Thursday 21 March 2013

Ghi nhanh (bổ sung)

3. Quên không nói đến chuyện đánh thuế lên tiền gửi tiết kiệm. Nhìn chung dư luận “chửi” cái đề xuất này không ra gì với lập luận nào là thế là đánh thuế 2 lần, nào là những người hưu trí sống bằng tiết kiệm thì thiệt thòi quá, nào là kinh tế còn khó khăn, thu nhập dân cư còn thấp nên đánh thuế thế là tận thu, không thể/nên so sánh với nước ngoài nơi có bảo hiểm xã hội tốt, nào là dân sẽ rút tiền ra đầu tư vào vàng, ngoại tệ v.v… Có người còn đi xa hơn khi liên hệ với việc tương tự xảy ra ở Sip để đe Việt Nam.
Thực ra, cũng như đã có người chỉ ra, gửi tiết kiệm cũng là một kênh đầu tư có thu nhập và lợi nhuận. Vậy theo nguyên tắc thì mọi nguồn thu nhập đều bị/phải đánh thuế, kể cả từ tiền gửi tiết kiệm. Và chuyện này không chỉ xảy ở Việt Nam mà còn ít nhất theo tớ biết là ở Sing. Bản thân tớ trước đây đã được ngân hàng gửi thống kê cuối năm báo là trong năm qua đã có bao tiền lãi làm cơ sở để cá nhân khai báo với Cục Thuế khi khai tổng mức thu nhập trong năm. Nhưng gần đây thì không thấy còn nhận được cái thống kê kiểu này từ ngân hàng nữa (có lẽ do tớ nghèo, tiền gửi ở ngân hàng chưa hết tháng đã bị rút gần hết, chẳng được mấy xu tiền lãi nên các ngân hàng chán không buồn gửi nữa chăng?) nên tớ mới không phải khai báo tiền lãi tiết kiệm vào tổng thu nhập hàng năm.
Thứ hai, thực ra cái đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm trên nếu về bản chất là đề xuất đánh thuế trên tiền lãi thì hòan toàn chấp nhận được. Ở đây chẳng có gì liên quan đến nghèo khổ, khó khăn, hưu trí, làm ăn trì trệ, thu nhập dân cư còn thấp v.v... như người ta vẫn nại ra. Những vấn đề này sẽ là vô nghĩa nếu sự đánh thuế được tính trên tổng thu nhập của cá nhân hàng năm và có sự liên thông giữa tiền lãi với tổng thu nhập như tớ nói ở trên như với Sing. Hiển nhiên khi đó nếu là hưu trí (thiếu gì hưu trí giàu?), người nghèo sống bằng ít tiền lãi tiết kiệm thì đâu có bị sứt mẻ đồng lãi nào nếu tổng thu nhập cả năm/tháng dưới mức tối thiểu đánh thuế. Còn nếu “chẳng may” có bị đánh thuế thì chứng tỏ những đối tượng đó không còn bị/được gọi là người thu nhập thấp nữa thì việc bị đánh thuế lên tiền lãi là hiển nhiên còn gì? Và theo cơ chế đánh thuế kiểu này thì cũng chẳng còn lo chuyện lách luật bằng việc tách nhỏ các khỏan gửi, vì cuối cùng thì mọi thứ vẫn phản ánh ở tổng thu nhập khai với Cục/Sở thuế, chẳng thoát đi đâu được.
Còn những cái chuyện như dân rút tiền ra không gửi nữa, ngân hàng sẽ phải tính lãi cho vay cao lên để bù đắp chi phí vay cao khi người gửi tiền đòi lãi cao để bù đắp thuế, hoặc chuyện bất ổn như xảy ra ở Sip v.v… là những nỗi lo theo kiểu đếm cua trong lỗ vì thị trường sẽ điều chỉnh tất cả những mối quan hệ/quyền lợi này, và mọi sự ban đầu bao giờ cũng có xáo trộn nhưng rồi mọi thứ sẽ dần đi vào nền nếp thành thói quen. Nói đâu xa, trước đây chưa lâu lắm, làm gì mấy ai quen/thích với khái niệm bị đánh thuế thu nhập đâu mà nay thì chuyện này đã thành hiển nhiên rồi. Nếu cứ lo thế thì sẽ chẳng bao giờ nhà nước thu được một đồng thuế thu nhập nào vì cho rằng sẽ nổ ra bạo loạn do dân chúng phản đối sự “bóc lột” này ư?

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).