-------------------------------
Hỏi: Xét tương quan với các đồng tiền trong khu vực, kể từ đầu năm 2014 đến hiện tại, đô la Sing đã mất giá 12% so với USD, đông Thái Lan mất giá 10%, đồng Indonesia mất giá 17%, đồng Malay mất 28%, đông Yên mất 15%. Trong khi VND mất giá khoảng 6% thì nếu tiếp tục điều chỉnh thì mức điều chỉnh bao nhiu được coi là "theo thị trường".
Hỏi: Sau điều chỉnh, nếu NHNN không bán USD và không có nghĩa vụ cũng như không có lực bán để tránh sốc thị trường thì điều gì sẽ xảy ra nếu tiền VND rơi tự do.
Trả lời: Thực ra lo sợ này là có lý nhưng không nhất thiết xảy ra. VND từng bị phá giá một phát tới hơn 9% mà cũng không bị rơi tự do sau đó. Lý do là VN không nằm trong trạng thái bên bờ khủng hoảng, có capital control chặt chẽ, và thị trường đã chờ đợi sự điều chỉnh nữa nên không có gì là sốc cả. Trường hợp xấu nhất và VND rơi tự do thì chẳng qua nó là hậu quả của việc cố níu kéo nó lâu quá, lên giá thực quá cao, và bây giờ NHNN không còn đủ sức can thiệp, phai buông ra thì cũng là cái giá phải trả. Đằng nào thì NHNN cũng đã và sẽ thất bại nếu cố cưỡng lại thị trường.
Trả lời: Thực ra lo sợ này là có lý nhưng không nhất thiết xảy ra. VND từng bị phá giá một phát tới hơn 9% mà cũng không bị rơi tự do sau đó. Lý do là VN không nằm trong trạng thái bên bờ khủng hoảng, có capital control chặt chẽ, và thị trường đã chờ đợi sự điều chỉnh nữa nên không có gì là sốc cả. Trường hợp xấu nhất và VND rơi tự do thì chẳng qua nó là hậu quả của việc cố níu kéo nó lâu quá, lên giá thực quá cao, và bây giờ NHNN không còn đủ sức can thiệp, phai buông ra thì cũng là cái giá phải trả. Đằng nào thì NHNN cũng đã và sẽ thất bại nếu cố cưỡng lại thị trường.
Hỏi: Trong bộ ba bất khả thi, khi đã buông được tỷ giá, mở cửa thị trương vốn, thì VN hoàn toàn tự chủ chính sách tiền tệ, nhưng đó là chuyện Việt Nam muốn làm chứ chưa làm được khi capital control ở VN vào thì "dễ" ra thì khó, chính sách tiền tệ không tự chủ được khi chịu hai tầng áp bức của Chính phủ và Quốc hội.
Trả lời: VN hiện đang cố gắng ôm cả 3 đỉnh của tam giác. Nếu buông tỷ giá thì sẽ ôm chặt (hơn) được lãi suất và kiểm soát vốn, capital control, đó là điều chắc chắn, dù cái gì ở VN mà không bị can thiệp?
Hỏi: Vậy khi "buông" tỷ giá, dòng vốn ngoại chảy ra khỏi VN càng mạnh, không có cung, vậy VND rơi tự do, gây bất ổn vĩ mô ? (trong tháng 5 và tháng 8 sau khi điều chỉnh tỷ giá, lượng USD gửi tiết kiệm ngan hàng tăng vọt so với các tháng khác, dòng vốn ngoại thoát khỏi th ị trường cổ phiếu và trái phiếu chính phủ lớn, doanh nghiệp mua ngoại tệ cắt lỗ trước hạn khoản vay và thanh toán trước các hợp đồng kinh tế tăng đột biến)
Trả lời: Vì có capital control chặt chẽ nên dù buông tỷ giá thì dòng vốn chảy ra VN cũng không dễ mà thực hiện. Em cũng đã nói là "vào dễ ra khó" đấy thôi? Vì vậy, lặp lại là khả năng VND rơi tự do là khó xảy ra.
Lượng tiết kiệm USD trong ngân hang tăng vọt thì không phải là điều gì xấu cả! Vì nó chỉ thể hiện một xu hướng chuyển đổi tài sản từ nội tệ sang ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro (phá giá hơn). Nhưng lượng USD tăng lên này chứng tỏ dòng vốn USD chảy ra khỏi VN đã không xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ không đáng ngại. Tương tự như vậy, dòng vốn ngoại thoát khỏi thị trường cổ phiếu nhưng không có nghĩa là nó chảy ngược ra nước ngoài ngay tức khắc. Phải chứng minh được là sau khi rút vốn khỏi chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hết tài sản ra nước ngoài (không mua cái gì ở VN nữa) thì lúc đó mới đáng lo.
Doanh nghiệp mua ngoại tệ cắt lỗ v.v... là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng điều này cũng không phải là điềm xấu. Vì đi vay 100 USD từ nước ngoài, giờ có mua lại (mua sớm) 100 USD để trả nước ngoài thì rốt cuộc tổng lượng ngoại hối trong nước cũng không suy giảm so với trước. Chỉ khi nào chứng minh thêm được rằng doanh nghiệp không những chỉ mua và trả nợ 100 USD trước hạn, mà còn mua hơn thê và chuyển ra nước ngoài hơn thế thì mới chứng tỏ là có chảy máu ngoại tệ (capital flight). Nhưng hỏi thêm là chuyển ra hơn 100 USD để làm gì? Nếu là để đầu cơ (vay VND mua USD rồi bán thu nhiều hơn VND) thì việc gì phải chuyển ra nước ngoài?
Hỏi: theo em, bây giờ chỉ cần phá giá thêm,bao nhiu đi chăng nữa, thị trường đều hoảng loạn, niềm tin vào tiền VND hiện nếu đo được thì nó chắc là âm ^^
Thực tế hiện tại: tỷ giá giao dịch liên ngân hàng liên tục xoay quanh mốc 22.475 (mức công bố bán ra của NHNN), chỉ cần giao dịch tăng 5 điểm lên mức 22.480, số lượng đơn nộp xin NHNN bán UsD can thiệp lên đến hàng trăm triệu (trung bình 1 ngày 100 triệu USD kể từ đầu tháng 9/2015)
Trả lời: Cố gắng không phá để rồi phải buông như vừa qua thì còn tệ hại hơn. Đó là cái lý luôn phải nhớ và thuộc nằm lòng để mà hành động cho khôn ngoan hơn.
Hỏi: Nếu ở vai trò Thống đốc NHNN, anh sẽ làm gì khi chính phủ yêu cầu không phá giá để ổn định vĩ mô, quốc hội yêu cầu giữ vững các mục tiêu tăng trưởng GDP...
Cho em xin quan điểm của anh (hoặc giải pháp đề xuất của anh) khi phải phá giá VND linh hoạt theo thị trường.
Cho em xin quan điểm của anh (hoặc giải pháp đề xuất của anh) khi phải phá giá VND linh hoạt theo thị trường.
Trả lời: Tớ sẽ không ngu dại thêm mà tuyên bố sẽ không phá giá nữa, không có lý do gì để phá giá thêm, và phá như vừa rồi là quá đủ cho đến cả đầu năm sau. Thay vào đó, tớ sẽ nói là sẽ điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, theo mục tiêu ổn định vĩ mô.
Tớ sẽ phá (chủ động để VND yếu đi) thêm ít nhất 2, 3% trong năm nay, cho dù Mỹ và TQ không làm gì cả. Nếu bọn này làm gì thêm thì tớ buộc phải phá VND thêm theo cho phù hợp.
Về ổn định vĩ mô, NHNN vẫn đang có vẻ là thành công đấy thôi, vì lạm phát đang ở mức thấp, hơn cả mục tiêu yêu cầu. Ai nói là ổn định vĩ mô là phải có tỷ giá ổn định là ngu, chẳng hiểu gì về kinh tế. Còn tăng trưởng GDP thì càng không phải lo vì đang tăng ở mức khả quan (theo đúng thống kê chính thức), và thậm chí còn tăng mạnh hơn khi nút thắt tỷ giá được giải tỏa.
Hỏi: P/s: sẵn đây em hỏi thêm một tí là em có tham khảo phương pháp tính tỷ giá REER và NEER để tìm giá trị thực của VND nhưng việc tính toán khá phức tạp và dữ liệu tính toán khá nhìu. Theo anh, hiện 1 USD đổi được bao nhiu VND hiện tại là hợp lý ?
Trả lời: Tớ chưa bao giờ thử ngồi tính 2 cái này, nhưng cho rằng cái khó là kiếm cho đủ số liệu có chất lượng (và chọn thời điểm phù hợp để tính) chứ không phải là khó về bản thân việc tính toán (làm thủ công trên excel là đủ, hoặc nếu "lười" thì viết một đoạn ngắn program trên phần mềm kinh tế lượng nào đó).
Như nói ở trên, VND phải bị mất thêm ít nhất 2, 3% nữa ngay bây giờ mới là hợp lý.
No comments:
Post a Comment