http://www.thesaigontimes.vn/131153/a.html
Vì lý do nào đó mà TBKTSG quyết định không dùng, nói rằng đã chuyển đến 2 tác giả này để rút kinh nghiệm.
Tớ định không cho lên đây, nhưng nghĩ là 2 đồng chí này thì có thể bỏ qua, nhưng cái luận điểm rằng để tăng xuất khẩu thì cần phải đa dạng hóa thị trường và sản phẩm v.v... thay vì phá giá là cái luận điểm sai lầm của rất nhiều người khác thì không thể bỏ qua, tha thứ được.
----------------------------------------------------------------------------
Trao đổi xung quanh bài "Xuất khẩu nông
sản giảm không chỉ vì tỷ giá"
Bài viết trên của
hai tác giả Trang Hạnh và Đinh Tuấn Minh ("các tác giả") trên TBKTSG
số 7/6/2015 là một nỗ lực rất đáng ghi nhận vì đã phân tích và mổ xẻ vấn đề xuất
khẩu dưới góc độ đa dạng hóa (thị trường và sản phẩm) và lợi thế so sánh được
minh họa bằng những so sánh quốc tế với những số liệu cụ thể và thuyết phục. Có
lẽ đây là một trong những phân tích đầu tiên ở dạng này cho Việt Nam, đã cung cấp
được một bức tranh rõ nét hơn về khả năng cạnh tranh và tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam trong thời gian qua cũng như hàm ý cho thời gian tới.
Tuy nhiên, trong
bài viết trên, các tác giả đã có sai lầm khi nối kết giữa những phát hiện từ
phân tích của mình với thực tế suy giảm xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm 2015
đến nay.
Thứ nhất, sự nối kết
này là không hợp lý khi các tác giả sử dụng số liệu trong quá khứ (từ năm
2005-2013) để giải thích cho một hiện tượng hiện tại - xuất khẩu sụt giảm như
trong năm tháng đầu năm nay. Xu hướng trong quá khứ không nhất thiết sẽ tiếp tục
diễn ra trong hiện tại và tương lai. Để có tính thuyết phục, các tác giả cần phải
kéo dài chuỗi thời gian sử dụng trong phân tích của mình đến tận những tháng đầu
năm nay và cho thấy được rằng đã có sự sụt giảm mạnh về lợi thế so sánh và mức
độ đa dạng hóa trong mấy tháng đó. Tất nhiên, đây là điều khó vì khó có thể tìm
kiếm được các số liệu cập nhật về thương mại của những nước được so sánh trong
bài viết. Nhưng nếu vậy thì các tác giả cũng chỉ nên dừng lại ở nhận xét rằng
quan sát của họ cho thấy xuất khẩu của Việt Nam là tương đối ít đa dạng và có lợi
thế so sánh giảm dần trong thời gian trước đây, và chỉ thế thôi.
Thứ hai, nếu cứ
theo hàm ý rút ra được từ phân tích của các tác giả thì lẽ ra xuất khẩu của Việt
Nam phải sụt giảm (mạnh) trong năm 2014, nối tiếp chiều hướng trong cả giai đoạn
nhiều năm trước đó. Nhưng thực tế cho thấy ngược lại. Điều này càng chứng tỏ
không thể dùng chiều hướng quá khứ để giải thích cho sự việc xảy ra trong một
giai đoạn (ngắn) nào đó trong tương lai.
Thứ ba, mặc dù
không bàn đến ảnh hưởng của tỷ giá lên xuất khẩu trong bài, nhưng các tác giả
cũng đã thận trọng một cách cần thiết khi không phủ nhận tỷ giá là một nguyên
nhân (chính) làm suy giảm xuất khẩu, bên cạnh yếu tố đa dạng hóa và duy trì lợi
thế so sánh như họ đã chứng minh. Tuy nhiên, các tác giả đã không bóc tách và
lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố/biến số có khả năng ảnh hưởng đến
xuất khẩu của Việt Nam của các yếu tố này (và cả những yếu tố khác, ví dụ như
cung cầu thế giới). Đương nhiên là việc lượng hóa tác động của những yếu tố này
là khá phức tạp, vượt quá phạm vi một bài viết ngắn trên báo chí. Nhưng trong
chừng mực như vậy thì các tác giả cũng không có đủ cơ sở để kết luận rằng điểm
yếu về cơ cấu thị trường và duy trì lợi thế so sánh là một số trong những
nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đáng kể (tức có ý nghĩa về mặt thống kê) làm xuất
khẩu sụt giảm như gần đây.
Thứ tư, và liên
quan đến điểm trên, các tác giả đã khá lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân
cho phát hiện của mình rằng lợi thế so sánh của thủy sản và lúa gạo của Việt
Nam đang giảm dần. Một mặt, các tác giả cho rằng sự giảm dần lợi thế so sánh là
do sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Mặt khác, các tác giả lại gần như tự phủ định
khả năng này với nhận định: "Điều này có nghĩa là sụt giảm lợi thế so sánh
không hẳn hoàn toàn là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế". Tuy tự mâu thuẫn và
lúng túng như vậy nhưng các tác giả vẫn mạnh dạn kết luận và đề xuất rằng:
"Định hướng quan trọng nhất trong thời gian tới đối với ngành nông nghiệp
Việt Nam là cần xác định được những thị trường chiến lược và kết nối doanh nghiệp
xuất khẩu với các thị trường này".
Cũng như đã nói ở
trên, lẽ ra các tác giả phải tính toán và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của
các biến số liên đới lên xuất khẩu để chứng tỏ rằng lợi thế so sánh (và sự đa dạng
hóa thị trường) là những biến số có ảnh hưởng lớn nhất, đáng kể nhất (hầu như
là duy nhất) làm sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam, và vì thế cần phải thực hiện
những việc như các tác giả đề xuất, chứ không phải là phá giá tiền đồng.
Bên cạnh đó, cũng cần
phải lưu ý rằng khả năng duy trì lợi thế so sánh thực ra lại là một hàm số của
các biến số giải thích, trong đó cả cả biến số tỷ giá. Vì thế, các tác giả lẽ
ra cũng cần phải dành một phần phân tích của mình để đánh giá mối quan hệ nhân
quả giữa tỷ giá và sự suy giảm lợi thế so sánh, để loại trừ được khả năng tỷ
giá bất lợi đã làm suy giảm lợi thế so sánh và từ đó mới làm suy giảm xuất khẩu
của Việt Nam. Đồng thời, cũng cần thấy rằng sự đa dạng hóa thị trường đôi khi
cũng phụ thuộc vào ngày chính tỷ giá, bởi, ví dụ, khó mà tăng xuất khẩu được
vào những thị trường mà ở đó đồng bản tệ đạ bị định giá thấp hơn so với tiền đồng.
Do đó, nếu không phân tích và bóc tách sâu được như vậy thì các tác giả mới chỉ
đề cập được đến hiện tượng mà chưa chạm đến bản chất của vấn đề.
Tóm lại, tuy đa dạng
hóa thị trường và tim cách đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế
so sánh luôn là điều nên và cần làm, đúng theo cả lý thuyết và thực tế, không cần
phải chứng minh, nhưng chúng không nhất thiết là nguyên nhân (chính) cho sự sụt
giảm xuất khẩu trong một giai đoạn (tương đối ngắn) nào đó. Ngược lại, tìm cách
thúc đẩy xuất khẩu mà không làm cho tiền đồng có tính cạnh tranh hơn thì hiệu
quả của những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu này sẽ bị triệt tiêu một phần, thậm chí
hoàn toàn.
No comments:
Post a Comment