Thursday 13 April 2017

Tour 0 đồng - ứng xử kiên quyết nhưng tránh cực đoan (Bài đăng trên TBKTSG, 14/4/2017, bản gốc)


http://www.thesaigontimes.vn/158971/Tour-0-dong---ung-xu-kien-quyet-nhung-tranh-cuc-doan.html

Dư luận gần đây bức xúc với nạn “tour 0 đồng” thu hút đông đảo du khách từ Trung Quốc, làm xấu hình ảnh của ngành du lịch Việt Nam với nhiều cửa hàng chuyên bán cho khách Trung Quốc với giá cắt cổ. Chính quyền đã xử lý tình trạng này bằng việc buộc đóng cửa một số cửa hàng này. Tuy nhiên, biện pháp này xem ra là chưa đủ.
Việt Nam không phải là “nạn nhân” duy nhất

Ở khu vực, ngoài Việt Nam, còn có nhiều điểm đổ bộ được “ưu ái” của nhiều tour 0 đồng từ Trung Quốc như Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thailand và một số nước Đông Nam Á khác. Nếu ở Việt Nam có tour 0 đồng thì ở nhiều nước cũng có các tour gọi là “zero dollar tour”. Tuy mang lại thu nhập lớn cho kinh tế bản địa nhưng làn sóng du khách Trung Quốc đã làm “bội thực”, tạo ra nhiều tiếng xấu cho những nước này.  
Để “gỡ gạc” lại chi phí bỏ ra để tổ chức tour, các công ty du lịch phải dựa hoàn toàn vào việc mua sắm của du khách, mà phần nhiều là mua sắm theo kiểu cưỡng bức, tương tự như nạn “cơm tù” một thời thịnh hành ở Việt Nam. Đã có không ít xô xát thậm chí gây chết người giữa du khách với cửa hàng “tù” hoặc hướng dẫn viên du lịch (HDV), là người buộc du khách phải mua đủ một số lượng hàng hóa trước khi để cho họ thoát ra khỏi cửa hàng mà HDV “nhốt” họ vào đó. Ví dụ, năm 2015, ở Hong Kong, một du khách Trung Quốc đã bị bốn nhân viên của một cửa hàng đồ trang sức đánh chết vì đứng ra can ngăn xô xát giữa một thành viên trong đoàn, người từ chối mua bất cứ thứ gì trong cửa hàng, với HDV.

Mục đích đi du lịch của du khách Trung Quốc cũng “vô tình” tiếp tay cho nạn tour 0 đồng. Trong quan niệm của nhiều người Trung Quốc, các chuyển đi nước ngoài có mục đích chính không phải là để du lịch – một khái niệm khá mới mẻ với họ, mà là để mua sắm. Rất thường xuyên du khách Trung Quốc sẽ không biết phải làm gì tiếp theo nếu để họ có thời gian và tự quyết định.
Cũng cần lưu ý là tuy Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong danh sách điểm đến ưa thích của các tour giá rẻ từ Trung Quốc nhưng các tour này ít điều tiếng hơn, chủ yếu nhờ vào chất lượng hàng hóa cao hơn và sự quản lý thương mại tốt hơn.

Chính phủ hành động
Nhiều nước trong khu vực gần đây đã có những hành động mạnh tay dẹp nạn tour 0 đồng. Trong một nỗ lực phối hợp chung với Thái Lan, Trung Quốc đã buộc các công ty du lịch đặt giá sàn cho một ngày du lịch trong các tour, cũng như cấm các công ty này chào mời các tour với giá thấp không tưởng, chủ yếu nhắm đến đối tượng khách hàng lần đầu tiên du lịch nước ngoài. Họ cũng chế tài các trang chủ của các công ty du lịch nhằm cấm đưa ra những thông tin sai lệch. Các công ty du lịch còn phải công khai chi tiết các loại chi phí bao gồm trong gói tour, và chỉ được khách mua tour thanh toán tại Trung Quốc. Công ty du lịch Trung Quốc và đối tác của họ tại Thái Lan phải khai báo chính xác số lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan…

Về phía Thái Lan, các cửa hàng tham gia vào việc mua hàng cưỡng bức hay bán hàng giả, hàng nhái địa phương và các thương hiệu nước ngoài sẽ bị phạt nặng vì tội trốn thuế và xử lý hành chính nếu chúng lừa dối khách hoặc bán cho họ với giá cắt cổ hay xâm phạm đến quyền lợi của du khách. Thái Lan cũng dẹp bỏ 2.500 xe bus du lịch tham gia các tour giá rẻ.
Chính quyền Đài Loan hồi đầu năm ngoái đã yêu cầu điều tra ngay lập tức các tour giá rẻ ở Đài Loan sau khi một xe bus du lịch gặp nạn làm chết 33 người và bị thương 11 người. Có nhiều tai nạn xảy ra cho các xe bus du lịch trong các tour giá rẻ trong mấy năm gần đây, làm chính quyền Đài Loan lo ngại về lỗ hổng trong quản lý làm lọt lưới các xe bus du lịch không an toàn được các công ty du lịch lựa chọn để cắt giảm chi phí.   

Tất nhiên là việc xử lý mạnh tay như trên chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể số lượng du khách Trung Quốc đặt chân đến nước sở tại. Như ở Thái Lan, chỉ trong vòng hơn một tháng sau khi Trung Quốc và Thái Lan cùng phối hợp ra tay dẹp nạn “zero dollar tour”, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã tụt giảm 20-25%. Nhiều doanh nghiệp ở cả hai quốc gia bị ảnh hưởng mạnh. Ví dụ, công ty Beauty Community ở Thái Lan có tới 25% doanh thu đến từ du khách Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các công ty du lịch và bán lẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng vì ước tính có tới 90% số tour nơi đây được chào bán rơi vào dạng tour có giá thấp không tưởng.
Tuy vậy, công bằng mà nói thiệt hại thực tế từ tụt giảm số lượng du khách có thể không lớn đến vậy vì phần lớn thu nhập từ các tour 0 đồng tạo ra đều bị thâu tóm bởi phía nước ngoài nắm toàn bộ chuỗi cung cấp. Nhiều tour du lịch Trung Quốc có HDV Trung Quốc, du thuyền và xe bus riêng được điểu khiển đằng sau bởi các ông chủ Trung Quốc. 

Việt Nam cần làm gì?
Trước tiên, cần tránh phản ứng cực đoan là “nói Không” với du lịch mua sắm của du khách Trung Quốc nói chung. Thay vào đó, Việt Nam cần theo hướng của Thái Lan khi chủ động khuyến khích và chào đón những du khách Trung Quốc đến nước này theo từng nhóm nhỏ, độc lập, tự phát (tự đi, không theo các tour từ Trung Quốc). Dù có thể là du lịch mua sắm nhưng những du khách này có điều kiện kinh tế tốt hơn những du khách theo tour giá rẻ nên thường chi tiêu nhiều hơn tại địa phương. Và vì họ tự do đi lại, không bị “chăn dắt” bởi các HDV trong các tour giá rẻ nên việc chi tiêu với giá trị lớn hơn của họ sẽ có lan tỏa mạnh hơn đến nền kinh tế bản địa. Thái Lan cũng cung cấp nhiều dịch vụ nhắm đến đối tượng du khách này như mở ra các trung tâm dịch vụ du lịch và mua sắm, với xe bus kết nối đưa đón du khách từ khách sạn đến các trung tâm này và sân bay. 

Tiếp đó, Việt Nam cần mạnh tay xử lý để giảm thiểu các tour 0 đồng với các biện pháp mà các nước trong khu vực đã áp dụng như nói ở trên, không chỉ dừng lại ở biện pháp đóng cửa, dừng hoạt động các cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc. Bởi các cửa hàng khác tuy có mở bán cho cả khách Việt Nam nhưng nếu họ vẫn niêm yết giá cả trên trời như trước thì bản chất sự việc vẫn không thay đổi (người Việt vẫn không mua được, còn du khách Trung Quốc vẫn bị chặt chém). 
Việc phối hợp với Chính phủ Trung Quốc để xử lý tour 0 đồng giống như kinh nghiệm của Thái Lan cũng là điều nên thực hiện để các công ty du lịch giá rẻ Trung Quốc không chuyển hướng từ các thị trường khác sang Việt Nam.

Sau cùng, Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn khách du lịch, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn du khách Trung Quốc. Việc đa dạng hóa này là cần thiết để trước mắt hạn chế tác động tiêu cực về mặt kinh tế từ việc xử lý các tour 0 đồng chắc chắn sẽ làm tụt giảm mạnh lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam trong ngắn hạn. Ngoài ra, cũng cần lưu tâm đến khả năng Trung Quốc sử dụng con bài du khách như là một công cụ chính trị để gây sức ép lên các nước láng giềng khi có biến cố nào đó xảy ra. Bằng việc hạn chế đột ngột lượng du khách từ Trung Quốc, Chính phủ nước này có thể tạo ra sức ép kinh tế lớn lên các nước họ muốn gây sức ép, như đã được chứng kiến ở Hàn Quốc và Đài Loan gần đây.  

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).