Phóng viên thì sai khi đặt câu hỏi: "Chính phủ luôn nhấn mạnh về việc ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng có không ít ý kiến cho rằng không nên lấy mục tiêu dùng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Vì dù mục tiêu này phù hợp với kết quả tăng trưởng xuất khẩu, nhưng không đem lại kết quả tích cực về thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Về vấn đề này, nên hiểu như thế nào, thưa ông?"
Sai là vì ổn định tỷ giá không hỗ trợ xuất khẩu (ít nhất là so với phá giá). Không biết Chính phủ "luôn nhấn mạnh" ở hoàn cảnh nào, chỗ nào, chứ tớ nghi là đồng chí phóng viên nhét chữ vào mồm Chính phủ lắm. Dù sao thì Chính phủ cũng không đến nỗi ngu thế.
Sai nữa là câu hỏi bí rì rì, hiểu chết liền. Chú ý vế đầu là Chính phủ thì cho rằng thì là mà (ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu), và vế sau, tương phản, thì đưa ý kiến phủ nhận của "không ít ý kiến" rằng mà là thì (không nên lấy mục tiêu dùng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu).
Từ 2 mệnh đề "Ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu" với "Không nên lấy mục tiêu dùng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu", rút gọn lại còn "(nên) ổn định tỷ giá" và "không nên lấy mục tiêu dùng tỷ giá". Nếu thế thì 2 vế này không (nhất thiết) đối nghịch, phủ định nhau. Vì nghĩa "dùng" ở đây là bất tận, và vì mối liên hệ giữa "ổn định tỷ giá" với "tỷ giá" là bất luận nên câu hỏi của đồng chí phóng viên này cũng sẽ là bất... biết (là muốn nói cái gì)!
Chưa hết. Hỏi mà quá "bá đạo" (từ đi mượn!), vì "ổn định" tỷ giá thì sao mà làm thay đổi (lại còn tích cực) được cơ cấu hàng xuất khẩu cơ chứ? Tớ nghĩ mãi mà chẳng ra mối liên hệ nào giữa thay đổi tỷ giá (chứ chưa nói đến "ổn định" tỷ giá) với (thay đổi) cơ cấu hàng xuất khẩu cả. Ý của đồng chí phóng viên chắc là cho rằng ổn định tỷ giá sẽ làm thay đổi tỷ trọng hàm lượng đầu vào nhập khẩu trong hàng xuất khẩu. Nhưng hàm lượng đầu vào nhâp khẩu với cơ cấu hàng xuất khẩu là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn, vì cái thứ 2 là nói đến, ví dụ, hàng nông lâm sản chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chứ không cho biết, ví dụ, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Câu hỏi kinh khủng thế mà đồng chí Khoa hiểu phát ăn ngay, mà còn trả lời đàng hoàng được thì tớ bái phục.
Té ra đồng chí Khoa cũng đồng ý rằng tỷ giá sẽ làm thay đổi cả ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ xuất khẩu, và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, qua câu này: "Điều hành tỷ giá thế nào để vừa có thể ổn định vĩ mô, vừa có thể hỗ trợ xuất khẩu và giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu có thể ví như một nghệ thuật".
Vẫn chưa dừng lại ở cái sai "bá đạo" như phần tớ phân tích về câu hỏi của phóng viên, đồng chí Khoa còn sai thêm ở 2 cái lỗi mà tớ thấy phát ra từ miệng của không thiếu một ai trong số những người phản đối phá giá, gần đây nhất thì có đồng chí Lực, trước đó thì có đồng chí Thơ, Tuấn, Anh, Lịch v.v...
Sai như sau: "Nhiều quan điểm cho rằng, cần phải phá giá đồng VND nhiều hơn để có thể hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là nguyên liệu thô hoặc những sản phẩm có giá trị tăng thêm rất ít. Chúng ta phải nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc để sản xuất những sản phẩm đó. Do đó, khi điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị VND mạnh thì chí phí nhập khẩu cũng sẽ tăng mạnh, tác động đến giá thành sản phẩm và lạm phát của quốc gia. Chúng ta cũng chưa thể định lượng một cách rõ ràng, khi điều chỉnh tỷ giá như vậy thì tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu là bao nhiêu, lợi hại thế nào.
Bên cạnh đó, việc chúng ta có thể thấy rõ nhất khi phá giá VND là nợ nước ngoài sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, thay vì điều chỉnh tỷ giá theo như đề xuất vừa trình bày, NHNN đã định hướng và điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, linh hoạt, giúp tỷ giá điều chỉnh trong biên độ thích hợp, không gây tác động tâm lý tiêu cực và kết quả đạt được trong thời gian qua đã nói lên tất cả."
Cụ thể là cho rằng phá giá sẽ (1) làm tăng chi phí nhập khẩu, làm tăng lạm phát, và (2) phá giá sẽ làm tăng nợ nước ngoài.
(1) sai vì chi phí nhập khẩu quy ra VND có thể tăng nhưng chi phí nhập khẩu bằng USD không tăng (hàng nhập khẩu với đơn giá là 1 USD/chiếc vẫn là 1 USD sau khi phá giá VND). Lạm phát sẽ không nhất thiết tăng nếu NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, hoặc "hay" hơn nữa là Bộ Tài chính áp "giá trần"!!!. Ổn chưa?
(2) sai vì, như tớ đã nói ở entry phang đồng chí Lực, nợ nước ngoài bằng USD chẳng có tăng thêm một xu nào hết sau khi phá giá VND, sao lại nói rằng nợ quốc gia sẽ tăng lên? Đương nhiên, nợ quy ra VND sẽ tăng lên, nhưng chủ nợ nào muốn lấy VND thay cho USD? Và nếu không phá giá thì NHNN phải dùng ngoại tệ dự trữ để bình ổn tỷ giá, vậy rốt cuộc nợ quốc gia được giữ không tăng (bằng cả VND lẫn USD) với cái giá là dự trữ ngoại tệ sụt giảm. Thế thì vẫn ok à?
Nói tóm lại là... nản lắm các đồng chí à!
Bác lại phang chính xác rồi, nhưng đến phút cuối bác lại nhẹ nhàng thế! Chắc mỏi tay, mỏi miệng rồi, vì nói hoài cũng rứa thôi!
ReplyDeleteTuy nhiên, em chỉ chia sẻ thêm ý (1) của bác, có thể là nhiều bác nhà nghĩ rằng nếu tỉ giá tăng thì nhập khẩu sẽ phải bỏ ra nhiều VND để mua USD trả cho nước ngoài, đồng nghĩa với chi phí (=VND) sẽ tăng lên. Nhưng họ chưa hiểu cái logic sau đó của bác ...
Thỉnh thoảng cũng phải nhân từ tí chứ?
DeleteThành thật mà nói thì mấy cái lỗi này cực kỳ phổ biến. Ngay cả chỗ tớ có người học ở Mỹ và Sing về mà vẫn cứ nhầm thế. Có lẽ nên gọi đó là lỗi hệ thống thì đúng hơn nhỉ?
Mấy đồng chí này có thể đọc sách nước ngoài do GS nào đó viết sai chăng?
Delete