Wednesday, 18 June 2014

Ngủ trưa, Gmail với tặng quà (Bài đăng trên TBKTSG, 19/6/2014, bản gốc, tiêu đề do báo đặt)

http://www.thesaigontimes.vn/116429/Ngu-trua-Gmail-voi-tang-qua.html

Nhân chuyện FPT IS vừa có quyết định cấm nhân viên nằm ngủ trưa trong khu vực làm việc, có một số tờ báo đã liệt kê ra những lệnh cấm mà họ gọi là “bá đạo” của các sếp Việt, trong đó, ngoài lệnh cấm nằm ngủ trưa này, còn có những lệnh cấm như cấm nhân viên dùng yahoo mail, gmail, và cấm nhân viên tặng quà sếp.

Nhìn chung, nếu để ý theo dõi thì sẽ thấy dư luận có vẻ sốc và không đồng tình với những lệnh cấm này, ngoài một số lý do biện hộ này kia được đưa ra, sâu xa là vì chúng “xâm phạm” đến những thói quen cố hữu của người Việt. Điều đáng nói là những thói quen này không phải là tốt đẹp, đáng duy trì trong thời hiện tại, nhất là nhìn từ ngoài vào, và không phải là không thể thay đổi được.
Ví dụ về thói quen (nằm) ngủ trưa tại văn phòng. Bản thân tôi đã từng có một thời gian làm tại Việt Nam và cũng (buộc phải) có thói quen ngủ trưa khi xung quanh mọi người đều ngủ cả, tắt điện tối om. Và chuyện ngủ trưa này trở thành bình thường, đương nhiên trong quan niệm của tôi cho đến thời điểm đó.

Nhưng sau này đi du học và làm việc tại, tiếp xúc với nhiều công ty và tổ chức, tôi thấy rằng ở nhiều nước (những nơi mà tôi đã qua, đã làm việc), chuyện ngủ trưa, tắt đèn, đặc biệt là chuyện nằm trên bàn, trên ghế, rải tấm trải ra sàn văn phòng v.v... như ở Việt Nam dường như là chuyện chỉ có ở Việt Nam.

Bản thân tôi, sau khi rời khỏi Việt Nam, đã nhanh chóng đánh mất thói quen ngủ trưa để hòa vào cung cách làm việc xung quanh suốt từ hàng chục năm nay. Thú thực là đôi khi quá căng thẳng và ngủ ít từ hôm trước, tôi cũng cảm thấy buồn ngủ vào chiều hôm sau, đến nỗi có khi ngủ gật một cách vô thức. Nhưng đó chỉ là hãn hữu và cơn buồn ngủ cũng nhanh chóng qua trôi qua.

Các đồng nghiệp xung quanh tôi cũng vậy, không bao giờ thấy họ ở lại trong phòng để ngủ trưa, mà đều tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi ăn, đi mua sắm, làm việc riêng, hoặc ngồi nhâm nhi cà phê tán gẫu với bạn bè.
Dù vậy, chỗ tôi làm việc, cơ quan cũng rất “nhân văn” khi bố trí một phòng ăn kiêm nghỉ ngơi thư dãn (chỉ có vài cái ghế bố) dành cho nhân viên ai có nhu cầu chợp mắt. Nhưng những cái ghế này cũng rất ít khi được sử dụng.

Không những đã mất thói quen ngủ trưa, tôi còn trở nên rất “dị ứng” với cái cảnh đến giờ nghỉ trưa thì hầu như đồng loạt tất cả công sở, văn phòng ở Việt Nam đều đóng cửa, treo biển ngủ trưa, kể cả những nơi làm dịch vụ, phục vụ khách hàng, ví dụ như ngân hàng. Thật là có trải qua mới biết không gì khó chịu bằng cảnh Thượng đế phải đợi người phục vụ ngủ trưa dậy rồi mới được phục vụ. Ở nước ngoài, với nhiều người làm công ăn lương, giờ nghỉ trưa là giờ họ tranh thủ đi giải quyết nhiều việc cá nhân, còn người dân thì vẫn có nhu cầu công việc như bình thường, nên các văn phòng, công sở mang tính chất dịch vụ thường cho nhân viên luân phiên nhau nghỉ/ăn trưa để vẫn tiếp tục phục vụ Thượng đế, chứ không đóng cửa, ngừng trệ công việc hoàn toàn như ở Việt Nam.
Chưa hết, nhìn cái cảnh nhân viên uể oải ngáp ngán ngáp dài, mắt nhắm mắt mở, quần áo xộc xệch, lục tục ngồi dậy (mặc dù nhiều lúc đã quá giờ quy định), xung quanh thì bề bộn chăn gối, thức ăn vặt... mới thấy cám cảnh cho môi trường công sở ở Việt Nam. Thế nên cũng rất đồng cảm với thái độ của đối tác của FPT IS khi nhìn thấy cảnh ngủ trưa ở đó. Và bởi thế, chưa cần nói đến những chuyện “đao to búa lớn” như toàn cầu hóa, thói quen (nằm) ngủ trưa đúng là một thói quen cần bỏ hay hạn chế tối đa, ở Việt Nam càng sớm càng tốt.

Sang chuyện dùng yahoo mail hoặc gmail, việc (cho nhân viên) sử dụng những hòm thư công cộng này trong công việc trước hết là thể hiện sự không chuyên nghiệp của tổ chức đó. Với tôi, mỗi khi nhận một tấm danh thiếp của ai đó từ một tổ chức nào đó mà chỉ có mỗi địa chỉ email có đuôi như yahoo hay gmail thì lập tức ấn tượng, sự tín nhiệm và đánh giá của tôi về tổ chức đó, người đó sẽ hao hụt rất nhiều. Ngược lại, khi nhận được những email từ những địa chỉ này gửi đến email của cơ quan tôi, tôi hầu như sẽ xóa ngay mà không đọc, trừ khi biết trước chủ nhân của email đó là ai. Và cơ quan tôi cũng có những quy định rất khắt khe về việc liên lạc với bên ngoài bằng những địa chỉ email công cộng thế này.
Bên cạnh đó, các cơ quan cũng cần cấm nhân viên dùng máy tính của cơ quan để gửi và nhận email công cộng. Đương nhiên là nếu không có máy tính cơ quan thì ngày nay nhân viên vẫn có thể dễ dàng tiếp cận gmail, yahoo thông qua những thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại thông minh...  Nhưng vẫn cần phải cấm vì, ngoài lý do là việc cho phép này lại tạo thêm điều kiện cho nhân viên “tư nhân hóa” thời gian làm việc công, nó còn có mục đích quan trọng là góp phần bảo đảm an ninh mạng, là chuyện đã xảy ra rất nhiều khắp đó đây. Hãy thử hình dung hậu quả khi một nhân viên ngân hàng có thể dùng yahoo mail hay gmail để gửi dữ liệu mật của ngân hàng ra ngoài, hay nhập dữ liệu vào trong hệ thống, như là một cách “lách” khi hệ thống máy tính của nhiều ngân hàng không cho phép kết nối với các thiết bị ngoại vi như USB để upload, download dữ liệu.

Và cuối cùng là chuyện tặng quà sếp. Quả thật là ở ngoài Việt Nam, tôi chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh nhân viên tặng quà sếp, hầu như bất cứ dịp gì ngoài dịp sinh nhật sếp. Cho dù thế, trong dịp tổ chức sinh nhật sếp (không phải là thông lệ, thói quen), quà được tặng cũng chỉ là một bữa ăn chung và thêm cái bánh sinh nhật do mọi người cùng góp tiền. Ngược lại, rất thông thường là nhân viên được sếp tặng quà, mừng tuổi và đãi ăn uống nhân dịp tổng kết quý, năm, Noen, năm mới... vì đây được cho là trách nhiệm và việc nên làm của sếp để lấy lòng nhân viên.
Tóm lại, không còn là sớm sủa gì nữa để nhiều thói quen trong môi trường công sở Việt Nam như trong bài này cần phải bị dẹp bỏ hoặc thay đổi ngay, và hoàn toàn có thể thay đổi được, dù chúng đã bén rễ chắc và sâu thế nào.

7 comments:

  1. Chào Tiên sinh Ngọc. Hình như bài này của Tiên sinh cũng đã bị một tác giả nào đó "phang" ngay trên báo thì phải. Hậu bối thấy tác giả ấy cũ có lý.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào đồng chí!
      Hehe, mấy hôm nay xem ra tớ bị tổng phang trên mọi phương diện.

      Về bài gì đó phang tớ, tớ cũng có đọc, nhưng không để ý. Phần vì tác giả không trực tiếp réo tên tớ để phang, phần vì ý của tác giả tất nhiên là đúng từ góc độ/thế giới của tác giả (tớ đúng từ góc độ/thế giới của tớ), phần vì nếu tớ có muốn phang lại thì chắc chắn TBKTSG không đăng, mà gửi sang báo khác để đăng về một vấn đề không có ý nghĩa lắm, chỉ là thể hiện quan điểm/quan niệm sống thì cũng chưa chắc đã được đăng/không đáng làm.

      Nếu đồng chí muốn tớ phang lại, ở đây, thì đồng chí mang vấn đề đó ra đây (nêu cái đúng của đồng chí ấy, tức cái sai của tớ).

      Delete
    2. Hình như Tiên sinh quê gốc quảng hả?

      Delete
    3. Hỏi về quê gốc ý đồng chí là hỏi đến mấy đời? Nếu là đời cụ kỵ tớ tính ngược lại mấy trăm năm thì hình như dòng họ Phan nhà tớ đâu như xuất phát từ đất của đồng chí Tập Cận Bình.

      Nếu là đời tớ thì hình như tớ được đẻ ra ở Hải Phòng, phố Cát Dài, nơi ở của cả ông bà nội ngoại, rồi theo mẹ lúc còn đỏ hỏn lên Hà Nội. Đại loại vậy. Nhưng trong giấy khai sinh thì thấy tớ sinh ra ở nhà Hộ sinh Cây đa Nhà bò.

      Delete
    4. Cùng quê gốc với TCB hả. Ê, đừng làm nội gián nhen cha nội! Just kidding!

      Delete
    5. Biết đâu đấy! Tình yêu cố quốc nhỡ đâu lại trỗi dậy?

      Delete
    6. It's too dangerous! Hope not!

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).