http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/112151/Bo-tran-lai-suat-huy-dong-la-hop-ly.html
-------------------------------------------------------------------------
Với tình hình lãi suất đang có chiều hướng giảm, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã nói đến chủ trương bãi bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới. Tuy nhiên, chủ trương này đã bị một số người phản bác. Theo họ, việc tái cơ cấu chưa được giải quyết dứt điểm, các ngân hàng yếu kém (chủ yếu là ngân hàng nhỏ) vẫn còn tồn tại, chưa được mua bán sáp nhập, thị trường chưa lập lại cân bằng. Trong bối cảnh đó, nếu những ngân hàng nhỏ, yếu kém này huy động vốn bằng cách nâng lãi suất đầu vào cao hơn mặt bằng sẽ dễ làm tái diễn lại tình trạng cạnh tranh vô lối, giành giật khách hàng gửi tiền, thị trường xáo trộn như trước đây.
Lập luận phản bác chủ trương bỏ trần lãi suất có một số bất ổn.
Trước
tiên, theo như lập luận trên thì ta có thể hiểu rằng nếu có trần lãi suất thì
cũng sẽ không có/còn tình trạng cạnh tranh vô lối, giành giật khách hàng nữa.
Nhưng thực tế đã cho thấy điều này là không đúng. Nhiều người hẳn không còn xa
lạ gì với tình trạng lách luật, xé rào của các ngân hàng trong cuộc đua lãi suất
ngầm bằng nhiều thủ thuật và biện pháp. Ở quy mô nhỏ thì không cần nói, cuộc
đua này còn xảy ra cả trên quy mô lớn trong sự bó tay của các cơ quan thanh
tra, giám sát. Vụ Huyền Như với bầu Kiên liên quan đến các khoản tiền gửi hưởng
lãi suất cao là một ví dụ điển hình cho cơn sóng ngầm “khủng” ngay bên dưới trần
lãi suất huy động.
Nói cách
khác, dù có cố gắng duy trì trần lãi suất thêm nữa thì nó cũng sẽ chẳng có tác
dụng gì mấy, ngoài việc tạo ra những động thái đối phó lách luật “đầy sáng tạo”,
đi kèm với thêm những phí tổn liên quan đến những động thái này.Thứ hai, nếu đã thừa nhận tái cơ cấu dở dang là (một trong những) nguyên nhân khiến cho các ngân hàng nhỏ yếu phải nâng lãi suất thì cũng có nghĩa là đã thừa nhận rằng trong bối cảnh chưa tái cơ cấu xong/được thì sự tồn tại chênh lệch lãi suất là điều hiển nhiên. Nhưng nếu đã thừa nhận thế mà lại còn "cấm" (không chấp nhận) chênh lệch lãi suất (bằng cách áp trần lãi suất) thì rõ ràng chuyện đòi giữ trần lãi suất là một điều phi lý. Cho nên, việc cho phép các ngân hàng nhỏ cạnh tranh bằng việc nâng lãi suất ít nhất là cho đến tận khi việc tái cơ cấu các ngân hàng (nhỏ) yếu kém được coi là đã hoàn tất cần được coi là bình thường, tất yếu.
Thứ ba, ngân hàng nhỏ (đặc biệt là kèm thêm “yếu kém”) thì thường "thấp cổ bé họng" hơn những ngân hàng lớn trên nhiều mặt. Để cạnh tranh, đương nhiên là chúng phải chào lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng lớn – một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế thị trường. Vậy nếu vẫn duy trì trần lãi suất thì đâu có khác gì chặn con đường sống của các ngân hàng này? Làm vậy thì thà dùng luôn giải pháp "hữu hiệu” và “căn cơ" hơn nhiều là xóa sổ luôn các ngân hàng nhỏ này để ngân hàng nào còn lại cũng đều tầm tầm khỏe như nhau, khỏi phải lo cạnh tranh lãi suất nữa.
Thứ tư, và
liên quan đến điểm thứ ba ở trên, cho dù có thanh lọc các ngân hàng nhỏ, yếu
kém (bằng cách tái cơ cấu, cho phá sản, sáp nhập v.v...) để còn lại các ngân
hàng khỏe thì tình trạng cạnh tranh huy động vốn bằng lãi suất chỉ có thể dẹp bỏ
khi thanh khoản trong hệ thống dồi dào, và các ngân hàng thậm chí còn phải đua
nhau hạ lãi suất huy động, như đang xảy ra hiện nay. Ngược lại, khi thanh khoản
khan hiếm hơn thì ngay cả các ngân hàng khỏe nhất cũng có lúc vẫn cần phải chủ
động tạo ra cuộc đua lãi suất nếu tình trạng thanh khoản của nó đòi hỏi như vậy,
cuốn các ngân hàng khác theo cuộc đua. Mà tình trạng thanh khoản khan hiếm
không phải là hiện tượng hiếm xảy ra. Điều đó có nghĩa là nâng lãi suất (từ đó
gây ra cuộc đua lãi suất) không chỉ là “thủ đoạn” của, không chỉ xảy ra ở các
ngân hàng nhỏ, yếu, và, do đó, cho dù có dọn dẹp được hết cả hệ thống ngân hàng
để loại ra những ngân hàng nhỏ yếu thì vẫn có khả năng xảy ra những cuộc đua
lãi suất mới. Trong bối cảnh không còn lý do chính để duy trì trần lãi suất (là
sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ yếu) như vậy, nếu cứ khăng khăng giữ trần lãi
suất (để hạn chế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng to, khỏe) thì đó là hành động
can thiệp thô bạo vào thị trường.
Thứ năm, đã là ngân hàng nhỏ thì dù họ có nâng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng lãi suất chung thì tác động của việc nâng lãi suất này lên mặt bằng lãi suất chung này là không đáng kể. Nên hành động nâng lãi suất huy động của một số ngân hàng nhỏ khó có thể là ngòi nổ cho cuộc đua lãi suất, nếu các ngân hàng lớn không có vấn đề gì về thanh khoản. Nâng lãi suất của các ngân hàng nhỏ cũng không thể vì thế mà bị quy trách nhiệm làm châm ngòi cho cuộc đua lãi suất.
Tóm lại, có nhiều lý do để thấy việc áp đặt trần lãi suất (nhất là vin vào lý do có sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ, yếu) là một động thái vừa sai lầm về lập luận, vừa không có hiệu quả, thậm chí có tác hại làm méo mó sự vận hành của thị trường tiền tệ bởi những nguyên lý thị trường đã bị dẹp bỏ trong sự tồn tại của trần lãi suất.
---------------------------------------Thứ năm, đã là ngân hàng nhỏ thì dù họ có nâng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng lãi suất chung thì tác động của việc nâng lãi suất này lên mặt bằng lãi suất chung này là không đáng kể. Nên hành động nâng lãi suất huy động của một số ngân hàng nhỏ khó có thể là ngòi nổ cho cuộc đua lãi suất, nếu các ngân hàng lớn không có vấn đề gì về thanh khoản. Nâng lãi suất của các ngân hàng nhỏ cũng không thể vì thế mà bị quy trách nhiệm làm châm ngòi cho cuộc đua lãi suất.
Tóm lại, có nhiều lý do để thấy việc áp đặt trần lãi suất (nhất là vin vào lý do có sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ, yếu) là một động thái vừa sai lầm về lập luận, vừa không có hiệu quả, thậm chí có tác hại làm méo mó sự vận hành của thị trường tiền tệ bởi những nguyên lý thị trường đã bị dẹp bỏ trong sự tồn tại của trần lãi suất.
Comments trên TBKTSG
Đừng lập lại lần nữa
Dân Trí
Lập luận trên thể hiện có trần hay không trần cũng không tác dụng. Đúng nguyên tắc phòng ngừa thì tại sao phải bỏ trần khi có bỏ cũng chẳng làmxã hội tốt đẹp lên? Nhớ lại cuộc đua lãi suất trước không phải bắt nguồn từ đại gia hay tiểu gia ngân hàng mà từ "tung hê lãi suất cơ bản". Đừng lập lại lần nữa!
saigon
Ở Việt Nam mà bỏ trần lãi suất huy động là thị trường ngân hàng sẽ loạn, lúc đó lại phải tốn nhiều giấy mực để vãn hồi trật tự. Ai yếu kém thì bị loại chứ không thể lúc thế này lúc thế kia. Cách điều hành cải lương như vậy sẽ gây mất niềm tin.
Trả lời
Trả lời bạn đọc "Dân Trí": Lập luận trên có hàm ý là không có trần thì có tác dụng tốt hơn, vì xã hội đỡ đi phí tổn liên quan đến lách luật, mà rốt cuộc thì người vay (gồm cả doanh nghiệp) là người gánh chịu mọi phí tổn này. Hơn nữa, như phần kết luận đã nói, bỏ trần còn tốt hơn vì các nguyên tắc thị trường được vãn hồi. Bỏ lãi suất cơ bản hay không sẽ không tạo ra, không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra đua lãi suất nếu thanh khoản của hệ thống không có vấn đề. Có vấn đề về thanh khoản mới tạo ra cuộc đua lãi suất và do đó NHNN mới cực chẳng đã phải áp trần lãi suất với hy vọng lập lại trật tự được chút nào hay chút đó.
Trả lời bạn đọc "saigon": Trần lãi suất huy động mới chỉ được áp dụng mấy năm gần đây. Trước đó không có trần lãi suất vẫn không sao, nên không thể kết luận bỏ trần lãi suất thì thị trường sẽ loạn (và như đã nói trong bài, có trần lãi suất thì thị trường vẫn cứ loạn đấy thôi? Vấn đề là thanh khoản của hệ thống!) Muốn loại bỏ ngân hàng yếu kém thì hãy dùng các mệnh lệnh hành chính, các chuẩn mực an toàn của ngành mà loại bỏ thẳng thừng các ngân hàng này đi (cũng giống kiểu ép buộc sáp nhập), chứ việc gì phải lôi thôi mà dùng đến trần lãi suất, vừa mất thời gian, vừa không có tác dụng (vì chúng vẫn lách luật được), vừa làm tổn hại đến các ngân hàng khác, đến người vay tiền (vì phí tổn liên quan đã bị dâng lên cao)?
Trả lời
Trả lời bạn đọc "Dân Trí": Lập luận trên có hàm ý là không có trần thì có tác dụng tốt hơn, vì xã hội đỡ đi phí tổn liên quan đến lách luật, mà rốt cuộc thì người vay (gồm cả doanh nghiệp) là người gánh chịu mọi phí tổn này. Hơn nữa, như phần kết luận đã nói, bỏ trần còn tốt hơn vì các nguyên tắc thị trường được vãn hồi. Bỏ lãi suất cơ bản hay không sẽ không tạo ra, không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra đua lãi suất nếu thanh khoản của hệ thống không có vấn đề. Có vấn đề về thanh khoản mới tạo ra cuộc đua lãi suất và do đó NHNN mới cực chẳng đã phải áp trần lãi suất với hy vọng lập lại trật tự được chút nào hay chút đó.
Trả lời bạn đọc "saigon": Trần lãi suất huy động mới chỉ được áp dụng mấy năm gần đây. Trước đó không có trần lãi suất vẫn không sao, nên không thể kết luận bỏ trần lãi suất thì thị trường sẽ loạn (và như đã nói trong bài, có trần lãi suất thì thị trường vẫn cứ loạn đấy thôi? Vấn đề là thanh khoản của hệ thống!) Muốn loại bỏ ngân hàng yếu kém thì hãy dùng các mệnh lệnh hành chính, các chuẩn mực an toàn của ngành mà loại bỏ thẳng thừng các ngân hàng này đi (cũng giống kiểu ép buộc sáp nhập), chứ việc gì phải lôi thôi mà dùng đến trần lãi suất, vừa mất thời gian, vừa không có tác dụng (vì chúng vẫn lách luật được), vừa làm tổn hại đến các ngân hàng khác, đến người vay tiền (vì phí tổn liên quan đã bị dâng lên cao)?
bài viết của chú rất hay,giúp cháu vỡ ra dc nhiều điều ,cảm ơn chú !
ReplyDelete..............................................................................
Mr. Sỹ - Chuyên viên tư vấn giải pháp hội nghị truyền hình cho các doanh nghiệp
SDT:0909223007- 0918642886
Click để xem chi tiết:
camera hoi nghi hoặc
camera hội nghị