Thursday 16 May 2013

Bình luận nhanh về khẳng định của Vinacomin

Không hiểu sao tớ rất ngán ai hay nói cái từ “khẳng định”, mà thường về mức độ, nó cũng tệ hại không kém từ “quyết tâm” hay “quyết liệt”, vốn là những sáo ngữ rất được ưa chuộng của các quan từ lớn đến bé ở xứ ta.

Quay lại với khẳng định của Vinacomin về tính hiệu quả của 2 dự án bauxite của nó. Ông có tên là Chỉnh thì khẳng định rằng dự án có hiệu quả vì được ... tính trên nhiều thông số, chứ không phải 1 thông số (nên chắc là tin cậy?), vì giá sau này sẽ tăng lên nên sẽ có lãi...
Ông phải hiểu rằng đương nhiên không ai nghi ngờ/kỳ vọng Vinacomin chỉ tính hiệu quả dự án với 1 thông số (mà ai nghi ngờ/kỳ vọng vậy thì cũng không nên nói chuyện với họ làm gì). Vấn đề là ở chỗ không phải là có nhiều hay ít thông số, mà là sử dụng các thông số đó thế nào, với những giả định nào, có hợp lý hay không, phương pháp tính toán thế nào v.v... Vinacomin không công khai những yếu tố này thì bố ai biết được là Vinacomin đã tính đúng chưa, đủ chưa, và người ta có quyền nghĩ ngược lại, khi một số người khác đã thử tính toán hiệu quả của dự án một cách độc lập để cho kết quả là lỗ chổng vó.

Một trong những tham số quan trọng nhất trong tính hiệu quả của dự án là giá bán sản phẩm. Ông Chỉnh hay bất cứ ai ở Vinacomin, hoặc bất cứ ai khác chẳng có cái lý do/cơ sở gì để khẳng định như đinh đóng cột rằng giá alumina/aluminum sẽ tăng lên sau này, nhất là hàng chục năm nữa, và/hoặc giá thành sản phẩm không tăng tương ứng hoặc nhanh hơn làm cho dự án vẫn là lỗ dù giá bán có tăng v.v... Tất cả những thông số về giá đưa vào tính hiệu quả hiện nay đều chỉ là các giả định, có nghĩa là có thể xảy ra hoặc không xảy ra trên thực tế. Mà đã là giả định thì không thể khẳng định được kết quả rằng dự án sẽ có lãi sau x năm nữa.
Còn nực cười hơn nữa là cái chuyện khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước (sao không phải là dân nhỉ?). Sau mấy năm nữa thì các ông đã về hưu ráo trọi, hạ cánh an toàn hết rồi, túm vào ai để mà quy trách nhiệm nữa đây? Hơn nữa, nhìn những tấm gương đàn anh đi trước, làm dối, làm láo, thiệt hại liểng xiểng cho cái đất nước khốn khó, bất hạnh này mà hầu như chẳng ai bị quy kết trách nhiệm, bị bỏ tù vì cái tội "dốt", hay “tính sai” cả nên chắc các ông khôn ra, cứ mạnh  dạn mà học tập, phát huy các tấm gương sáng láng đó mà mạnh miệng cam kết chịu trách nhiệm chăng? Mà chịu trách nhiệm như thế nào mới được cơ chứ? Không nhẽ chịu trách nhiệm chính trị như đồng chí gì ấy nhi? Thế thì tớ cũng chịu được và cũng xin cam đoan là sẽ tích cực và quyết liệt khẳng định trách nhiệm của tớ mọi lúc, mọi nơi.

Về bùn đỏ, đồng chí Chỉnh cũng mạnh miệng khẳng định rằng đã tính toán kỹ hết cả rồi, có phương án lường trước hết cả rồi. Ô hô, chủ dự án nào mà chẳng nói vậy, lại dại mà không nói vậy? Vấn đề là, như trên tớ đã nói, tính toán thế nào và chất lượng tính toán ra sao mới là quan trọng. Khỏi cần nhắc lại các tai nạn ở những nơi tưởng như an toàn nhất quả đất này để các đồng chí thấy “bản lĩnh mặt dầy” của các đồng chí. Ngay cả Vinacomin cũng đã tưởng như tính toán đâu vào đó hiệu quả của dự án cảng Kênh Gà để rồi cuối cùng phải thừa nhận là không hiệu quả đấy thôi?

Vân vân và vân. Tóm lại, trong buổi giải trình của Vinacomin người nghe được dịp no bụng miễn phí một loạt các “khẳng định” với “khẳng định” hết chuyện này đến chuyện khác để rồi phải tự vả vào mồm mình một hay nhiều phát vì không biết mà còn thích vặn vẹo, và phải rút ra kết luận quả là Vinacomin sẽ có lý.
Nhưng hãy chờ xem!

13 comments:

  1. Ở cái xứ mình nó như thế Bác Ngọc ạ. Bản thân thì lúc nào cũng hô hào "quyết liệt"; nhưng các Bác ấy quyết xong là liệt luôn.
    Các bác ý lại nguỵ biện cho rằng: Chúng tôi không dám dừng vì thiệt hại sẽ rất lớn”; “Số tiền mà chúng tôi đã bỏ ra là rất lớn”; “Những thiệt hại mà chúng tôi sẽ phải gánh vác xử lý, khó khăn còn nhiều hơn là tiếp tục dự án”.

    ReplyDelete
  2. Bác Ngọc nhanh thật đấy! Em vừa định nói bác chuyển sang vụ bô xít cho nó hợp thời hơn vì tính nóng hổi của nó. Mấy bữa nay em đọc các báo, hầu hết đều ngụ ý phản đối vì rất nhiều lý do, trong đó nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế và môi trường.
    Mấy bác nhà ta đã lỡ sa vào dự án này rồi, làm cũng dở, không làm cũng không xong. Cho nên cứ như bác đẽo cày giữa đường vậy.
    Trong vụ này, mấy bác đại diện chủ đầu tư đưa ra lý do để tiếp tục dự án, nếu người nào có hiểu biết một chút đều thấy không khả thi, phần lớn rất mơ hồ. Một dự án mà có rất nhiều biến số của đầu vào lẫn đầu ra đều thay đổi trong tương lai, thế mà người ta chỉ vin chủ yếu vào giá cả (đầu ra) sẽ tăng trong thời gian tới (lúc nào ai mà biết được?) để duy trì dự án.

    Có nhiều bác trên blog khác nói rằng cái văn hóa của ta như vậy, đã biết là kết quả không tốt (biết trước được), nhưng cứ lỡ bầy ra cái gì rồi thì cứ cố mà làm cho nó xong, hậu quả không cần biết đến. Biết sai mà không dám sửa, biết sai mà cứ cố giấu cai sai đi, rồi lại lấy cái sai này sửa cái sai khác, ... kết quả là một ... thảm họa! Người dân lãnh đủ.

    Trong cái vụ này, em nghĩ còn dính thêm yếu tố chính trị nữa thì phải, tuy em không có chứng cứ rõ ràng. Các bác nghĩ thế nào?
    Em có vài lời chia sẻ!

    (P.K.Duong)

    ReplyDelete
  3. Có một nguyên tắc bất thành văn là khi làm dự toán một dự án nào đó, để đảm bảo dự án có tính thuyết phục thì cần phải tỏ ra rất conservative về giá bán trong tương lai; và nếu tại giá bán hiện tại trong tương lai mà dự án vẫn không có lãi thì tính khả thi của dự án đó là rất thấp (chưa kể phải tính cả scenario với mức giá thấp hơn). Dự án trên tính theo giá hiện tại mà lỗ thì chẳng có gì đảm bảo 5 năm nữa, 10 năm nữa không lỗ cả, và cứ cầm chắc là sẽ lỗ cho nó nhanh, vì như tớ đã nói, chỉ có Chúa mới dám chắc giá cả sản phẩm hàng hóa nào đó sau x năm là bao nhiêu.

    Tớ phụ trách về một số ngành, trong đó có cả alumina, aluminum. Một trong những công việc thường làm của tớ là làm báo cáo update các ngành này định kỳ. Điều rút ra là ngay cả những tổ chức chuyên làm việc nghiên cứu tư vấn quốc tế như AME mà dự đoán cũng sai bét, đấy là mới nói trong ngắn hạn, 1, 2 năm thôi đấy. Mức sai số cũng không hề nhỏ tí nào cả. Nên tới mới càng có thêm chuyện để mà bực với Vinacomin, ếch ngồi đáy giếng (nếu không phải cố tình làm vậy).

    Về phản ứng của Vinacomin, tớ thấy cũng dễ hiểu thôi. Nhìn những khuôn mặt "chịu trách nhiệm" của Vinacomin hiện nay đều dạng già, bất quá vài năm nữa là về hưu rồi, nên cũng như tớ đã nói, sau này có chuyện gì xảy ra thì ta đã vui thú điền viên như Gióng rồi, túm sao được tóc ta mà quy trách nhiệm, nên tội gì mà chẳng mạnh miệng để được việc và cả được miếng nữa.

    Dù sao thì vẫn thấy vừa lạ vừa không lạ, hệt như anh Hùng hói tuyên bố trước đây rằng Vinashin sẽ có lãi vào năm nay vì thế nào thị trường tàu thủy cũng sẽ phải phục hồi. Có lẽ đây là tâm lý chung, cách suy nghĩ chung, triết lý làm ăn chung của nhiều người, nhất là ở VN.

    Về chuyện có yếu tố chính trị hay không thì chắc là có, dù tớ chẳng rõ thực hư. Cứ logic mà suy ra, mấy anh ở phía trên cao cao mà không đồng ý, không nghĩ vậy, không sợ một điều gì đó để mà phải lấp liếm, giấu diếm thì Vinacomin đời nào dám khơi khơi tuyên bố không từ bỏ được, mặc dù có thể họ biết rõ là lãi hay lỗ?

    ReplyDelete
  4. Quên, không nói lý do tại sao tớ lại viết chuyện Vinacomin, vì chẳng qua là lấp lỗ trống thôi, chứ tớ cũng chẳng quan tâm đến nó lắm lắm. Thực ra ban đầu tớ định lôi mấy ông bà nghị với ủy ban này kia trong vụ họp UB Thường vụ QH vừa rồi, nói năng như mấy anh xe ôm ngồi hàng nước tán chuyện vĩ mô, (cả về phong cách, ngôn từ cũng như nội dung). Định viết rồi thì lại thấy ngay bài của đồng chí Nguyễn Vạn Phú, cũng có nhiều điểm tương tự như tớ định viết nên tớ thôi không viết về cái đó nữa, đành lôi chuyện Vinacomin ra phang... tạm. Không hiểu các đồng chí có chung nhận xét như thế không nhỉ? Tớ đã định giật tít "Nghị xót tiền dân"

    ReplyDelete
  5. Chào bác Ngọc,

    Bác là chuyên gia, nên em có câu hỏi nhờ bác giải đáp tí.

    Bữa nay, mấy bác ở VN tổ chức cái hội thảo về lạm phát mục tiêu, em cũng quan tâm vụ này, nhưng thật lòng ko biết NHTW các nước xác định mức lạm phát mục tiêu này như thế nào. Họ chỉ ước lượng định tính rồi công bố và thực hiện này có phương pháp kinh tế lượng thế nào. Còn ở VN, chưa có con số này, giờ muốn tính lạm phát kỳ vọng dựa trên lạm phát thực tế hay dựa trên con số quốc hội duyệt hàng năm ko bác nhỉ, cách tính thế nào. Bác giúp em cũng là giúp nhiều người quan tâm nhưng bí rị đấy bác ạ.

    Em cảm ơn bác trước nhé.

    ReplyDelete
  6. Tớ nghĩ cách làm của VN rất đơn giản, xác định áng chừng theo thời thế, xu thế, áp lực của dư luận/Quốc hội theo thời điểm, hoặc đơn giản hơn, nhiều khi là do cách hiểu sai/ngớ ngẩn của NHNN hay của Quốc hội, Chính phủ v.v...

    Chẳng hạn trước đây GDP vẫn còn khả năng tăng trưởng trên 7%/năm thì, do hiểu sai, người ta nghĩ lạm phát phải không cao quá 7%/năm, vì cho rằng nếu cao hơn thì có nghĩa tăng trưởng GDP "không còn ý nghĩa". Họ không nói thẳng thế nào là "không có ý nghĩa", nhưng tớ hiểu ý của họ cho rằng như vậy có nghĩa là tăng trưởng như thế là tăng trưởng thực tế ÂM. Các đồng chí chắc biết họ sai ở chỗ nào chứ?

    Nay thì tăng trưởng GDP khó mà vọt lên được mức như xưa, trái lại mức tăng trưởng GDP 5% là hiện thực có vẻ gần gũi hơn. Nhưng ngay cả ở mức tăng trưởng GDP thấp vậy mà lạm phát theo kế hoạch, hoặc có thể gọi/hiểu là lạm phát mục tiêu theo như cách hiểu của VN (tớ đoán thế, mặc dù tớ chẳng hiểu NHNN hay QH định nghĩa nó là cái gì) cũng khó dưới mức 6%-7%. Thực tế này đòi hỏi người ta phải xem xét lại quan hệ giữa GDP mục tiêu và lạm phát mục tiêu, chấp nhận việc lạm phát mục tiêu có thể phải cao hơn tăng trưởng GDP mục tiêu/thực tế.

    Thế còn nên đặt lạm phát mục tiêu là 6% hay 7% thì lại cũng là điều hết sức cảm tính, lựa thời cơ mà phán xét. Càng gần về cuối năm, nếu thấy mục tiêu GDP và lạm phát khó đạt được thì người ta càng có xu hướng kêu gọi nới lỏng/sửa đổi lại lạm phát mục tiêu v.v...

    Tóm lại, cái gọi là lạm phát mục tiêu, về bản chất là lạm phát theo kế hoạch (kiểu như tăng trưởng GDP theo kế hoạch), và hoàn toàn linh động, biến thiên theo tình huống, theo ý muốn chủ quan của những người hoạch định chính sách hoặc đơn giản hơn, của những người thích can thiệp, có quyền can thiệp, ví dụ như Quốc hội hoặc đảng.

    Kinh tế lượng nếu có được dùng trong việc xác định lạm phát mục tiêu thì tớ nghĩ chắc chỉ có khả năng là dùng để tính mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng GDP và lạm phát ở VN (chẳng hạn GDP tăng trưởng 1% thì lạm phát tăng x%, hoặc ngược lại) dựa trên số liệu lịch sử của GDP và lạm phát, có thể cùng với một số biến kinh tế khác, để từ đó vạch ra, chẳng hạn GDP năm nay kế hoạch là 6% thì lạm phát sẽ là/phải là 7% hoặc 8% v.v... Nhưng đương nhiên là tớ không nghĩ mối quan hệ mà họ tìm ra nhờ kinh tế lượng như vậy, nếu có, là chuẩn xác, có ý nghĩa, luôn đúng mọi năm. Vì thế đã và tất sẽ có sự điều chỉnh lạm phát mục tiêu theo cảm tính theo thậm chí là hàng quý, nửa năm, và hàng năm, cho dù tăng trưởng GDP dự tính vẫn là một con số nào đó đặt ra từ trước đó.

    Không biết tớ đã trả lời đúng, đủ câu hỏi của đồng chí chưa, và đồng chí vẫn còn muốn gọi tớ là chuyên gia nữa không nhỉ?

    ReplyDelete
  7. Dĩ nhiên khi làm một dự án thì không ai có thể khẳng định nó chắc chắn sẽ lãi. Chỉ có thể kỳ vọng, dựa trên một số căn cứ nào đó về triển vọng của cầu, của giá v.v...

    Với lập luận tương tự, cũng không thể khẳng định rằng dự án đó sẽ chắc chắn lỗ. Điểm yếu trong bài của đồng chí Nguyễn Vạn Phú và ý kiến của những người đòi ngưng dự án bô xít "vì nó chắc chắn lỗ" chính là chỗ này (không bàn tới các vấn đề môi trường, an ninh v.v...).

    Theo lời đồng chí PTTg Hoàng Trung Hải, ních nêm Hải béo thì:

    "Tuy vậy, theo một số dự báo về mặt bằng giá alumin, giá nhôm trên thế giới và tính theo những dự báo bảo thủ nhất, tức là những phương án xấu nhất, thì đều cho thấy dự án vẫn còn hiệu quả. Vì thế, không đến mức quá lo lắng về dự án này.

    Chúng ta đang nói về một dự án kéo dài 30 năm nên tôi cho rằng cả nỗi lo cũng như tầm nhìn cũng phải tương xứng với độ dài của dự án. Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì phải lo cho cả vòng đời của nó chứ không chỉ ở giai đoạn này.

    Giả sử với một dự án dài, giai đoạn đầu anh có lãi, rất được dư luận ủng hộ, nhưng về lâu dài quản lý không cẩn thận hoặc thị trường biến động rồi cuối cùng dẫn đến lỗ, thậm chí lỗ vào thời điểm chưa kịp hoàn hết nợ. Tất cả những việc đó đều có khả năng xảy ra với một xác suất xác định.

    Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì tôi cho là không chỉ bauxite Tây Nguyên mà rất nhiều dự án khác cũng cần được quan tâm và nếu cứ phải nặng nề với những nỗi lo như vậy thì chúng ta khó mà triển khai được bất kỳ dự án dài hơi nào.

    Trong quá khứ, chúng ta cũng đã có những dự án như thế này. Ví dụ trước đây, khi thực hiện dự án phân đạm, ai cũng lo lỗ và đề nghị không nên làm vì giá thế giới chỉ có chừng đó. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy làm thì có lãi.

    Dự án sản xuất phân bón DAP cũng vậy, khi làm không một ngân hàng nào muốn cho vay, không ai muốn làm vì khó khăn trong vốn liếng, khi làm lo lỗ. Và kết quả là ngay trong năm đầu thực hiện dự án đã có lãi, không có cả khái niệm lỗ kế hoạch."

    http://vneconomy.vn/2013052311552844P0C9920/khong-den-muc-qua-lo-lang-ve-du-an-bauxite.htm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cần lưu ý một điều là ta đang nói từ góc độ nào. Nếu là một định chế tài chính chuẩn bị cấp vốn cho dự án thì thà đánh giá dự án xấu hơn là chủ đầu tư thuyết minh còn hơn là tin vào chủ đầu tư. Ngược lại, chủ đầu tư thì đương nhiên chẳng bao giờ lại nói rằng dự án của mình sẽ không có lãi (chứ chưa nói là sẽ lỗ).

      Nếu là tớ, tính theo giá cả hiện tại mà Vinacomin vẫn lỗ thì chẳng có cớ gì để tớ bỏ tiền cho Vinacomin vay cả, trừ khi được chính phủ bảo lãnh, vì lúc đó tớ sẽ cho rằng dự án rất rủi ro, nếu có cho vay thì phải có thế chap hoặc bảo lãnh. Tớ không quan tâm vòng đời bao lâu, có ý nghĩa kinh tế xã hội thế nào với địa phương v.v... Ngược lại, tớ là chính phủ, chủ đầu tư thì tớ sẽ làm mọi người tin rằng dự án có lãi sau mấy chục năm nữa, vì suy cho cùng, như tớ nói trong bài, cứ phải được việc của mình trước đã, còn kệ thây hậu quả của dự án sau này, vì lúc đó tớ đã về hưu rồi.

      Phát biểu như đồng chí Hải thì dễ ợt, vì không phải tiền của mình/tổ chức của mình nên cần gì phải đắn đo, chỉ cần được việc của mình/tổ chức của mình là ok rồi.

      Delete
    2. (Tiếp) Vì thế, có thể và nên hiểu những người như đồng chí Nguyễn Vạn Phú hay những chuyên gia lên tiếng phản đối dự án bauxite của Vinacomin là những người thuộc về bên sẽ phải bỏ tiền ra (và biết rằng rất có khả năng sẽ mất tiền), hoặc là những người đại diện cho dân vốn đã quá sợ với những dự án hươu vượn để lấy tiền của dân rồi. Vì thế, theo logic và lẽ thông thường thì khi tính toán hiệu quả dự án, bao giờ họ cũng có xu hướng more conservative/very conservative.

      Delete
  8. Đồng chí Ngọc lại mắc cái tật lắm chú hay mắc, là đi lạc đề.
    Tớ đang nói chuyện không thể khẳng định dự án lãi hay lỗ, đồng chí lại nhảy sang chuyện nhìn từ góc độ của ai, nếu là định chế tài chính thì khi chưa rõ lỗ lãi sẽ không cho vay tiền. Điều đó ai chả biết, nhưng chả ăn nhập gì vào đây cả!

    Đồng chí lại bảo: "Nếu là tớ, tính theo giá cả hiện tại mà Vinacomin vẫn lỗ thì chẳng có cớ gì để tớ bỏ tiền cho Vinacomin vay cả". Cái này đồng chí nên xem lại.

    Nếu một dự án được lập lúc kinh tế đang phát triển nóng, nhu cầu và giá cả đều trên đỉnh, thì tính theo giá cả hiện tại thấy lãi lớn, nhưng trong tương lai khả năng rủi ro hơi bị kinh. Trái lại, dự án lập ra khi kinh tế đang ở dưới đáy, dĩ nhiên tính theo giá cả hiện tại dự án lỗ chỏng gọng, nhưng trong tương lai khả năng có lãi là rất lớn khi kinh tế tăng trưởng trở lại.

    Đồng chí Hải béo phát biểu hơi bị đúng, phải nhìn cả vòng đời dự án để tính toán hiệu quả, và nếu cứ đòi chắc chắn 100% có hiệu quả thì mới làm thì sẽ đêk có dự án nào được triển khai hết.

    Đồng chí Ngọc nói đồng chí không quan tâm vòng đời dự án bao lâu là đồng chí nói linh tinh, đám làm dự án nghe thấy chúng nó cười cho thối mũi! Xét một dự án mà nhìn ngắn hạn như đồng chí thì có khả năng lớn là bỏ qua nhiều dự án tốt và vớ phải những dự án tồi tệ!

    ReplyDelete
  9. sorry to viet khong dau. To viet nhu tren de noi rang neu tinh theo cac thong so hien tai (gia hien tai, va gia dinh la gia khong tang...) nhu cac d/c Phu tinh thi co the khang dinh la lo chu, co sai cai gi? Van de la chon gia dinh, va nhu to noi thi gia dinh cua nhung nguoi cap von (nhu to) se rat conservative.

    To da oi rang chi co Chua moi biet gia ca sau nay co tang hay khong, bao gio nen kinh te tang truong tro lai (xem bai ve Nhat), nen nguoi cho vay von thuong than trong, khong hanh dong theo kieu "dem cua trong lo" nhu dong chi noi ca.

    To cung noi rang d/c Hai noi vay vi d/c ay khong phai can nhac su dung hieu qua tien.D/c Duc noi d/c Hai dung thi het chu binh luan.

    To noi khong quan tam den vong doi du an la tu cai suy nghi khong "dem cua trong lo" nhu cua dong chi. Tai cac gia dinh hien thoi ma lo thi dung nen ky vong' chac chan rang 10 nam sau, 20 nam sau, du an se lai. Dong chi can phai hieu y cua nguoi khac da roi hay phan bien.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí Ngọc cứ không chịu tiếp thu, y như những chú mà đồng chí vẫn phê bình nghiêm khắc!

      Đồng chí và mấy đồng chí kia sai lè ra chứ sao nữa, vì tuy rằng lập và xem xét dự án đều dựa trên các giả định, nhưng không có ai ngu ngốc đến độ lấy giá hiện tại làm cơ sở và giả định là nó không thay đổi trong tương lai, để rồi kết luận này nọ!

      Người ta luôn tính toán để đưa ra giả định rằng trong các năm tới giá sẽ là từng này, từng kia ứng với giai đoạn này, giai đoạn nọ của vòng đời dự án, dựa trên các căn cứ nào đó rút ra từ lịch sử, từ dự báo về tình hình kinh tế, chính trị v.v... trong tương lai. Điều này tớ chắc là đồng chí biết quá rõ, nhưng do trót phát biểu hồ đồ (quên béng mất là cần nghĩ 2 lần trước khi nói!) nên bây giờ cứ phải cố biện bạch mà thôi!

      Cái việc tính toán, giả định đó thích gọi là đếm cua trong lỗ cũng được đi, và xin thông báo với đồng chí là tất cả các dự án trên thế giới này đều thuộc loại đếm cua trong lỗ hết, và các định chế tài chính vẫn cứ tài trợ đều đều (nếu không thế thì đóng cửa cho xong!). Nói thế thui, chứ cái này chắc chắn đồng chí cũng biết quá rõ!

      Tớ nói đồng chí Hải béo đúng ở cái ý phải xem xét cả vòng đời dự án, rằng cái gì cũng có xác suất chứ chả có cái gì chắc chắn, và nếu cứ lăn tăn, đòi ăn chắc thì tốt nhất là đừng làm gì hết!
      Phát biểu này chả liên quan gì đến việc đồng chí Hải béo là người bỏ tiền ra hay không. Hơn nữa, đồng chí bảo rằng đồng chí Hải béo nói vậy vì đ/c ấy không phải cân nhắc sử dụng hiệu quả đồng tiền là đồng chí nói rất linh tinh, quá coi thường người khác đấy!

      Nói luôn nhé, tất cả nhân viên tín dụng, kể cả giám đốc đi nữa, khi xét duyệt tài trợ cho một dự án nào đó, thì đó đâu phải là tiền của họ! Đó là tiền của định chế, của người gửi tiền kia mà! Phải chăng vì thế mà có thể nhơn nhơn kết luận họ chắc chắn vô trách nhiệm trong việc xem xét dự án?

      Đám quản lý quỹ đầu tư cũng rứa, có phải tiền của bọn nó qué đâu, nhỉ!

      Đã khối lần tớ được hỏi nghĩ sao về dự án bô xít, tớ bảo tớ đêk có ý kiến ý cò gì hết, vì thứ nhất là tớ chưa bao giờ được đọc hồ sơ dự án, thứ hai là tớ chả biết gì về bô xít, có đọc cũng chả thủng, làm sao có thể phát biểu dù là ủng hộ hay phản đối?

      Delete
  10. To nghi la to da noi va giai thich cho d/c du roi day, to khong muon phi thoi gian nua (dung nghi la to thay sai nen lang tranh nhe)

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).