Tuesday, 22 January 2013

Những bất cập trong mô hình xử lý nợ khó đòi kiểu Trung Quốc (Post lại)

Bài này tớ viết từ năm 2006 trên VnEconomy (không tìm được bài gốc), hôm nay rỗi rãi đọc chơi internet thấy lại nó và thấy nó rất đúng với Việt Nam (hiện tại và tương lai) nên post lại để các đồng chí tham khảo. Các đồng chí có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra sau khi VAMC được thành lập ở Việt Nam.

http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/nhungbatcaptrongmohinh-nd-3732.html

-----------
Từ cuối thập kỷ trước, nợ khó đòi trong các ngân hàng thương mại quốc doanh Trung Quốc đã trở thành một quả bom hẹn giờ đặt trong lòng ngành tài chính nước này, với mức nợ khó đòi lên tới khoảng 10-25% tổng dư nợ cho vay, tùy theo ước tính.
    Một phần các khoản cho vay khó đòi này là các khoản cho vay đầu tư vào bất động sản, đầu cơ chứng khoán, và các dự án sản xuất quá tham vọng trong thời kỳ kinh tế bong bóng của thập kỷ 90. Một phần lớn hơn là các khoản tín dụng gần như cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước (tổng số lên tới 17.000 doanh nghiệp lớn), trong số đó có nhiều doanh nghiệp thua lỗ triền miên, phải phụ thuộc vào trợ giúp về vốn của nhà nước, thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh, để tồn tại.
    Nợ khó đòi đã làm cho một ngân hàng thương mại và hàng chục tổ chức đầu tư tín thác phải đóng cửa vì mất khả năng chi trả, và tiếp tục đe dọa sự tồn tại của nhiều tổ chức tín dụng khác. Các ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm đến trên 80% tổng dư nợ cho vay trong hệ thống ngân hàng, đã cố gắng giải quyết vấn đề nợ khó đòi nhưng họ không hành động đủ nhanh.
    Trong những năm 90, họ chỉ có khả năng thanh lý được khoảng 30-60 tỷ NDT nợ khó đòi hàng năm. Năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc cũng đã bơm thêm 270 tỷ NDT vốn từ trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh này. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ như muối bỏ bể trước khối lượng nợ khó đòi khổng lồ ước tính khoảng 1,4 nghìn tỷ NDT.
    Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ Trung Quốc đã thành lập lần lượt bốn tổ chức quản lý tài sản (AMC) năm 1999 như là một giải pháp tối thượng cho vấn đề nợ khó đòi vì thông qua các AMC, ngân hàng thương mại có thể ngay lập tức gạt bỏ các khoản nợ khó đòi ra khỏi bảng tổng kết tài sản để trở nên lành mạnh hơn.
    Tổ chức AMC đầu tiên có tên là Cinda, trực thuộc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) có nhiệm vụ thanh lý 200 tỷ NDT (tương đương 24,1 tỷ đôla) của ngân hàng này. Ba tổ AMC khác, Huarong, Great Wall, và Orient trực thuộc và có nhiệm vụ thanh lý nợ khó đòi ở ba ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
    Được thành lập theo mô hình của tổ chức Resolution Trust and Corporation của Mỹ, các tổ chức AMC của Trung Quốc có một nhiệm vụ lớn: “dọn dẹp” các khoản nợ khó đòi làm trong sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại.
    Về nhân lực, đội ngũ nhân viên của các tổ chức AMC chủ yếu là từ các ngân hàng mẹ chuyển sang. Về vốn, chúng được chính phủ cấp cho một khoản vốn ban đầu để hoạt động (Bộ Tài chính cấp 10 tỷ NDT, tương đương 1,2 tỷ đôla, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cấp 500 tỷ NDT), còn lại là phát hành 800 tỷ NDT trái phiếu cho các ngân hàng để thu hút vốn hoạt động.
    Các tổ chức này có thể khởi xướng thanh lý tài sản, hoán đổi nợ sang cổ phần, tổ chức đấu giá các khỏan nợ, và kể cả tham gia trực tiếp vào quản lý các doanh nghiệp có nợ của họ. Tuy nhiên, chỉ có các khoản nợ trước năm 1996 mới thuộc phạm vi quản lý của họ.
    Một câu hỏi đặt ra, vậy các AMC làm gì với các khoản nợ khó đòi tiếp nhận từ các ngân hàng thương mại này?
    Thực ra, nhiều nhà quan sát cho rằng hành động lập nên các AMC để giải quyết nợ khó đòi cũng chỉ như việc rút tiền từ túi bên trái rồi nhét vào túi bên phải, chẳng có khác biệt đáng kể gì diễn ra. Bản thân các AMC đến lượt mình cũng đang phải đau đầu tìm cách giải quyết số nợ tiếp nhận này.
    Mặc dù có nhiều lý thuyết bàn đến việc AMC có thể làm với đống tài sản nhận về này, nhưng thực tế hầu như chẳng có gì xảy ra. Các AMC mới chỉ tìm cách bán đi được một phần những khoản nợ tốt nhất trong số những khoản nợ xấu có trong tay, vẫn còn lại tới 95% số nợ phải thanh lý, trong khi không có mấy khách hàng mới tìm đến.
    Nói cách khác, thành lập AMC về danh nghĩa đúng là cách thức tất yếu phải tiến hành, nhưng vấn đề tiếp theo là phải tiến hành việc bán các khoản nợ khó đòi nhận về này như thế nào. Ví dụ, năm 2004, tức năm sau khi thành lập, các AMC này mới bán được chưa đến một nửa trong tổng số 169 tỷ đôla nợ khó đòi của “tứ đại” ngân hàng thương mại quốc doanh nói trên, thu về được có 12 tỷ đôla trong khi trị giá trị danh nghĩa của những khoản nợ được thanh lý là 73 tỷ đôla.
    Ngoài ra, trong việc xử lý nợ khó đòi hiện nay, các AMC gặp phải nhiều trở ngại. Chẳng hạn, Huarong Asset Management, là tổ chức AMC chịu trách nhiệm thanh lý nợ khó đòi cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc, không có chút quyền lực nào trong việc quyết định bán nợ. Các khoản nợ xấu được chuyển ra khỏi ngân hàng này cho các AMC theo nguyên giá, mặc dù người ta thừa biết rằng giá trị thực của các khoản nợ này thấp xa so với giá gốc, và được đưa ra bán đấu giá, tức là chấp nhận mất mát lớn. Chúng sẽ bị bán với mức chiết khấu lớn, đối với một số khoản lên tới 90% giá gốc. Phần thu được sẽ được nộp vào ngân khố nhà nước.
    Nhưng sự việc không phải đơn giản như vậy. Các AMC có thể đồng ý tiến hành bán đấu giá các khoản nợ xấu, chẳng hạn với giá bằng 70% giá gốc, nhưng họ vẫn phải đợi Bộ Tài chính phê chuẩn vì nó mới là người ra quyết định cuối cùng. Nếu nó không đồng ý với giá này thì các khoản nợ đó vẫn nằm đấy, đợi một đợt đấu giá khác.
    Có những khác biệt cơ bản về bản chất của AMC ở Trung Quốc với các nước khác ở khu vực, ví dụ như Hàn Quốc. Khác biệt đầu tiên là những tài sản quản lý được chuyển nhượng từ ngân hàng sang AMC theo giá danh nghĩa ở Trung Quốc. Thứ hai, trong số 1,4 nghìn tỷ NDT nợ khó đòi cần chuyển nhượng, có khoảng 400 tỷ NDT là các khoản hoán đổi nợ lấy cổ phần. AMC sẽ chủ động quản lý các doanh nghiệp hoặc gián tiếp tác động để doanh nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực. Sau khi các doanh nghiệp tăng được doanh thu, các AMC sẽ thu hồi nợ.
    Nhưng tỷ lệ thu hồi này chỉ vào 32%, là mức rất thấp so với chuẩn quốc tế. Kamco, một AMC của Hàn Quốc, đạt tỷ lệ thu hồi tới 49%. Nhưng vì một tỷ trọng lớn các khoản cho vay ở Trung Quốc là không có tài sản thế chấp, nên dễ hiểu tại sao tỷ lệ thu hồi nợ lại thấp hơn.
    Nếu tỷ lệ thu hồi thấp như vậy, làm sao các AMC có đủ khả năng tài chính chi trả cho khoản 800 tỷ NDT trái phiếu phát hành cho các ngân hàng thương mại? Riêng Huarong đã phát hành 313 tỷ NDT trái phiếu 10 năm cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc với lãi suất 2,25%, nhưng mới chỉ có khả năng tập hợp và bán được 300 tỷ NDT nợ khó đòi.
    Nhiều chuyên gia cho rằng các AMC không có khả năng chi trả gốc và lãi cho khối lượng trái phiếu đã phát hành, vì nếu chỉ dựa vào doanh số thanh lý các khoản nợ khó đòi thì không thể đủ được. Có lẽ các ngân hàng đang treo lãi các khoản đầu tư vào trái phiếu này. Nói cách khác, các ngân hàng lại có thêm nợ khó đòi.
    Khi các trái phiếu này đến hạn, các AMC cần phải chi trả ngay lập tức một khoản tiền cực lớn, mà khả năng này chắc chắn là không xảy ra. Cuối cùng thì chính Bộ Tài chính sẽ phải móc hầu bao ra và/hoặc chịu tổn thất. Như vậy, không có gì quá lời khi nói rằng chính phủ chẳng qua chỉ chuyển tiền từ túi này sang túi khác. Nhưng câu hỏi chưa có lời đáp là những túi này lớn như thế nào.
    Tóm lại, có thể thấy rằng các AMC ở Trung Quốc chỉ có tác dụng làm sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại quốc doanh trước mắt, trong ngắn hạn để giúp chúng hấp dẫn hơn trong con mắt nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn gốc sâu xa của vấn đề nợ khó đòi vẫn còn đó, chưa (và sẽ không) được giải quyết triệt để (vì những lý do chính trị do động chạm đến các doanh nghiệp nhà nước), và khi mà tương lai của việc thanh lý dứt điểm với tỷ lệ thu hồi cao các khoản nợ khó đòi là rất mờ mịt.
    Như vậy, việc học tập mô hình xử lý nợ khó đòi kiểu Trung Quốc như thế này ở Việt Nam như hiện tại được dự báo sẽ vấp phải những vấn đề nan giải mà Trung Quốc đang và sẽ vấp phải.
    Đã đến lúc Việt Nam cần phải tìm một giải pháp toàn diện, triệt để, và hữu hiệu hơn cho vấn đề nợ khó đòi, vốn cũng chiếm từ 10 đến 20% tổng dư nợ cho vay, tùy theo ước tính, chứ không nên đơn thuần quan niệm rằng thành lập AMC là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề này.

1 comment:

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).