Wednesday, 26 March 2014

Đồng chí GS Ohno nói cũng khó tiêu hóa quá!

Không hiểu báo chí đăng tải có bóp méo lời đồng chí GS Ohno này không, chứ tớ đọc phát biểu của đồng chí trên tờ báo này mà thấy không thể tiêu hóa được (nhân tiện tớ cũng nói là tớ đã có lần lên chỗ đồng chí này dạy ở Tokyo để present một bài nghiên cứu đầu tiên của mình, là bài mà đã đăng trên ASEAN Economic Bulletin).

Đồng chí GS Ohno nói: "(...) những biểu hiện của việc Việt Nam vướng bẫy thu nhập trung bình mà ai cũng có thể nhận ra, đó là tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu hụt của chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa, khả năng cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra."

Tớ thật là tớ không mấy chú tâm đến khái niệm và vấn đề "bẫy thu nhập trung bình", nhưng căn cứ vào cái "định nghĩa" như trên thì tớ thấy nền kinh tế VN cũng chẳng phải là đang vướng vào bẫy thu nhập trung bình. Nói gọn và đơn giản là nền kinh tế VN (hoặc các nền kinh tế khác trong tình trạng tương tự) là nền kinh tế trì trệ, kém hiệu quả, mất phương hướng phát triển hoặc đang lạc lối.

Nhưng tình trạng này, rất tiếc, không phải là ít, thậm chí phải nói là nhiều và rất nhiều. Ngay cả các nước đã phát triển, nếu vận các biểu hiện này vào thì thấy "cực kỳ" phù hợp khi mà tăng trưởng thậm chí là âm, khả năng (và xếp hang) cạnh tranh thậm chí sụt giảm, hay giữ nguyên năm này qua năm khác, thất nghiệp tăng và ở mức kinh khủng vì tăng trưởng chậm, nền kinh tế "vật vờ", thiếu sức sống, buộc NHTW phải bơm tiền ào ạt để vực dậy v.v...

Về tăng trưởng chậm lại, đồng chí GS Ohno chỉ ra rằng: "... tăng trưởng của Việt Nam bắt đầu từ 2001, đạt đỉnh 7,55% trong năm 2005 và trôi xuống từ sau 2006. Nền kinh tế trở nên ảm đạm với các cuộc khủng hoảng bất động sản, nợ xấu, chứng khoán lao dốc và ranh giới giàu nghèo rõ ràng hơn mỗi ngày."

Đồng chí này hơi bị nhầm lẫn (nếu đồng chí phóng viên viết bài này không tường thuật sai) rằng tăng trưởng VN bắt đầu từ 2001. Phải nói cho chính xác là từ trước đó cả 2 thập kỷ đã có tăng trưởng dương (và khá cao) rồi. Đỉnh của tăng trưởng cũng lên tới trên 8%, xấp xỉ 9% rồi, chứ không phải là 7,55% năm 2005. Tất nhiên là đồng chí Ohno này có khả năng sẽ đúng khi số liệu của TCTK (là số liệu mà tớ dùng cho bài nghiên cứu nói trên) là bố láo.

Tiếp đó, đồng chí Ohno cho rằng: “Indonesia cho rằng mức tăng tưởng dưới 6% là không thể chấp nhận được bởi vì đó sẽ gây ra nạn thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác. Vậy nên mức tăng trưởng 5-6% cũng cần được Việt Nam xem như một cuộc khủng hoảng xã hội. Nếu để mức tăng trưởng xuống thấp hơn, các bạn phải đối mặt với già hóa, gánh nặng an sinh xã hội và các vấn đề xã hội khác mà không bao giờ có thể có thu nhập cao".

Hehe, đấy là Indonesia cho rằng là không chấp nhận được, chứ không phải tất cả ai cũng cho rằng là như vậy (và cho dù tất cả mọi người đều cho rằng là như vậy, nhưng không có nghĩa điều này là chân lý, nhé!). Từ một quan sát (hay nghe hơi nồi chõ?) cực kỳ vớ vẩn, ấm ớ như vậy mà đồng chí Ohno lại kết luận ngay được rằng tăng trưởng dưới mức 6% là một cuộc khủng hoảng xã hội ở VN thì tớ cũng đến bó tay với đồng chí. 

Tớ đồ rằng phải có đến trên 90% số nền kinh tế trên thế giới là có tốc độ tăng trưởng mấy năm gần đây dưới 6%. Thế thì cứ theo cái logic lòng thòng của đồng chí Ohno nói ở đoạn trên có thể suy được ra rằng thì là trên 90% các nước trên thế giới, gồm có cả nước Nhật của đồng chí nữa, là đang đối mặt với khủng hoảng xã hội à?

À mà trên nghĩa nào đó thì rất có thể thế thật, vì nói cho cùng thì nước nào ở thời nào mà chả phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xã hội nào đó ở một quy mô nào đó? Nếu đồng ý thế thì VN đâu có nên phiền lòng, bận tâm làm gì vì ai (nước nào) hầu như chẳng thế?

Lại còn nhầm ở điểm này nữa: Tăng trưởng thấp chẳng có liên quan (trực tiếp) gì đến chuyện già hóa cả. Hay nói cách khác, tăng trưởng thấp không đẻ ra nạn già hóa dân số, nếu không muốn nói ngược lại, khi tăng trưởng thấp (trong thời gian dài) dễ gây ra đói nghèo, suy giảm mức sống lại kích thích người ta đẻ nhiều (phần vì để có người nuôi mình trong tương lai, phần vì "nhàn cư vi bất thiện"!!!).

Cả gánh nặng an sinh xã hội cũng vậy, không trực tiếp liên quan đến tăng trưởng thấp, nếu số người mới tham gia vào lực lượng lao động bù đắp được và hơn số người sẽ về hưu, về già, mất sức lao động.

Tóm lại là qua mấy đoạn viết ngắn thôi là đủ để tớ hoặc là nghi ngờ chủ nhân của những ý kiến này không phải là đồng chí Ohno, là người tớ cũng biết rằng không phải tầm thường đến vậy, hoặc là đồng chí này hóa ra đúng thế thật!

---------
Bổ sung: Tớ vừa đọc được bài về đồng chí Ohno trên TBKTSG Online, có nhiều chi tiết hơn và cũng làm cho phát biểu của đồng chí Ohno đỡ xấu hơn trong mắt tớ (và cũng làm tăng tính nghi ngờ về độ chân thực của bài báo mà tớ trích dẫn ở trên, như tớ đã nói). Nhưng nhìn chung thì tớ cũng vẫn thấy các nhận xét của mình là không oan cho đồng chí Ohno lắm nên thấy không cần thiết phải rút lại (ít nhất là khi chưa biết bài báo nào đúng hơn bài báo nào).

TBKTS Online lại còn kinh hơn khi bình luận thế này: "Bài phát biểu của giáo sư Ohno đã không nhận được sự phản biện nào từ các học giả Việt Nam tại hội thảo". Ý chừng là đồng chí Ohno này nói đúng quá nên không đồng chí học giả VN nào cãi lại được??? Tớ thì đồ rằng các đồng chí này bị "khớp" với cái "mác" quá lớn của đồng chí Ohno mà không dám ho he gì, hoặc giả là phần dịch thuật có vấn đề, người nghe nghe mà không hiểu gì mấy (phần lớn các đồng chí này tớ cho rằng không đủ trình độ nghe và nói tiếng Anh trực tiếp với đồng chí Ohno).

2 comments:

  1. Em nghĩ phần lớn là do dịch thuật của chúng ta có vẫn đề. Nhiều tờ báo chính thống của ta đưa tin nước ngoài thường xuyên bị dịch tùm bậy, sai bản chất vấn đề, làm độc giả hiểu lung tung.

    Nếu bác muốn phán xét GS Ohno thì nên tìm thông tin báo chí nước ngoài xem như thế nào!

    ReplyDelete
  2. Tớ vẫn ưu ái, để dành lối thoát cho đồng chí Ohno rằng thì là mà do dịch bậy nên mới ra nông nỗi thế. Nhưng đến khi đọc bài trên TBKTSG Online thì cũng na ná thế, chỉ khác có thêm ít số liệu nữa, thì tớ nghiêng về khả năng thứ 2 mà tớ đề cập đến. Tớ cũng chẳng (không muốn) biết tìm bài này của đồng chí Ohno ở đâu vì nó đã được công bố ở VN rồi.

    Và cứ cho là những điểm tớ phang xuất phát từ lỗi dịch thuật, nhưng có những chi tiết mà đồng chí Lê Hồng Gian vạch ra cũng trên TBTKSG Online cũng đủ để nói đến sự thất vọng về đồng chí Ohno này lớn thế nào.

    Tớ cũng đã viết thêm một bài nghiêm chỉnh gửi TBKTSG, nếu được đăng thì chắc trong số tuần này hoặc trên TBKTSG Online, phang đồng chí Ohno từ khía cạnh khái niệm và lâp luận.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).