Wednesday 12 March 2014

Nghe đồng chí TS Cấn Văn Lực nói mà không thể trôi được

Trong bài này, đồng chí Lực nói: "...đây không phải là thời điểm chín muồi để cởi bỏ trần lãi suất huy động, cho nên cần cân nhắc việc bỏ trần lãi suất nếu không rất dễ tái diễn lại tình trạng cạnh tranh vô lối, giành giật khách hàng gửi tiền, thị trường xáo trộn như trước đây."

Thế nói như đồng chí Lực thì có trần lãi suất là sẽ không có tình trạng cạnh tranh vô lối, giành giật khách hàng à? Đồng chí làm trong ngành thì hẳn không còn xa lạ với những chuyện ngân hàng xé rào lãi suất thế nào rồi chứ? Chẳng nói đâu xa, vụ Huyền Như với bầu Kiên đã hé ra chuyện ngay cả ngân hàng cũng còn đi đêm tìm ngân hàng khác có lãi suất cao để gửi đấy thôi?

Đồng chí Lực nói tiếp: "Hơn nữa, câu chuyện tái cơ cấu cần phải giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt. Chừng nào còn ngân hàng yếu kém, chuyện mua bán sáp nhập chưa xong, thị trường chưa lập lại cân bằng thì vẫn còn tình trạng chênh lệch lãi suất".

Nói như thế thì đồng chí thừa nhận là chênh lệch lãi suất là hệ quả của một nguyên nhân có tính cơ cấu và căn bản hơn - tái cơ cấu chưa xong - phải không? Nói cách khác, trong bối cảnh chưa tái cơ cấu xong/được thì sự tồn tại chênh lệch lãi suất là một chuyện hiển nhiên phải không? Nhưng nếu đã thừa nhận thế mà lại còn "cấm" (không chấp nhận) chênh lệch lãi suất (bằng cách áp trần lãi suất) thì có phải là tự phủ định mình không?

Đồng chí Lực nói: "Điều kiện để bỏ trần lãi suất là khi thị trường ổn định, không có chuyện các ngân hàng vượt rào hay xé rào lãi suất. Thế nhưng, diễn biến trên thị trường cho thấy, vẫn còn một số ngân hàng nhỏ thu hút nguồn vốn huy động bằng cách nâng lãi suất đầu vào cao hơn mặt bằng chung. Nếu như bỏ trần lãi suất huy động thì mặt bằng lãi suất sẽ bị phá vỡ, kéo theo lãi suất cho vay khó giảm 1%-2% trong năm nay như mong muốn của NHNN và Chính phủ".

Ngân hàng nhỏ thì thường "thấp cổ bé họng" hơn những ngân hàng lớn trên nhiều mặt. Để cạnh tranh, đương nhiên là chúng phải chào lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng lớn - điều cơ bản trong kinh tế thị trường. Vậy mà định duy trì trần lãi suất, thế thì có khác gì chặn con đường sống của chúng không? Sao không đề xuất giải pháp "hữu hiệu và căn cơ" hơn nhiều là xóa sổ luôn cái bọn ngân hàng nhỏ này để ngân hàng nào còn lại cũng đều xêm xêm nhau, khỏi phải lo cạnh tranh lãi suất nữa?

Quan trọng hơn, đã là ngân hàng nhỏ thì dù chúng có nâng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng lãi suất chung thì tác động của chúng lên mặt bằng lãi suất chung này là không đáng kể. Nên hành động nâng lãi suất huy động của một số ngân hàng nhỏ khó có thể là ngòi nổ cho cuộc đua lãi suất, nếu các ngân hàng lớn không có vấn đề gì về thanh khoản. Nâng lãi suất của các ngân hàng nhỏ cũng không thể vì thế mà bị quy trách nhiệm làm châm ngòi cho cuộc đua lãi suất.

Nhưng nói gì thì nói, hiện thực vẫn là hiện thực. Khi cần thì các ngân hàng (nhỏ) vẫn cứ lách trần lãi suất (nếu có) một cách ngon lành, bất chấp các đồng chí kiểu này có sáng suốt tư duy và kiến nghị đến mấy. Nên thôi, cứ để cho đồng chí vui với lập luận và kiến nghị của mình về trần lãi suất.

2 comments:

  1. Bác phân tích chí phải! Đồng chí Lực này cố nói cho có mà. Theo em, dù có bỏ trần lãi suất huy động hay không thì vẫn có sự chênh lệch lãi suất đầu vào giữa các ngân hàng lớn và nhỏ, thứ nhất là tính rủi ro giữa các ngân hàng là khác nhau, nên lãi suất huy động để bù đắp rủi ro cho khách (hay đòi hỏi của khác hàng) cũng khác nhau. Thứ hai, đã gọi là kinh tế thị trường thì phải có sự cạnh tranh, do đó tùy thuộc vào vị thế của mỗi ngân hàng mà họ có thể đưa ra các mức lãi suất huy động khác nhau,..

    Để giải quyết vấn đề các NH chạy đua lãi suất huy động, điều quan trọng là NHNN phải đưa ra cơ chế quản lý phù hợp, kết hợp công tác thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm minh (đừng có nhắm mắt làm ngơ như trước nữa, hay kiểm tra rồi ăn tiền,...).thì có thể giảm thiếu tình trạng trên.

    ReplyDelete
  2. Đấy, cứ đơn giản mà nghĩ như tớ với đồng chí thì có phải là mọi việc đều thông suốt rồi không, sao lại cứ phải đao to búa nhớn làm gì nhỉ?

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).