Monday, 10 February 2020

Giữa hai chiều quan điểm về nCoV và kinh tế thế giới (Bài đăng trên TBKTSG Online, 10/2/2020)

https://www.thesaigontimes.vn/300029/Giua-hai-chieu-quan-diem-ve-nCoV-va-kinh-te-the-gioi.html/#287933
Khi dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) bắt đầu lan rộng, đã có sự chia rẽ quan điểm khá lớn về tổn thất tiềm năng mà dịch này có thể gây ra cho nền kinh tế của Trung Quốc nói riêng và của khu vực, thế giới nói chung.
Nhìn về quá khứ để lạc quan
Ở phía quan điểm lạc quan thì cho rằng tổn thất này sẽ ở mức hạn chế và nhất thời khi lấy bối cảnh hiện tại quy chiếu về những lần đại dịch trước đây mà kinh tế thế giới đã trải qua.
Thứ nhất, tuy đã có hàng ngàn người nhiễm bệnh và hàng trăm người chết nhưng dịch bệnh này chưa đến mức nghiêm trọng. Nhận định này chủ yếu dựa trên tỷ lệ tử vong dưới 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong trong đại dịch SARS năm 2002-2003 (7%). Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã “quyết liệt” thực thi nhiều biện pháp để kiểm soát sự lây lan của 2019-nCoV và nạn dịch xảy ra đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Do đó, tác động của đại dịch lần này lên tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn so với những đại dịch lần trước như SARS hay trước đó là dịch cúm châu Á năm 1957-1958 và dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Tiếp đó, đã có nhiều nước ghi nhận những ca nhiễm bệnh trong đại dịch SARS nhưng dường như những nước này chỉ chịu tác động nhỏ như được Bộ Tài chính Úc từng mô tả trong nhận định của họ về tác động của SARS. Hay tác động kinh tế chỉ là ngắn hạn, như đã được thể hiện trong đại dịch SARS, và ngay cả với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Thêm một cơ sở để lạc quan là cơ chế bù trừ trong khủng hoảng. Có thể, một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhưng một số ngành khác lại hưởng lợi lớn trong đại dịch. Những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất là du lịch và tiêu dùng. Ngược lại, những ngành được lợi là dược phẩm, hóa chất (chất tẩy rửa, sát trùng). Do sự phòng bị của các nước nên tác động này ít lan truyền ra các nước khác.
Nhưng vẫn bi quan vì tình hình khó lường hơn
Ở phía đối diện, có một số yếu tố để bi quan hơn về tác động của nCoV. Trên hết, vẫn còn quá nhiều điều chưa biết về virus này. Lúc đầu, loại virus này tỏ ra ít nguy hiểm hơn SARS và đa phần tin rằng có thể khống chế sự lây lan của nó dễ dàng hơn từ kinh nghiệm đối phó với SARS. Nhưng thực tế là chỉ chưa đầy một tháng từ lúc mới được công nhận, con số bệnh nhân nhiễm virus này đã đạt 5.000, là con số mà SARS chỉ đạt được sau sáu tháng kể từ lúc bắt đầu và hiện nay thì đã tăng lên rất cao.
Do đó, dù có thận trọng thì cũng có thể thấy tác động lần này lên nền kinh tế Trung Quốc ít nhất sẽ tương đương với tác động của SARS. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, SARS chỉ làm Trung Quốc mất đi 1,1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP. Nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc (nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới) hiện nay khác xa với thời điểm nổ ra SARS khi Trung Quốc mới chỉ “chân ướt chân ráo” tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu. Lưu ý, 1% GDP hiện tại của Trung Quốc tương đương với khoảng 136 tỉ đô la Mỹ, một con số rất đáng kể. Con số này cũng khá gần với một số ước tính tại thời điểm hiện tại về thiệt hại toàn cầu của 2019-nCoV là 160 tỉ đô la Mỹ.
Thậm chí, Hãng Thông tấn Al Jazeera trích dẫn một nghiên cứu năm 2018 cho rằng một đại dịch cúm toàn cầu mới sẽ gây thiệt hại 500 tỉ đô la Mỹ, hay 0,6% GDP toàn cầu một năm. Nghiên cứu này cũng tin rằng các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ thiệt hại nhiều nhất, mất tới 1,6% GDP/năm trong khi các nước thu nhập cao sẽ mất khoảng 0,3% GDP/năm.
Tâm lý bi quan được thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và thế giới với sắc đỏ hàng loạt. Trước mắt, tác động tiêu cực lên nền kinh tế Trung Quốc đã lan sang các nước khác trong khu vực khi Trung Quốc và các nước cấm/hạn chế đi lại, du lịch để ngăn chặn sự lây lan và hàng triệu du khách Trung Quốc đã phải hủy kế hoạch du lịch nước ngoài.
Nhìn rộng ra, tác động của nCoV có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy không ngờ khác. Đó là sự đình trệ các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc sẽ làm sụt giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, có khả năng ảnh hưởng mạnh đến cam kết nhập khẩu hàng trăm tỉ đô la Mỹ của nước này từ Mỹ như được thỏa thuận trong vòng thương lượng vừa qua giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nếu thương chiến không được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu sẽ còn nguyên đó hoặc thậm chí tệ hại hơn. Bên cạnh đó, Trung Quốc (và nhiều nước khác) sẽ lại chủ động hoặc bị động hạ lãi suất, hạ giá bản tệ để hỗ trợ kinh tế nội địa (thực tế ngày 2-2 Trung Quốc đã thông báo kế hoạch bơm hơn 174 tỉ đô la Mỹ vào nền kinh tế nhằm giảm bớt cú sốc do dịch bệnh với ngành tài chính và nền kinh tế nước này).
Những hệ lụy trên ít nhiều là có liên hệ đến Việt Nam, từ góc độ thương mại, đầu tư nước ngoài và ổn định tỷ giá, lãi suất. Bởi vậy, ngoài những hậu quả trực tiếp như tổn thất y tế, phòng dịch, thất thu du lịch và dịch vụ... Việt Nam cần có kịch bản đối phó toàn diện và phù hợp, theo sát diễn tiến lây lan của 2019-nCoV.

1 comment:

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).