Saturday, 24 August 2019

Cổ phần hóa: vẫn giằng xé giữa các mục tiêu (Bài đăng trên TBKTSG, 25/8/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/293063/co-phan-hoa-van-giang-xe-giua-cac-muc-tieu-.html


Có một vấn đề xem ra đã mang tính thời sự... trường kỳ, đến mức thành nhàm chán. Đó là việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Trong một năm và cứ như vậy kéo dài qua hàng thập kỷ nay, không biết bao nhiêu lần các cơ quan liên đới, các quan chức từ cấp vụ đến Phó Thủ tướng và Thủ tướng đưa ra kế hoạch, tìm giải pháp, đôn đốc, thúc giục, và thậm chí đe dọa sẽ “xử lý” cá nhân và tổ chức chậm chễ trong cổ phần hóa và thoái vốn. Nói thì cứ nói, dọa thì cứ dọa nhưng mọi việc chẳng mấy tiến triển so với mong muốn, với đủ loại lý do được đưa ra cũng đã trở thành quá quen thuộc, nhàm chán tương tự như cách người ta giải thích lý do các dự án đầu tư chậm chễ, đội vốn.

Tuy nhiên, có một điều cốt tử đằng sau việc lỡ kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước ít, hầu như không được đề cập đến. Nói tóm tắt trong mấy từ thì đó là xung đột mục tiêu.

Trên lý thuyết, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trước hết nhằm mục tiêu tối thượng là giảm thiểu nhanh chóng sự dính lứu của nhà nước vào các hoạt động kinh tế (thông qua các DNNN). Nhìn từ góc độ hiệu quả thì nhà nước là một nhà đầu tư, nhà quản lý tồi so với nhà đầu tư, nhà quản lý tư nhân. Bản chất của sự yếu kém này nằm ở chế độ sở hữu “cha chung không ai khóc”, do đó nguyên tắc “đồng tiền đi liền khúc ruột” bị vi phạm. Tiền nhà nước mang đầu tư là tiền của dân, nhưng/nên hầu như không một “người nhà nước” nào phải chịu trách nhiệm, phải bận tâm đến hiệu quả đầu tư. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả như nhà nước thất thoát vốn, thậm chí gánh thêm nợ nần phát sinh bởi DNNN, trong khi kinh tế tư nhân thì bị chèn ép...

Nhưng ngay cả khi thực hiện mục tiêu tối thượng trên thì bản chất sở hữu “cha chung không ai khóc” vẫn phát huy tác dụng, ở chỗ là do tiền không phải là của mình nên những người có trách nhiệm hoặc là thực hiện theo kiểu “ném tiền qua cửa sổ”, hoặc là lợi dụng để trục lợi. Sự thể này lại dẫn đến mục tiêu cũng là tối thượng thứ hai là cổ phần hóa và thoái vốn (nhanh chóng, đúng kế hoạch) nhưng không được làm thất thoát vốn nhà nước. Thế là người nọ nhìn người kia để rồi rốt cục “bất cập cơ chế” là thủ phạm chính được chỉ ra để giải thích cho mọi sự chậm chễ. Do thủ phạm này có danh nhưng không có (hình hài) thực nên có lẽ nó sẽ còn tồn tại dài dài ít nhất cho đến chừng nào mà “cơ chế” thay đổi về chất.

Chưa hết, trong bối cảnh ngân sách nhà nước luôn chi nhiều thu ít thì cổ phần hóa, thoái vốn trở thành một cái phao cứu sinh cho ngân sách. Nên lẽ đương nhiên là cổ phần hóa, thoái vốn có thêm một mục tiêu tối thượng thứ ba là tối đa hóa lợi ích cho nhà nước (tối đa hóa tiền thu về ngân sách). Vậy là, (với việc sử dụng nhiều thủ thuật), trong nhiều trường hợp DNNN và cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp được định giá trên trời, với điều kiện để mua cổ phần khó nhằn, mang tính loại trừ cao. Đương nhiên là cổ phần hóa và thoái vốn cũng vì thế mà “đi bộ” trường kỳ!

Để khắc phục được sự xung đột mục tiêu trên thì phải phân loại DNNN và vốn nhà nước phù hợp với từng mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, DNNN nào, vốn nhà nước ở doanh nghiệp nào đang thua lỗ, bết bát, bên bờ phá sản mà không được phá sản thì cần phải được phép cổ phần hóa và thoái vốn khẩn trương bằng mọi giá, kể cả giá 1 đồng. Với những DNNN, vốn nhà nước còn lại, nguyên tắc giảm giá và nới lỏng điều kiện cần được áp dụng qua mỗi lần đấu giá cho đến khi cổ phần hóa, thoái vốn thành công.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là ai sẽ (có trách nhiệm, dũng cảm) thực hiện việc phân loại trên? Bởi người này có rủi ro lớn là sẽ phải hứng chịu hậu quả mỗi khi các trường hợp cổ phần hóa, thoái vốn được xét lại. Kể cả khi làm một cách trung thực, công tâm thì vẫn có rủi ro khi cấp dưới không như vậy trong việc đề xuất, “tham mưu” mà cấp trên không nhận biết được. Trong “cơ chế” hiện nay thì xem ra câu trả lời là bỏ ngỏ.

Liên quan đến vấn đề trên là chuyện sử dụng tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Gần đây có một số đề xuất thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn và dùng vốn này đầu tư vào một số dự án như giao thông, cảng biển... Với nhiều người, đây là một bài toán khó, bởi áp lực vốn nhà nước lớn trong khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước lại rất chậm chạp, thậm chí bế tắc trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, trong khi không phủ nhận cái khó của nhà nước, các tiền đề trong bài toán trên cần được đặt lại cho phù hợp hơn. Thứ nhất, vốn thu về từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải được tập trung vào ngân sách. Về phía chi, vốn này không phải là để chi cụ thể cho một dự án nào theo kiểu “đồng này mua mắm, đồng này mua muối”, mà phải thực hiện theo các nguyên tắc chi ngân sách chung.

Thứ hai, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cần song hành với nguyên tắc nhà nước giảm thiểu các hoạt động đầu tư, và/hoặc sở hữu doanh nghiệp, dự án, cổ phần mới. Do đó, việc nhà nước trực tiếp đầu tư vào một dự án nào đó, kể cả có được dán nhãn “cấp thiết”, nhất là sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ một doanh nghiệp cụ thể nào đó, là điều nên tránh. Thay vào đó, nhà nước chỉ dùng các công cụ pháp lý để khuyến khích, hoặc “đặt hàng” nhà đầu tư tư nhân cho các dự án mong muốn.

Khi sửa lại được các tiền đề trên thì bài toán trên trở nên bớt khó hơn, bởi (i) trong số vô vàn dự án thuộc dạng “cấp thiết”, nhà nước buộc sẽ phải lựa ra một số dự án “cấp thiết hơn” phù hợp với khả năng chi ngân sách, đồng nghĩa là một số dự án “cấp thiết” sẽ không còn là cấp thiết, phải tiến hành ngay nữa; (ii) nhà nước không trực tiếp là nhà đầu tư, chủ đầu tư nên áp lực vốn lên ngân sách cũng vì thế mà giảm đi. Và cũng vì thế, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước sẽ đỡ bị vướng vào tình cảnh vừa phải làm nhanh, vừa phải thu được nhiều tiền mà lại không bị thất thoát. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).