Saturday, 9 January 2016

Bí hiểm tăng trưởng kinh tế Nhật (Bài đăng trên TBKTSG, 10/1/2016)

http://www.thesaigontimes.vn/140783/Bi-hiem-tang-truong-kinh-te-Nhat.html


Lâu lâu lại có dịp quay lại Nhật chơi, đi lang thang qua mấy thành phố, từ Tokyo ngược lên Hokkaido rồi lại lộn xuống phía dưới, qua Kyoto, Hiroshima rồi dừng chân tại Fukuoka phía Tây Nam của Nhật. Vừa đi vừa quan sát cuộc sống thực tế của người Nhật diễn ra xung quanh, thấy nước Nhật như vẫn còn đang chìm sâu trong “những thập kỷ mất mát”.
Những siêu thị đầy ắp hàng hóa, đầy ắp biển hạ giá nhân mùa lễ tết nhưng vẫn khá vắng vẻ, trừ tầng hầm bán thực phẩm trở nên đặc nhộn nhịp vào thời điểm tối muộn trong ngày khi các gian hàng thực phẩm chế biến sẵn và tươi sống hạ đến nửa giá, trở thành thỏi nam châm khổng lồ hấp dẫn cả quý bà quý ông ăn mặc lịch sự tay năm tay mười thi nhau nhặt đồ.
Những thành phố lớn nhưng chỉ đông đúc ở những con phố trung tâm, khu du lịch. Rẽ vào những con đường nhỏ, ngay cả ban ngày cũng hiếm khi thấy người. Cả một không gian tĩnh lặng cứ như đang trong giờ thiền. Lên xe buýt, tầu điện ngầm, tầu hỏa hiếm khi thấy trẻ con, kể cả ngày cuối tuần. Khung cảnh thật trái ngược với bầu không khí sôi động, nhộn nhịp, đầy sức sống như ở Singapore hay các thành phố khác ở Đông Nam Á. Dường như cảm nhận rõ rệt hơn xã hội Nhật không chỉ đang già hóa nhanh chóng mà còn dần lụi tàn như một cơ thể già nua dù có phục thuốc thế nào cũng chỉ là kéo dài sự sống.
Nhớ lại những ngày đầu sang Nhật, học những bài học đầu tiên với giáo sư Nhật. Câu hỏi thường trực trong đầu là tại sao một nước có nhiều người tài giỏi, cần cù, kỷ luật, có tinh thần vì tập thể và dân chủ như vậy mà sao lại chìm đắm mãi trong trì trệ với tăng trưởng trồi sụt, lúc âm lúc dương. Học rồi chiêm nghiệm đủ kiểu vậy mà cho đến tận giờ cũng chẳng biết được câu trả lời cho chắc chắn.
Người ta nói rằng thì là tại thiểu phát, tại Chính phủ tăng thuế tiêu thụ (năm 1997 và 2014), tại lương thực tế của người làm công ăn lương giảm, tại xã hội Nhật già hóa, thiếu lao động… Nhưng những nguyên nhân này thực ra chỉ là hiện tượng, là hậu quả của nhau, khó mà “tóm đầu” được đâu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Nếu nói là tại thiểu phát thì cũng cần phải trả lời rằng điều gì tạo ra thiểu phát tại Nhật? Không phải đó là do xã hội già hóa, lực lượng lao động giảm nên tăng trưởng suy giảm dẫn đến mức lương thực tế giảm làm cho sức chi tiêu yếu đi hay sao? Nhưng nếu nói vậy thì cũng không ổn lắm. Chẳng phải một phần do lương thực tế giảm, chi phí cuộc sống gia đình đắt đỏ nên người Nhật ngại đẻ con, càng đẩy nhanh quá trình già hóa hay sao? Thực tế là có những đồng nghiệp Nhật khi nói chuyện liên quan đến thu nhập đã chia sẻ rằng lương của họ ở Nhật đã không được tăng trong nhiều năm.
Nếu nói là tại Nhật già hóa, thiếu lao động nên mới dẫn đến kết cục ngày nay thì câu trả lời có sẵn sẽ là cho nhập khẩu lao động. Thực tế là Nhật cũng đã và đang nhập khẩu nhiều lao động dưới dạng này, dạng khác. Mặc dù vẫn còn không ít rào cản nhưng có thể nói rằng nước Nhật ngày nay đã cởi mở với người nước ngoài nhiều hơn nhiều so với nước Nhật cách đây 10-20 năm. Trong số những nước phát triển, visa vào Nhật có lẽ là nhanh gọn, đơn giản và…rẻ nhất. Ngày nay ở Nhật, từ hàng ăn, nhà tắm công cộng, cửa hàng cửa hiệu, nhà máy, công xưởng… khắp nơi, kể cả ở những vùng hẻo lánh đều gặp nhiều người nước ngoài làm việc. Bản thân người Nhật cũng đã và đang rất cố gắng mở cửa và hòa nhập hơn với người nước ngoài, chấp nhận thế giới bên ngoài, với ngày càng nhiều nhân viên ngành dịch vụ mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh, ngày càng nhiều nơi có dán các thông tin bằng tiếng Anh thay vì chỉ đơn thuần toàn tiếng Nhật như cách đây chục năm. Vậy thì cái sự già hóa và thiếu hụt lao động cũng chẳng phải là cái gốc của vấn đề và nếu đúng vậy thì Chính phủ Nhật chẳng phải mất đến hàng thập kỷ để nhận ra và giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu.
Nếu bảo tại vì Chính phủ Nhật tăng thuế tiêu dùng nên làm giảm thu nhập thực tế, làm giảm sức chi tiêu của dân chúng thì cũng không ổn hơn. Hẳn rằng trước khi Chính phủ Nhật quyết định tăng thuế thì họ cũng đã nhận thức được những khả năng này. Nhưng hoặc là họ cho rằng tăng thuế tiêu dùng sẽ không làm giảm sức chi tiêu của người dân về tổng thể vì một phần thu từ thuế tăng lên này sẽ được dùng để tài trợ cho an sinh và phúc lợi, tức là sẽ chảy ngược lại vào nền kinh tế. Hoặc cũng có  thể họ cho rằng chi tiêu Chính phủ là động cơ, là giải pháp hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh hiện tại của Nhật khi khu vực doanh nghiệp và tư nhân không có mấy động cơ mở rộng chi tiêu. Mà đúng thế thật. Mặc dù thu nhập của các doanh nghiệp Nhật, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi nhờ đồng yen yếu hơn, tăng lên đáng kể trong 2, 3 năm nay nhưng các doanh nghiệp này cũng chẳng mặn mà với chuyện tăng lương, thưởng cho nhân viên của mình đến nỗi mà Chính phủ của ông Abe phải tìm cách vận động cho xu hướng này.
Tóm lại, trong kinh tế học rõ ràng có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết với thực tế. Những đầu óc sáng láng nhất, quyết tâm nhất, vì nước vì dân nhất đôi khi cũng không thể vực dậy một nền kinh tế đã sang bên kia của con dốc. Nói cách khác, kể cả khi có đầy đủ nguyên liệu và công thức cho một sự tăng trưởng “đẹp” thì cũng không có gì đảm bảo sự tăng trưởng “đẹp” này sẽ xảy đến nay mai, kể cả trong nhiều năm sau.
Nhưng nói như trên cũng không có nghĩa là, không phải là cổ xúy cho sự duy ý chí, giáo điều, làm liều, “đi tắt đón đầu” sẽ mang lại thành công theo kiểu ngoại suy được. Nguyên liệu và công thức vẫn là cái cần, và phải chăng cái đủ là một chút may mắn?

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).