http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/05/1081138/xay-dung-the-che-kinh-te-dau-la-nen-mong/
---------------------
Bất chấp đã tốn khá nhiều giấy mực, câu hỏi trên, một câu
hỏi cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định đường lối chính trị và kinh tế Việt
Nam dường như vẫn chưa có câu trả lời khả dĩ.
Quả thật, lục tìm lại các tài liệu về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa có thể thấy vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng thế
nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khái niệm chính thống
thường được trích dẫn vẫn là từ văn kiện Đại hội Đảng, cho rằng đó là một nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Từ khái niệm trên có thể thấy những nhà lý luận của Đảng
đã đồng hóa cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” với cụm từ “có sự quản lý chặt
chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Như vậy, để có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa theo khái niệm trên thì cần phải thỏa mãn ít nhất 2 điều kiện: có một
nền kinh tế thị trường; và có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để thực hiện
chức năng “quản lý chặt chẽ” nền kinh tế thị trường đó. Nói cách khác, chỉ khi
nào đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đồng thời thiết lập
được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì lúc đó nền kinh tế mới có thể được
gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng đến đây lại nảy sinh ra vấn đề, vậy nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là gì? Chỉ đến Đại hội VIII cụm từ “xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mới chính thức xuất hiện thay cho cụm từ “xây dựng
nhà nước pháp quyền” như là một yêu cầu được đặt ra từ Đại hội VI. Tuy nhiên,
trong kỳ đại hội đó và các kỳ đại hội tiếp theo, khái niệm “nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa” vẫn không được làm rõ, ngoài việc khẳng định bản chất “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các nhà lý luận của Đảng có giải thích thêm trong
một nghiên cứu rằng: “Về mặt tư duy lý luận,
có lẽ điểm khác biệt của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhà nước pháp quyền khác là ở
cơ chế vận hành của nhà nước, bởi vì ở các nhà nước pháp quyền tư sản thì cơ chế
vận hành phổ biến là “tam quyền phân lập”. Việc Đảng ta xây dựng cơ chế phân
công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp để bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, chính là dựa trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nhà nước và pháp luật” (1). Nhưng lời giải
thích này lại vấp phải sự mơ hồ khác ngay ở sự thừa nhận “có lẽ...” được bôi đậm trong câu trên, chưa kể đến những vấn đề
phát sinh thêm là “quyền lực nhà nước thống nhất” thì liên quan thế nào đến, và
nhà nước như vậy có nhất thiết nên được gọi là “nhà nước pháp quyền”?
Cũng vì mơ hồ như vậy nên sau Đại hội XI một số nhiệm vụ
đã tiếp tục được đặt ra cho các nhà lý
luận của Đảng, trong đó có “cần xác định
rõ những đặc trưng xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang
xây dựng”, và “cần làm rõ cơ chế phân công,
phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp” (1).
Thực tế trên cho thấy, việc đi tìm lời giải
thích cho một khái niệm vẫn còn mơ hồ là “nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” lại dẫn ta đến một khái niệm không kém mơ hồ khác có liên quan mật
thiết là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Và do đó, không khó hiểu khi
các chuyên gia, quan chức và chính trị gia đã đưa ra những lý giải riêng của
mình về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chẳng hạn, mới đây nhất thì có Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hoạt động theo nguyên tắc của kinh tế thị
trường, và lợi nhuận được phân phối theo quan niệm của người cộng sản. Đó là
khi tài nguyên, khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, thì lợi nhuận phải được điều
tiết bằng thuế theo quy luật kinh tế thị trường".
Dễ thấy rằng lý giải như trên cũng không ổn khi nó lại
đưa ra một khái niệm cũng hết sức mơ hồ khác là “lợi nhuận được phân phối theo quan niệm của người cộng sản”, vốn
xem ra không liên quan gì đến cũng lời giải thích tiếp theo đó của ông Kiên rằng
“lợi nhuận được điều tiết bằng thuế theo quy luật thị trường”.
Tóm lại, công cuộc đi tìm khái niệm “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” xem ra sẽ là một cuộc trường chinh, tuy cũng có thể
chưa đến mức vô vọng như Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thẳng thừng
chỉ ra rằng: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam nên loay
hoay thử nghiệm hết mô hình kinh tế này đến mô hình kinh tế khác. Thay vào đó,
điều cần làm là phải xây dựng cho được một nền kinh tế thị trường cho đúng
nghĩa là kinh tế thị trường, để được thế giới công nhận và thôi không phân biệt
đối xử làm tổn hại đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và không châm ngòi cho
những vụ kiện cáo sẽ xảy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam vì, ví dụ, nhà nước có
sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế, nhất là khi Việt Nam tiếp tục
hòa nhập sâu với thế giới qua các hiệp định đa phương như TPP. Điều này là thiết
yếu vì bất kể nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có được hiểu
và hoạch định ở Việt Nam thế nào chăng nữa thì nó vẫn cần và vẫn phải được xây
dựng trên nền móng của một nền kinh tế thị trường thuần túy.
(1)
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2014/25460/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-Viet.aspx
Biết được "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì" chết liền!
ReplyDeleteA ha, bác Ngọc công phu thế, cố đi tìm hiểu xem nó ra cái quái gì nhưng rốt cuộc đành pó tay!
Thực ra thì tớ cũng muốn nói thẳng như đồng chí, nhưng e rằng nói thế thì không báo nào dám đăng nên đành phải uốn ngòi bút gần xa như vậy. Phiên bản đầu tớ kết luận rằng đúng như đồng chí Vinh nói, làm gì có cái thứ đó, nhưng phiên bản sau phải sửa đi tí chút cho "hợp cảnh", hehe.
DeleteVà quan trọng hơn là ở câu kết, đừng có thử nghiệm mà hãy xây dựng ngay nền kinh tế thị trường thuần túy đi, theo kiểu mèo đen hay trắng cũng được. miễn là mèo, chứ không phải mèo lai chó.
Hay quá :)
DeleteKhông biết các nước khác nó thế nào, chứ VN ta hay "treo đầu dê, bán thịt chó" lắm bác!
ReplyDeleteÝ định của bác ai chả muốn như thế, nhưng mà lại phải nghe & làm theo cái ông to, ngồi chót vót trên cao thích phán gì thì phán ấy (như thánh sống)! Nếu không thì toi mất!
Thôi đành nhắm mắt làm ngơ vậy!
kinh tế việt nam còn chậm phát triển quá
ReplyDeletetin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te, tin the gioi, bien bao giao thong
Thực ra đã có người trình bày rất sáng sủa, mạch lạc về vấn đề này, có lẽ các đồng chí chưa đọc đấy thôi:
ReplyDeletehttp://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-18-khong-phai-cu-gan-mac-la-thanh-xa-hoi-chu-nghia-
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-18-doanh-nghiep-xhcn-khong-phai-cu-nghi-la-ra-
Trong 2 bài viết trên tác giả (được coi là một trong số rất ít người ở VN hiểu thấu đáo Marx) định nghĩa CNXH là gì (theo quan điểm marxist), DN XHCN là gì, thế nào là nền KTTT định hướng XHCN, và đặc sắc nhất là còn chỉ ra đã từng tồn tại nền KTTT định hướng TBCN. Đọc hai bài này sẽ thấy các khái niệm XHCN ở đây khác rất xa những gì các đồng chí vẫn nghe, vẫn đọc.
Cám ơn đồng chí Sơn Ca. Đúng là tớ chưa đọc và không thể đọc nổi vì bài... dài quá! Tớ cực kỳ mạnh mẽ khuyến nghị các đồng chí khi viết lách, trừ khi làm bài luận hay đại loại thế thì đừng có viết dài. Nói chung tớ chỉ cố gắng đọc những gì dưới 2000 chữ. Có thể tớ là người không biết cách đọc, cách thưởng thức, nhưng chắc không ít người sợ... chữ như tớ!
DeleteVề 2 bài trong link trên, giả sử đúng như đồng chí Sơn Ca nhận xét. Nhưng điều trọng yếu ở đây là chúng được viết ra bởi một tác giả ít người biết đến/không nắm chức vụ kiểu như "có gang có thép". Trọng yếu là vì nếu vậy thì bất kể bài hay đến thế nào nó không phải là/không đại diện cho quan điểm của những "có gang có thép" hiện nay ở VN và bởi vậy nó cũng chẳng giá trị hơn các đồng chí đọc những gì tớ viết trên blog này. Có nhiều cái tớ viết có thể các đồng chí cho là hay, đúng, nhưng tớ tự biết rằng những điều này không lọt vào mắt các đồng chí "có gang có thép" được, và bởi vậy chẳng làm nên được trò trống gì.
Bởi vậy, tớ vẫn cứ phải trích dẫn những điều/tác giả chính thống, xuất hiện trên các nơi chính thống, như Tạp chí Cộng sản, khi bàn về những vấn đề chính thống, tỉ như định hướng xã hội chủ nghĩa.
Và nói chung là phang các đồng chí chính thống vẫn sướng hơn là những đồng chí không chính thống/dân lành!
Đồng chí Ngọc làm tớ ngạc nhiên đến mức tí ngã ngồi xuống đất vì lời tự thú rất chi là... thật thà như Ngọc Trinh của đồng chí: ngại đọc những bài viết dài, dù bài viết đề cập đến đúng những điều đồng chí chưa nắm rõ!
DeleteVới hai bài viết ngắn ngủn như thế mà còn vậy, xem ra đồng chí Ngọc chỉ quen đọc các textbook, với lối trình bày sơ lược về một lý thuyết kinh tế nào đó trong vòng vài ba trang, nhỉ!
Kiểu người như đồng chí chắc không thể nào đủ kiên nhẫn đọc và viết một bài review cho một cuốn sách dày cỡ 700 trang như Capital in the 21 Century, chứ đừng nói đến bộ Das Kapital dày vài nghìn trang (tớ cứ nói phét thế vì biết thừa đồng chí chả biết bộ Tư bản có mấy cuốn, dày bao nhiêu trang đâu), nhỉ!
Lại còn cái lối đồng chí biện bạch rằng tác giả nào đó viết mấy bài kia không có vai vế gì lắm, giống như bản thân đồng chí, nên bài viết không có giá trị mới hài cực!
Rút cục khi trao đổi về học thuật thì đồng chí quan tâm đến tính khoa học của các bài viết, hay đồng chí quan tâm đến vai vế của tác giả bài viết? Phải chăng đồng chí thật sự ngây thơ tin rằng mấy đồng chí gang thép kia là đại diện chân chính cho những tư tưởng mà họ rêu rao? Phải chăng đồng chí chỉ thích phang ý kiến của những người có vai vế nhưng zero về học thuật, hơn là những bài viết có tính học thuật nhưng của những người không có vai vế? Đúng là cách thứ nhất dễ dàng hơn cách thứ hai rất nhiều. Nếu thế thì đồng chí khác qué gì những người mà đồng chí vẫn cắm đầu cắm cổ phang lấy phang để để ra vẻ mình tài giỏi kia?
Nếu đồng chí thực sự nghĩ thế, thì đừng trách tại sao các bài viết của đồng chí chả có ma nào trong những người mà đồng chí phang thèm phản hồi. Vì họ cũng như đồng chí thôi, nghĩ rằng những người như đồng chí là con số không, việc qué gì phải đọc cho mệt!
Túm lại, qua mấy dòng “tự bạch” ngắn ngủi của đồng chí, có thể thấy đồng chí chính là một loại trí thức ½ mùa điển hình của VN – rất hăng hái phát bẩu về những điều mình hoàn toàn chưa đọc, chưa hiểu mô tê gì hết, nhưng lại rất tinh tướng, cứ tưởng ta đây tài giỏi lắm! Không chỉ thế, đã lười đọc thì chớ, lại còn cao giọng dạy đời rằng với các vấn đề học thuật thì không nên viết dài quá, khiến những người như đồng chí phát ớn! Và rằng chỉ những ai có gang thép thì mới đáng để phản biện, bất chấp tính khoa học của ý kiến của những người đó, vì làm thế dễ hơn nhiều so với phản biện những ý kiến khoa học đích thực!
Haizzzzzzzzzz! Chả trách nền khoa học VN mãi không khá được!
Ấy ấy, đồng chí bình tĩnh cho. Tớ thú thật vậy mà đồng chí lại giận dữ thế à? Đồng chí giận nhưng mà tớ phải công nhận rằng đúng đấy, đúng hết.
DeleteNhưng cũng tại đồng chí cơ, không chịu đọc những lời tự bạch của tớ một vài lần trong blog này rằng tớ có đọc sách cũng chỉ gọi là cho có, chẳng nhớ nổi tác giả nào vào với tác giả nào, trường phái nào ra trường phái nào, huống hồ những tác phẩm kinh khủng như đồng chí liệt kê kể trên, quá là đánh đố tớ.
Đồng chí cứ tiếp tục bất bình với tớ đi nhé, nhưng tớ vẫn cứ phải phang các đồng chí khác, kể cả đồng chí (nếu có gì đó đáng phang), tuy có thể chẳng ai đọc.
:)))))
DeleteBác Sơn Ca quả là hót quá hay, đúng phết đấy! Bác Ngọc bị dính Chưởng rồi, ai bảo bác lỡ lời với người ta. Bác mau xin lỗi đi, kẻo bác Sơn Ca bay mất thì phí, bởi vì Bác này theo em cũng cá tính ra phết, có sao nói vậy. Người tốt đó bác!
ReplyDeleteThì tớ đã nhún nhường như gián rồi mà, có dám ho he gì đâu?
DeleteMong bác Sơn Ca hiểu tâm ý của bác, và 9 bỏ làm 10 vậy!
ReplyDelete