la that sach vi cac doi thu cung co the ha gia theo de canh tranh va minh khong du suc de chay theo cuoc chien ve gia. De tang cuong xuat khau, VN buoc phai tim kiem them thi truong, nang cao chat luong san pham, tim cach san xuat va xuat khau nhung mat hang moi, it canh tranh, nhung mat hang ma minh co the manh (khi do tham chi tang gia cung khong sao), chu khong phai la cu ha gia la se xuat duoc. Mat khac, VN hien dang nhap sieu rat manh, pha gia se chet cac DN nhap khau (ma hua nhu DN nao o VN cung it nhieu dinh dang den nhap khau -- minh nhap khau tu cay tam xia rang den cuon chi may ma bac). Vay thi ppha gia se giet chet nhieu doanh nghiep Viet (ma chua chac da ho tro duoc XK). vay sao ban cua co suy cho pha giá? Neu pha gia tot thi pha gia luon vai chuc phan tram cho suong hay sao? Vay nuoc nao cung manh tay pha gia ca (vi loi nhieu hon hai theo y cua bac) ha? Toi thay lap luan cua bac kha cuc doan (extreme) nhu mot vai ban da comment.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trời hỡi, rốt cuộc đồng chí lại quay trở lại điểm xuất phát ban đầu là (khi VND đã lên giá thực mạnh) có nên phá giá VND hay không. Chứng tỏ là đồng chí không/chưa đọc/theo dõi cuộc tranh luận trên blog này và trên báo chí từ trước đến nay để biết rằng VN buộc phải phá giá và NHNN rốt cuộc cũng phải phá giá sau bao lần cam kết không phá giá, và thừa nhận là phá giá để hỗ trợ xuất khẩu.

      Về các luận điểm của đồng chí
      1. VN khó lòng cạnh tranh về giá, nên không cần/nên hạ giá VND: Tớ đã trả lời câu này trong entry "Bàn tròn tỷ giá" trên TBKTSG. Đồng chí vào entry đó đọc những comment của tớ nhé.

      2. Phá giá giết chết doanh nghiệp nhập khẩu: Tớ đã trả lời rồi mà?

      3. Nếu phá giá tốt thì phá giá luôn vài chục phần trăm cho sướng hay sao: Tớ cũng đã trả lời nên phá giá, mỗi lần một bước/ít, không để đợi đến lúc phải phá giá mạnh. Đồng chí không đọc hay sao?

      Tóm lại, ý đồng chí, và nhiều đồng chí khác, rốt cuộc vẫn là phản đối phá giá phải không? Thế thì đồng chí vừa mâu thuân với thống nhất trong entry này, ở các comment trên rằng phải phá giá (và có chừng mực) (lưu ý luận điểm của một đồng chí anonymous rằng đây là những kiến thức cơ bản, ai cũng hiểu đúng như thế), vừa mâu thuẫn với chủ trương, theo tuyên bố, của NHNN vừa rồi là phá giá để hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

      Nói như trên không biết đồng chí đã thấy vấn đề chưa?

      Delete
    2. Tôi đa doc va doc rat nhieu cac bai viet cua cac chuyen gia cung nhu cac bai "phang" cua bac, nhung van cam thay lap luan cua bac co gi do chua on. Neu chi pha gia 1, 2 diem phan tram thi cung khong co tac dung gi trong ho tro xuat khau (vi nêu cân canh tranh, cac nuoc co the manh ve gia (nhu TQ) cung co the ha gia XK de canh tranh minh. Co neu pha gia manh hon, chac chan nhieu DN Viet Nam se chet - keo theo that nghiep, suy thoai...Bac dau tranh de pha gia 1-2 diem phan tram thi ket qua vo nghia, ma de pha gia nhieu hon thi chinh bac cung khong dam tu tin.

      Ve mat ly thuyet, pha gia chi tot doi voi nen kinh te xuat sieu; con nen kinh te nhap sieu, ma nhat la nhap sieu qua cao, pha gia nhieu la tu sat.

      Tuong tu như viec tap the duc, noi chung la tot cho suc khoe; nhung doi voi mot so nguoi dang bi benh nang, doi khi bac si yeu cau khong duoc van dong (du la van dong nhe) ma chi nen nam bat dong mot thoi gian cho den khi khoi benh moi duoc van dong.

      Toi nghi, trong truong hop VN, dang nhap sieu qua manh, khong co loi the ve canh tranh bang gia, neu pha gia bay gio se hai nhieu hon loi.

      Delete
  9. Đồng chí hiểu vẫn sai. Tớ nói là phá giá thành nhiều đợt và từng bước sao cho VND không còn lên giá thực (đáng kể) so với USD nữa. Như vậy, tùy theo mức độ chênh lệch lạm phát và mức "neo" tỷ giá, mức phá giá có thể cần phải lớn hoặc nhỏ. Khi cần phải phá giá lớn thì không phá giá một lúc, một phát, mà phá làm nhiều đợt. Và tổng cộng lại thì phá giá sẽ làm lợi lớn cho xuất khẩu.

    Còn nếu chỉ cần phá giá 1, 2 điểm % thì tất nhiên ảnh hưởng lên xuất khẩu không quá lớn, nhưng không phải như đồng chí nói, "không có tác dung gì trong hỗ trợ xuất khẩu", vì sự thực là nhà xuất khẩu (và do đó, cả nền kinh tế) vẫn được hưởng lợi tương ứng.

    Về chuyện TQ sẽ phá giá để cạnh tranh, tớ đã nói rồi, chứng tỏ đồng chí không thèm đọc.

    Về phá giá mạnh hơn thì sẽ làm DN VN chết, tớ đoán đồng chí ý nói đến các DN nhập khẩu phải không? Nếu vậy thì tớ cũng đã nói rồi, và đã nhắc lại ngay trong comment trả lời đồng chí ở bên trên, chứng tỏ đồng chí cũng không thèm đọc. Còn nếu đồng chí ý nói đến DN xuất khẩu của VN sẽ chết vì phá giá mạnh thì đồng chí càng sai to, và tớ cũng đã nói quá nhiều về cái này.

    Tóm lại, tớ đấu tranh không phải vì vài điểm phần trăm phá giá, như đồng chí kết luận. Tớ đấu tranh với cái tư duy là phải ổn định tỷ giá, bất chấp lạm phát cao như thế nào, vì sợ phải phá giá vì cho rằng phá giá trong hoàn cảnh đó có hại hơn là lợi. Cả cái quan điểm này của tớ cũng được nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần mà đồng chí cũng không thèm hiểu mà cứ phang như không.

    Ý cuối cùng của đồng chí, trong trường hợp VN nhập siêu quá mạnh thì không nên phá giá (bây giờ), cũng sai tuốt và sai nghiêm trọng vì nó đi ngược lại những kiến thức cơ bản trong kinh tế học. Tớ nghĩ là không cần phải giải thích thêm, để đồng chí tự làm bài tập trước khi tiếp tục phang tớ .

    ReplyDelete
  10. 1. pha gia 1-2% thi XK duoc loi khong nhieu, trong khi nhap khau bi thiet nhieu hon. Ngoai tru nhung mat hang NK xa xi pham thi ko noi (so nay chiem ti trong ko nhieu), con nhưng mat hang thiet yeu cho doi song (giao duc, y te, hang tieu dung...) neu pha gia, thi cac cty NK se ban gia cao -> lam phat. Neu khog ban gia cao thi cty chet. Neu ban gia cao qua, ko ai mua, phai ha gia thi ko co lam phat, nhung cac cty NK cung chet -> that nghiep tran lan, kte bat on... Tren day, bac noi cho cac cty NK chet di cho roi la khong on.
    Toi khong dong tinh voi quan diem neo gia de on dinh, nhung qua that cung chua thay benefit gi lon cho lam (ve tong the) khi pha gia tai thoi diem nay. oi voi VN, cach tot nhat de ho tro XK khong phai la pha gia dong tien mà la tim kiem thi truong moi, mat hang moi, loi the moi, cung cach dam phan moi...Hang VN hien XK kem vi chat luong nhieu hon la vi gia, bac ko thay do sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Co lan bac noi cac doanh nghiep NK co quyen tang gia ban de khoi thiet hai, nhung tang gia ban se lien quan den lam phat, va neu nguoi tieu dung ko chap nhan gia ban do thi cung chet. Ro rang pha gia theo lap luan cua bac chi tot cho XK (nhung chua chac, vi van de cua XK khog phai la gia ma la chat luong hang cua ta kem), trong khi co the dem lai nhieu he luy khac. nhung phan tich cua bac Tuan khong phai ko co ly, trong khi lap luan phan bac cua bac lai khong may thuyet phuc.
      Toi nghi viec toa soan bao cho dang nhung quan diem phan bac khong han la vi no dung ma la vi ho muon de cho cac chuyen gia cong khai tranh luan de co nhung goc nhien da chieu. Cung can noi them rang nhung Tky toa soan, bien tap vien, tong bien tap... khong phai la cac chuyen gia kinh te nen ho khong the hieu het duoc cac lap luan cua cac ben. Vi vay, ho cu dang bai cua ca hai ben de rong duong du luan, chu khong han la ho ung ho quan diem cua nguoi phan bac.
      Toi thay pha gia la thuoc chua benh, nhung thuoc nay co qua nhieu tac dung phu, kha nguy hiem cho the trang cua VN nen cac bac si (cac chuyen gia) khuyen phai het suc than trong la dung. Khong nen tuyet doi hoa loi ich cua loai thuoc nay, nhat la trong hoan canh hien nay, tam ly nguoi dan rat bat an...

      Delete
  11. Ơn Chúa!
    Vậy là cuối cùng đồng chí cũng đồng ý rằng không neo tỷ giá phải không? Không neo tỷ giá thì có nghĩa là phải phá giá, phải không? Vậy thì dù cho nhập khẩu có bị ảnh hưởng thì cũng phải kệ, và phải phá giá phải không? Nếu đồng chí đồng ý thế này thì là xong cuộc tranh luận này rồi đấy.

    Nhưng tớ để ý đến cái đồng chí "thòng" theo là "tại thời điểm này". Vậy cũng có thể đồng chí muốn nói rằng đúng là không được neo tỷ giá, phải phá giá, nhưng không phải phá tại thời điểm này, phải không? Thế thì suy ra, tự đồng chí mâu thuẫn với đồng chí vì không phá giá lúc này có nghĩa là neo tỷ giá, là điều mà đồng chí đồng ý rằng không được.

    Chỉ nói ngắn gọn thế thôi để đồng chí xem lại lý luận của mình đi đã rồi hãy tranh cãi tiếp.

    ReplyDelete
  12. Tớ nghĩ thêm là đồng chí đã không hiểu đúng, không hiểu được những gì mà đồng chí Tuấn viết (chưa kể đến tớ), nên đồng chí càng không thể thay mặt cho đồng chí Tuấn để tranh luận với tớ ở đây được.

    Và tớ cũng đã công khai tranh luận với đồng chí Tuấn nên tốt nhất là nếu thấy oan cho đồng chí Tuấn thì đồng chí hãy giúp tớ bằng cách là mời đồng chí Tuấn tự bảo vệ mình bằng cách phản biện lại trên báo chí, hoặc cùng lắm thì vào đây tranh luận trực tiếp với tớ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quên, trừ trường hợp đồng chí Tuấn không thèm hạ cố tranh luận với tớ trên báo chí hay ở blog này thì không nói làm gì. Trường hợp này thì các đồng chí cứ tự coi là mình và đồng chí Tuấn là đúng nhé, tớ sai nhé, cho tớ nhờ!

      Delete
  13. Có mâu thuẫn gì đâu hả bác? Đồng ý là tập thể dục tốt cho sức khỏe, vì vậy không nên "neo" việc bỏ tập thể dục lâu quá. Nhưng cũng không nên tập ngay lúc này vì đang bệnh, bác sĩ bảo nên nằm nghỉ ngơi một thời gian. Chuyện phá phá giá cũng vậy. Neo lâu thì không tốt, nhưng phá bây giờ chưa có benefit gì lắm mà có khi còn nguy hiểm (như đang nẹp cố định cổ, vai mà muốn tập thể dục). Phá 1-2% thì lợi bất cập hại. Chi bằng dành nỗ lực để hỗ trợ các DN xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa SP, tìm SP có thế mạnh nhất để XK (để không quá lo về giá)... Có gì mâu thuẫn đâu bác?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tập thể dục tốt cho sức khỏe vậy thì lúc tập đừng có "lăn tăn" chuyện tập sẽ mệt, có tác dụng phụ. Phá giá cũng vậy, lúc đã phải phá giá thì đừng có lăn lăn chuyện phá giá làm hại cho nhập khẩu.

      Trên hết, theo đồng chí, phá lúc này không có lợi, nhất là phá 1, 2% phải không? Thế thì đồng chí mang cái này mà đi phang NHNN ấy, sao lại phang tớ làm gì cho mệt thân?

      Delete
    2. Hay đồng chí cho rằng NHNN bị sức ép của dư luận, nhất là nghe theo lời xui dại của tớ, nên phải phá giá, vì thế mà cứ phang tớ là được?

      Delete
    3. Không biết vì sức ép hay không, nhưng phá giá 1% thì không có ý nghĩa gì hết. Không lợi gì mà cũng chưa gây hại đáng kể.
      Không phải phang gì đâu bác. Là lạm bàn chút cho vui vậy thôi. Mỗi người có lý lẽ riêng của mình. Nhưng tôi vẫn khẳng định phá giá 1% như vừa qua không hỗ trợ gì cho XK. Chẳng qua là đang muốn tập cho quen dần với việc điều chỉnh giá để khi cần thì làm cho khỏi bị sốc.

      Delete
    4. 1. 1% còn tốt hơn là 0%
      2. 1% chưa đủ (vì tỷ giá thực đã xuống thấp quá nhiều) thì phải phá thêm >1%
      3. Mừng là đồng chí cũng cho rằng đang tập cho quen dần để sau này phá tiếp (khi theo cách dùng của đồng chí, đã lành xương). Có nghĩa là NHNN có thể đang làm đúng như tớ xui là phá từ từ, sao cho đủ lớn.

      Có lẽ thế thôi nhỉ?

      Delete
  14. Bác Ngọc học ở trường nào mà sao thông thái vậy? Bác làm TS ở đâu?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí chịu khó tự tìm hiểu tí nhé.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).