Thursday, 9 April 2020

DNNN chây ì công bố thông tin: không lẽ bó tay? (Bài đăng trên TBKTSG Online, 9/4/2020, bản gốc)

https://www.thesaigontimes.vn/301839/dnnn-chay-i-cong-bo-thong-tin-khong-le-bo-tay-.html

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây báo cáo Thủ tướng Chính phủ rằng vẫn còn tới gần 30% số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin theo quy định, trong khi nhiều doanh nghiệp tuy có thực hiện, song công bố chưađầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Tệ hại và tệ hại... hơn!

Sẽ không phải là quá lời khi mô tả việc công bố thông tin của DNNN và của cơ quan đại diện chủ sở hữu là như vậy.

Tình hình tệ hại không chỉ bởi đã hơn 4 năm kể từ khi Nghị định 81/2015 của Chính phủ! về DNNN công bố thông tin có hiệu lực, tính đến ngày 31/12/2019 vẫn còn một số lượng lớn doanh nghiệp không công bố thông tin (chiếm 29,31%) theo yêu cầu trong Nghị định 81, mà con số này lại còn tăng lên nhẹ so với năm trước (28,33%).

Không những thế, sự tệ hại còn thể hiện trên các khía cạnh khác như một số doanh nghiệp chây ỳ không công bố thông tin trong 3 năm liên tiếp; doanh nghiệp có thông tin nhưng chậm so với yêu cầu; nhiều doanh nghiệp có công bố nhưng theo kiểu “để cho có” khi không công bố nhiều nội dung cần công bố, kể cả những nội dung thiết yếu như kế hoạch sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo lương thưởng... (1)

Tiếc là, không biết vô tình hay hữu ý, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nêu ra con số những doanh nghiệp hoàn toàn không công bố thông tin hoặc số doanh nghiệp không công bố đầy đủ thông tin theo yêu cầu của năm nay và các năm trước để công luận được biết chiều hướng của sự lì lợm, không tuân thủ, “ngồi xổm” lên pháp luật của các DNNN vi phạm này tăng lên hay giảm đi. Nhưng dựa vào cách báo cáo mà không nêu những con số liên đới cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cũng không khó để đoán rằng các con số này đã cho thấy không có sự cải thiện (đáng kể) nào.

Trên là phần tóm tắt về trách nhiệm công bố thông tin ở cấp doanh nghiệp. Về trách nhiệm công bố thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì cũng tệ hại không kém. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù không nêu cụ thể con số hay danh tính của bất cứ “đương sự” nào, cho thấy hàng loạt vi phạm của các đương sự này mà ở đây ta không cần phải nhắc lại cho tốn giấy mực.

Không làm được thì... dẹp tiệm!

Tình hình thực hiện công bố thông tin tệ hại như trên là một hiện tượng có tính hệ thống, thâm căn cố đế, khó mà hy vọng có thể cải thiện được, bởi ở cấp độ nào, bộ phận nào liên đới cũng đều có những sai phạm. Bản thân ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Nghị định 81 quy định đảm nhận nhiều vai trò, nhiệm vụ như theo dõi, giám sát, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, DNNN thực hiện Nghị định 81 nhưng vẫn để sự tuân thủ tệ hại như trên xảy ra, kéo dài chứng tỏ họ cũng không làm tốt vai trò của mình. Ở cấp độ cao hơn Bộ, rõ ràng tình hình thực thi tệ hại này đã được báo cáo và biết đến hàng năm nhưng mọi việc vẫn tệ hại như vậy thì chứng tỏ việc báo cáo cũng chỉ để là cho có!

Sẽ là hơi đơn giản nếu cho rằng căn nguyên của vấn đề là sự vô trách nhiệm, yếu kém trong thừa hành, thực thi đã không được xử lý thích đáng, dù đây là một sự rất thật. Quả vậy, dù Nghị định 81 quy định đầy đủ về xử lý vi phạm công bố thông tin của từng chủ thể liên đới nhưng từ lúc có hiệu lực đến nay, nhưng nghị định dường như đã không trực tiếp hay gián tiếp làm cho bất cứ một quan chức nào từ doanh nghiệp lên cấp cao hơn bị “xây xát” chút nào.

Muốn biết và có giải pháp căn cơ hơn thì cần thái độ cực đoan hơn (hơn là chỉ kêu gọi sự xử lý trách nhiệm nghiêm minh hơn). DNNN không công bố thông tin hoặc không công bố không đầy đủ cho thấy ba khả năng.

Một là, chúng đang làm ăn thua lỗ, khuất tất, cần phải che giấu thông tin nhiều nhất có thể. Đối với kiểu doanh nghiệp này thì giải pháp để không những “giúp” chúng thoát được trách nhiệm báo cáo, bạch hóa, mà còn có ích cho đất nước là cho chúng giải thể, phá sản.   

Khả năng thứ hai là thái độ coi DNNN là sản phẩm “con chung”, không báo cáo thì cũng không ai làm gì được, không ai bị xử lý bởi bất cứ ai, nên... khỏi báo cáo! Giải pháp căn cơ cho những doanh nghiệp loại này cũng là sẵn sàng cho chúng giải thể để những người có trách nhiệm trong doanh nghiệp tự thấy mình có nên thực hiện báo cáo (nghiêm túc) hay không.

Khả năng thứ ba làm cho DNNN không báo cáo (nghiêm túc) là cơ quan chủ quản, đại diện chủ sở hữu không “thích” làm việc (theo dõi, đôn đốc DNNN báo cáo). Để tránh cho những cơ quan này phải làm một việc không thích như vậy thì giải pháp căn cơ cũng vẫn là... dẹp tiệm luôn các DNNN này.

Tóm lại, nếu vận dụng câu nói được tán thưởng rộng rãi, đại loại: “Ai không làm được thì đứng sang một bên/thì nghỉ” của một số quan chức chuyên dành cho những tình huống “nước đổ lá khoai” thì có thể đề xuất thế này: Để việc báo cáo của DNNN được nghiêm túc, đúng yêu cầu thì hãy đóng cửa ngay những DNNN nào không báo cáo hay báo cáo không đầy đủ, đúng hạn theo yêu cầu!

(1) https://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/gan-30-doanh-nghiep-nha-nuoc-van-chua-thuc-hien-cong-bo-thong-tin-319960.html

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).