Thursday, 9 September 2021

Sống chung với dịch nhìn từ Singapore (Bài đăng trên KTSG, 8/9/2021, bản gốc)

https://thesaigontimes.vn/song-chung-voi-dich-nhin-tu-singapore/

TP. HCM nói riêng, cả nước nói chung dường như đã chấp nhận chuyển sang chiến lược sống chung với dịch Covid-19, thay vì chiến lược xét nghiệm, cách ly, cô lập và loại trừ F0 (và cả F1) trong cộng đồng bởi hiệu quả thấp (thể hiện qua con số lây nhiễm/tử vong vẫn tăng nhanh), trong khi hậu quả kinh tế, xã hội lại quá lớn để có thể chấp nhận.

Có người phản đối việc nói sống chung với dịch, lý luận rằng cần phải nói là sống chung với virus Covid-19. Thực ra, dịch hay bản thân Covid-19 đều để lại hậu quả là có một số lượng cụ thể người sẽ bị nhiễm (và trở nặng, tử vong bởi) Covid-19 hàng ngày. Nên nói xác định sống chung với dịch hay Covid-19 đều chỉ là cách nói tắt, mang tính câu chữ mà thôi. Điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận, đặt ra một mốc cụ thể là tối đa có bao nhiêu ca nhiễm Covid-19 trong một ngày, trên một ngàn dân hay trong một địa bàn/cả nước thì có thể là chấp nhận được, đi kèm đó là các biện pháp và chính sách phù hợp.

Đây cũng chính là một trong những điểm cốt lõi trong chiến lược đối phó với (dịch) Covid-19 của Singapore. Nước này đặt ra các giai đoạn phản ứng với dịch/Covid-19 căn cứ vào tình hình lây nhiễm trong cộng đồng cũng như khả năng xử lý của hệ thống y tế nước này. Theo đó, đã từng có giai đoạn các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng chững lại ở con số vài chục người/ngày trong tổng số dân cư, gồm cả người nước ngoài, lao động nhập cư khoảng trên 6 triệu người. Nhưng những biện pháp nới lỏng này lại lập tức được thay bằng các biện pháp thắt chặt khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng bùng lên trên một vài trăm/ngày.

Một trong những ví dụ về nới lỏng rồi lại thắt chặt này là sự thay đổi danh sách các nước/vùng lãnh thổ mà du khách từ đó được phép nhập cảnh vào Singapore. Ở trong nước thì sự khác biệt lớn nhất được thể hiện ở số lượng người được phép tụ tập tại các địa điểm công cộng, doanh nghiệp, nhà hàng, hoặc được gặp gỡ/thăm viếng nhà riêng.

Và trong mọi giai đoạn, dù là nới lỏng, thì các biện pháp phòng dịch cá nhân và giãn cách xã hội như đeo khẩu trang mọi nơi mọi lúc (trừ ở nhà), duy trì khoảng cách tối thiểu bắt buộc (1m), truy dấu tiếp xúc bằng các app hay token luôn phải được thực hiện. Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách này cũng có một số thay đổi cho phù hợp như bãi bỏ gần đây việc đo nhiệt độ bắt buộc tại các doanh nghiệp, cửa hàng, trụ sở, có lẽ bởi các biến chủng mới không có triệu chứng sốt.

Và có thể là do sự bất khả kháng nên việc giãn cách xã hội như duy trì khoảng cách tối thiểu 1m trên các phương tiện công cộng (tầu điện ngầm, xe buýt) không bị bắt buộc. Thay vào đó, hành khách được khuyến cáo không nói chuyện với nhau và gọi điện khi đang trên tầu, xe.

Tại các trung tâm y tế cơ sở, bệnh viện, người đến khám bệnh được tổ chức thành luồng xanh và vàng. Những người khai báo có triệu chứng ho lập tức được phân vào khu khám riêng và được chỉ định test Covid-19 (miễn phí) ngay. Chi phí khám, chữa bệnh được Chính phủ đài thọ một phần theo chương trình phòng chống cúm quốc gia. Thậm chí việc thanh toán hóa đơn cũng bị cách ly bằng cách bệnh viện sẽ gửi hóa đơn về nhà bệnh nhân theo đường bưu điện và được bệnh nhân thanh toán qua mạng.

Một trong những điều được duy trì nhất quán trong các giai đoạn, kể cả nghiêm ngặt nhất, là cho phép shipper, các doanh nghiệp logistics được hoạt động và người dân được tự do đi lại (và tập thể dục ngoài trời), miễn là tuân thủ quy định về giãn cách xã hội và phòng dịch cá nhân.

Xuyên suốt các giai đoạn ứng phó với dịch bệnh là chiến lược tiêm chủng nhanh chóng phủ khắp toàn dân như một điều kiện cần, yếu tố then chốt để Singapore nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa nền kinh tế, mở cửa với thế giới.

Về trải nghiệm của người dân với các biện pháp và quy định phòng, chống dịch của Chính phủ, nhìn chung người viết cảm nhận có một sự đồng lòng, ủng hộ và hợp tác cao. Những yếu tố nền tảng cho thái độ này là một Chính phủ có năng lực cao, được kiểm chứng qua thực tế, hành động nhanh, đúng, luôn đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu; doanh nghiệp được hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ, kịp thời, kể cả về tài chính một cách rất đơn giản (qua online); người dân vẫn được đảm bảo một cuộc sống không quá xáo trộn, bất tiện; những người có thu nhập thấp (thể hiện qua bản khai thuế hàng năm) tự động được Chính phủ gửi tiền hỗ trợ vào tài khoản và/hoặc các phiếu mua (voucher)...

Nhìn từ Singapore, kinh nghiệm có thể rút ra khi muốn sống chung với dịch/Covid-19 trước hết là phải giảm thiểu số ca nhiễm Covid-19 đến một mức chấp nhận được, tùy theo năng lực xử lý của hệ thống y tế cơ sở. Để đạt được điều này thì phải đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi và nhanh chóng nhất có thể. Tiếp đó, duy trì giãn cách xã hội bắt buộc và nghiêm khắc (luôn đeo khẩu trang, truy vết tiếp xúc, duy trì cự ly tối thiểu, không tụ tập đông người – áp dụng với mọi đối tượng, kể cả là quan chức, ở mọi sự kiện...). Cho phép shipper và doanh nghiệp logistics hoạt động bình thường nhưng phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Tương tự vậy là việc người dân được tự do ra đường (nhưng sẽ bị phạt nặng khi không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội).

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực và phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ phải tăng cường hỗ trợ tài chính và, quan trọng là, theo một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.

Doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh nhưng phải cắt giảm số nhân viên có mặt tại một thời điểm, tất nhiên vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách, truy vết. Theo đó, sẽ không có chuyện kiểu như “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm”..., mà chỉ có việc được sản xuất, kinh doanh nếu tuân thủ giãn cách xã hội, giảm số lượng nhân viên tại nơi sản xuất kinh doanh, và tất nhiên là đi kèm với tiêm chủng.

Có một điều “lạ” là chúng ta vẫn tự hào về nguồn nhân lực và khả năng/năng lực về điện tử, IT mà không làm nổi một app/công cụ truy vết tiếp xúc có thể sử dụng rộng rãi, thuận tiện với chi phí thấp (miễn phí cho người dân) như Singapore đã làm để rồi vẫn phải thường xuyên đọc thấy các thông báo khẩn “tìm người đã đến điểm ABC” trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Rồi nữa là chuyện Chính phủ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt hay sử dụng mobile money..., toàn những chủ trương với giải pháp trên giấy mà những lúc cần thiết như lúc này thì không thấy được áp dụng mấy. Để rồi, ví dụ, người dân và doanh nghiệp vẫn phải nộp giấy tờ xin hỗ trợ (và may mắn thì được nhận tiền) một cách vật lý (và phải ra đường, phải tiếp xúc!).

Tóm lại, muốn mở cửa sống chung với dịch/Covid-19 thì phải cân nhắc, thẳng thắn và trung thực nhìn nhận lại nguồn lực/năng lực xử lý, thực hiện của mình để rồi quyết định cho hợp lý cách thức, phạm vi và nội dung mở cửa để tránh viễn cảnh “toang” nặng, phải đào hố chôn người tập thể như Brazil, trong khi doanh nghiệp và người dân thì vẫn kiệt quệ, bần cùng hóa.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).