Tớ đã dự cảm rằng thế nào lạm phát trong mấy tháng đầu của năm nay sẽ tăng vọt. Để chắc ăn hơn, tớ đã định viết mấy dòng chỉ để các đồng chí bạn đọc thấy rõ rằng xu thế lạm phát quay lại và tăng lên là không thể tránh khỏi và nhấn mạnh rằng thế nào cũng sẽ có một số nguyên nhân khách quan nào đó được đưa ra để biện minh, làm nhẹ cái chuyện này. Nhưng sau tớ lại không viết nữa vì chắc nhiều người trong số các đồng chí cũng nghĩ như vậy và sẽ không hề ngạc nhiên khi thấy như vậy (và thực ra thì tớ cũng đã cảnh báo chuyện lạm phát này nhiều lần rồi).
Hôm nay, đọc được cái tin về lạm phát đã tăng vọt lên 1,25% trong tháng 1 này. Tuy đã dự cảm trước nhưng tớ vẫn hơi bị sốc về cái mức độ của nó. Và cũng như tớ nói ở trên, lý do đưa ra thì lại rất đơn giản - vì giá thuốc và dịch vụ y tế, và ở một quãng xa sau đó là ngành ăn uống và giày dép. Cũng như thông thường, có một cái lỗi rất ngớ ngẩn (mà không biết có phải là lỗi thật hay người ta cố tình sai như vậy) là đổ lỗi cho lạm phát chung là do giá cả của một (số) nhóm hàng hóa dịch vụ nào đấy tăng lên, cứ như thể việc tăng giá của những hàng hóa và dịch vụ đó là khách quan, tự nhiên mà có, làm cho lạm phát tăng lên.
Đọc kỹ hơn một chút tin liên quan trên các báo thì thấy có chi tiết: "Đây (tức giá thuốc và dịch vụ y tế) cũng chính là nhóm gây ra tốc độ tăng đột biến ở tháng 9 năm ngoái. Sau khi được phép tăng kịch trần dịch vụ y tế, hàng loạt các tỉnh, thành phố đã đồng loạt tăng phí khiến chỉ số giá của nhóm khi đó tăng hơn 17%, riêng dịch vụ y tế tăng 23%. Ngay sau đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo cần giãn thời gian tăng giá trong năm 2012. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, Tổng Cục Thống kê cũng đã “cảnh báo” còn tới 30 địa phương chưa tăng giá thuốc và dịch vụ y tế. Vậy nên, tháng 1, nhóm này “tăng bù” là tất yếu."
Điều buồn cười chứa đựng trong những thông điệp kể trên là người ta cứ làm như cái bọn "địa phương" này thật cứng đầu cứng cổ, cố tình không nghe Thủ tướng chỉ đạo, cố tình tăng giá thuốc và dịch vụ y tế, từ đó mới làm tăng lạm phát, chứ không thèm tự đặt câu hỏi và tự trả lời, vậy ai/cái gì buộc các địa phương này buộc phải "không nghe" lời Thủ tướng và tăng giá?
Biết tự hỏi thì cũng sẽ biết tự trả lời được. Những chỉ đạo kiểu trên chỉ có thể dẫn đến một sự trì hoãn chứ không thể là giải pháp căn bản cho vấn đề. Giá cả mọi thứ đều tăng sẽ dẫn đến chi phí hoạt động tăng. Theo lẽ thông thường, giá bán sản phẩm và hàng hóa cũng phải được tăng lên ở mức độ nào đó để đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận để tồn tại trong bối cảnh giá đầu vào tăng lên như thế này. Nếu mông muội buộc doanh nghiệp không được tăng giá bán thì cung sẽ co hẹp lại (làm làm gì để càng làm càng lỗ?). Vì không cho tăng giá thì chẳng có ai làm cả nên rốt cuộc thì cũng phải thả ra. Thả ra lúc nào thì giá sẽ tăng bù lại lúc đấy, đây là tất yếu chứ chẳng phải sự ngẫu nhiên hay bất thường gì cả.
Nếu đã hiểu thế rồi thì đừng có bao giờ mông muội đi kìm nén cái này cái kia. Chống lạm phát như thế thì dễ ợt, xin dành cho trẻ con làm trò tiêu khiển. Và cũng từ đây, cái gọi là "thành công" trong ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012 như vẫn tự sướng với nhau (với lạm phát 7%) không thể là thành công được vì nó chỉ đạt được với cái giá phải trả cho những tháng năm sau đó. Hay nói cách khác là đã "tạm ứng" hết "room" trong chỉ tiêu lạm phát của năm nay cho năm vừa rồi rồi.
Nguy hiểm hơn, đây mới chỉ là đoạn dạo đầu. Áp lực lạm phát trong các tháng sau còn lớn hơn nhiều do cung tiền và tín dụng đã tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm 2012. Cộng với giá của các hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên trong năm nay theo "lộ trình điều chỉnh" (1 phần cũng chỉ vì bị kìm nén những lần trước), hãy chuẩn bị mà đón nhận lạm phát ở mức sốc hơn nữa. Và nữa, trừ khi tiếp tục "tạm ứng" hết "room" trong chỉ tiêu lạm phát của năm 2014 theo cái võ "chỉ đạo" như trên thì lạm phát năm 2013 này mới dừng lại ở con số 7% như năm ngoái, chứ chưa dám nói là thấp hơn thế.
Hãy chuẩn bị tinh thần đừng bị sốc như tớ nhé, hỡi các đồng chí.
P/s: À quên không nói thêm rằng cái lý do mang tính thời vụ như kiểu này: "... giá thực phẩm đã tăng tới 1,96%. Đây là hiện tượng mang tính chu kỳ và mùa vụ, vào cuối năm, thời điểm giáp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên giá cả các mặt hàng thực phẩm đã leo thang", hoặc đổ tại ngày (gần) Tết nên chi tiêu nhiều, như vẫn thường nghe thấy các đồng chí quan chức khua môi múa mép (và chắc chắn sẽ nghe thấy vào tháng 2 dịp Tết nguyên đán tới đây) là cái lý do rất vớ vấn và cũng mông muội không kém. Đã là chỉ số so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì phải hiểu là sẽ không còn mang tính thời vụ nữa.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ
(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
Phân tích của anh Ngọc rất vui; đọc như truyện cười. Cách làm của ta vậy mà. Thấy giá tăng thì xem thành phần nào của nó tăng, rồi dựa vào đó mà giải thích tại sao. Thế thì mới có chuyện tăng, giảm giá là nhờ Thủ tướng chỉ đạo tăng giảm giá mặt hàng nào đó... Cái này có nguồn gốc từ phương thức kế hoạch hóa giá cả thời bao cấp: Tăng, giảm giá là do chính sách chủ động của nhà nước XHCN chứ chẳng phải do mất cân đối cung cầu hay tiền tệ.
ReplyDeleteCác nguyên nhân tiền tệ, thâm hụt ngân sách, tỷ giá, mất cân đối cung cầu... thì chẳng ai quan tâm và dường như chẳng mấy ai nghĩ nó liên quan đến lạm phát.
Riêng đoạn cuối hình như a Ngọc nhầm. giá thực phẩm đã tăng tới 1,96% là so với tháng 12-2012 chứ không phải so với cùng kỳ năm ngoái, nên rõ ràng có tính thời vụ, chu kỳ, ào cuối năm, thời điểm giáp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao.
Cám ơn anh đã chỉ ra cái sai, tôi đọc ẩu nên phán ẩu. Tuy nhiên, xu thế lạm phát tăng là rõ ràng nếu so với cùng kỳ năm trước, và không thể đổ tại thời vụ được.
DeleteLạm phát tháng 12/2012 so với cùng kỳ là 6,81%, của tháng 1/2013 tăng lên 7,07%. Nếu nói tại lạm phát kỳ gốc (1/2012) thấp làm cho lạm phát tháng 1/2013 cao bất thường thì chắc chắn cũng sai vì lạm phát 1/2012 tăng tới 17,27% so với tháng 1/2011 và 1% so với 12/2011. Nói cách khác, giá đã ở mức rất cao (và không hề giảm đi) trong các kỳ gốc (1/2011 và 12/2011) và tiếp tục tăng mạnh trong kỳ hiện tại (2013). Tuy thế, biện minh bằng cái lý do (cận) Tết nên nhu cầu tăng đột biến vẫn là lời biện minh nghe dễ lọt tai nhất với nhiều người vì nghe rất... hiển nhiên, mặc dù hoàn toàn không phải vậy nếu so sánh với cùng kỳ.
Đúng rồi anh Ngọc ạ, nếu so với cùng kỳ năm trước thì không thể đổ tại thời vụ được. Nhưng ở ta người ta ít chú ý đến so với cùng kỳ năm trước mà hay so với tháng trước. Tháng 12 không có Tết, tháng 1 cận tết nên tốc độ tăng giá tháng 1 cao hơn so với tốc độ tăng tháng 12 được quy cho thời vụ Tết là đúng.
ReplyDeleteKể cả khi so với cùng kỳ, đều có tính thời vụ cả (Tết) nhưng Tết cũng có khi khác nhau giữa các năm. Tết năm đói kém khác Tết đang hân hoan nhiều thắng lợi...
Nhưng cái cơ bản nhất là người ta không phân tích lạm phát theo tháng. Chuyện giá lên xuống hàng tháng ở chừng mực nào đó thì vẫn bình thường do nhiều nhân tố. Chỉ khi có sự tăng liên tục của giá trong giai đoạn dài thì mới có vấn đề lạm phát. Và khi đó, dĩ nhiên nguyên nhân của nó không thể là thời vụ hay Tết, mà đó là tiền tệ, ngân sách.
Hình như năm 2012 Tết vào tháng 1, năm nay 2013 Tết vào tháng 2. Do đó giá tháng 1.2012 tăng nhanh (17,27% so với tháng 1/2011 và 1% so với 12/2011) hơn so với tháng 1 năm nay. Ngược lại, thâng 2 tới giá có thể lại tăng nhanh hơn tháng 2.2012. Do đó, tính toán lạm phát kiểu này rất tù mù; báo chí cứ tán láo ăn tiền thôi. Vì vậy, phân tích biến động giá phải xem trong cả 1 quá trình chứ đùng nhìn 1, 2 tháng mà hốt hoảng hay phấn khởi như ta thường làm.
Lưu ý với các thống kê giá tùy tiện của ta, sai số cực lớn nên 6,81% hay 7,07% chẳng khác gì nhau đâu. Do đó cần đi chợ để nhìn cụ thể, và cần nhìn 1 quá trình mới có độ tin cậy nhất định.
Chúc anh Ngọc và gia đình năm mới khỏe, vui, hạnh phúc và luôn gặp may mắn thuận lợi nhé.