Monday, 13 August 2018

Sống khác biệt trong cao ốc ở Singapore, Nhật Bản (Bài đăng trên Zing, tiêu đề do báo đặt lại)

https://news.zing.vn/song-khac-biet-trong-cao-oc-o-singapore-nhat-ban-post854585.html


Trong một dịp sang Singapore thăm gia đình tôi, bố tôi  bị ốm và phải nhập viện cấp cứu. Trên đường từ viện về, xe đi qua những con phố sát nách khu trung tâm thương mại, san sát chung cư (của tư nhân, không phải của Chính phủ xây) với những hàng cây xanh cổ thụ hai bên đường, trông rất vắng vẻ, thoáng đãng. Tôi vẫn nhớ bố tôi đã so sánh với tôi rằng ở Singapore, tuy mang tiếng là nơi đất chật, người đông, nhưng vẫn còn nhiều “chỗ trống để thở” ngay ở những nơi trung tâm như thế này, chẳng bù cho Hà Nội hay Sài Gòn.

Quả thật, hẳn không ít người đặt chân đến Singapore, đi mua sắm ở những con phố trung tâm đông đúc như Orchard lại bất ngờ phát hiện có những vạt cây rậm rạp, um tùm như rừng. Đây đó có những công viên to, nhỏ, không gian công cộng xen kẽ, “chung sống” với rừng cao ốc, cửa hàng cửa hiệu sầm uất, dòng người đi lại như nước, sôi động.

Càng rời xa trung tâm, chung cư của cả Chính phủ và tư nhân xây càng nhiều nhưng sự thoáng đãng và màu xanh thì tất nhiên còn nhiều hơn thế. Đi trên các lối đi nhỏ giữa các khối chung cư san sát, cao cả đến vài chục tầng nhưng người ta vẫn không cảm thấy ngột ngạt, bức bí như hình ảnh thường thấy ở Việt Nam.

Ngược lại thời gian nhiều năm về trước, tôi cũng đã từng sống chục năm có lẻ tại các thành phố của Nhật, đã trải nghiệm đủ với cuộc sống chung cư ở những khu dân cư lớn. Nhưng cũng như, thậm chí còn hơn ở Singapore, chẳng bao giờ tôi cảm thấy bị “ngộp thở” bởi rừng chung cư, cao ốc ở những nơi mình đã qua, đã sống. Ai cũng sẽ tìm thấy cho mình khoảng lặng, không gian riêng, thư giãn, không chen lấn, ồn ào ở một khoảng công viên, bãi cỏ, ghế nghỉ dưới tán cây bên đường trong khi xe cộ vẫn nườm nượp đi lại trong trật tự, ngay hàng thẳng lối, không một tiếng còi.

Bởi vậy, với đâu đó thì chung cư, cao ốc là tội đồ gây tắc nghẽn giao thông, quá tải hạ tầng, bất an do nguy cơ cháy nổ cao, nhưng ở những nơi đất chật người đông như Singapore và Nhật thì chung cư, cao ốc là lời giải bắt buộc. Bắt buộc nhưng không nhất thiết phải kèm theo những điều xấu xí.

Tất cả đến trước tiên từ chuyện quy hoạch, đó là theo con mắt của tôi, một người không có chuyên môn về quy hoạch. Trong cả mấy chục năm sống ở Nhật và Singapore tôi chỉ thấy, nhớ được có vài vụ đếm trên đầu ngón tay về việc mở đường mới, hay giải tỏa để nới rộng đường cũ. Từ chục năm về trước đã có những mảnh đất được san lấp ngay ngắn, trồng cỏ rồi… để đấy một cách có chủ ý, để rồi sau đó dần dần mọc lên những cao ốc, chung cư, nhà cửa và cơ sở hạ tầng khác như nhà ga tầu điện ngầm, bên cạnh những căn nhà cũ. Cứ như thể người ta đã hoàn thành quy hoạch cho các thành phố hiện tại từ cả vài chục năm trước, cứ thế mà triển khai theo thời gian những việc cần làm, những hạng mục cần xây dựng, cải tạo, không có cái gì chồng lên cái gì, chèn lấn, tranh chỗ của cái gì khác.

Đương nhiên là khi người đông lên, mật độ dân cư tăng cao, giao thông và hạ tầng trở thành vấn đề, thành gánh nặng. Nhưng dường như vấn đề này cũng đã được dự tính từ trước, trong quy hoạch của các thành phố này. Những đường tầu điện ngầm tiếp tục được xây mới, được nối dài. Những bãi đất trống từ hàng chục năm trước đây bỗng một ngày hóa thành ga tầu điện ngầm, san sẻ đắc lực gánh nặng với hệ thống giao thông mặt đất.    

Tiếp theo, góp phần vào sự tồn tại thành công của chung cư, cao ốc ở các nước là ý thức. Tôi nghĩ là nếu nói về lòng tham thì lòng tham của chủ đầu tư ở Singapore, Nhật hay Việt Nam chắc cũng không khác nhau là mấy. Nhưng tôi không thể tưởng tượng ra được có nhà đầu tư nào đó ở Nhật và Singapore lại dám ngang nhiên phá quy hoạch, xây trái phép thêm tầng, thêm block, chuyển đổi công năng các nhà công năng trong các chung cư, cao ốc khác với thiết kế đã được cấp phép để thu thêm lợi về mình. Tôi cũng không thể tưởng tượng có vụ việc nào đó chính quyền làm ngơ, tiếp tay, thông đồng với chủ đầu tư để trục lợi, bắt quy hoạch chung phải trả giá.

Ở góc độ của người sống tại các chung cư, cao ốc, chuyện sống bầy hầy, mất vệ sinh, ồn ào, không coi trọng các quy định an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, lấn chiếm, sử dụng trái phép các không gian công cộng làm cho việc sống ở các chung ở Việt Nam trở thành cơn ác mộng, vỡ mộng với nhiều người. Nhưng những chuyện này là hiếm gặp ở Singapore và Nhật.

Thẳng thắn mà nói, ý thức của người dân không phải tự nhiên mà được như vậy hoặc chỉ sau một ngày là có. Ngay cả ở Nhật, nơi người dân nổi tiếng là sống ngăn nắp, sạch sẽ, tự giác tuân thủ luật lệ thì vẫn cứ có lác đác đây đó một vài vụ việc vi phạm luật, chẳng hạn như vất rác không đúng quy định. Và ở Singapore, một quốc đảo nổi tiếng xanh và sạch, cũng vẫn có chuyện ném cả túi rác từ trên tầng cao xuống đất tại các chung cư. Như vậy, trong góc tối của nhiều người vẫn còn đây đó thứ bản năng sống hoang dã. Để “nhốt” nhiều ngàn người sống hòa bình, tôn trọng người khác trong các khu chung cư cần phải có những công cụ hữu hiệu để khắc chế thứ bản năng xấu này. Giáo dục và chế tài pháp luật là những công cụ như vậy. Chẳng hạn, vất rác sai quy định từ lâu đã được coi là một hành động phạm pháp, không chỉ bị phạt tiền mà còn bị phạt tù ở Nhật. Ở Singapore, đây đó người ta vẫn thấy những cảnh báo tương tự tại một số “điểm nóng” có nhiều vi phạm.

Ngoài ra, người dân ở những nơi này giám sát lẫn nhau và sẽ lập tức báo cáo với chính quyền sở tại nếu thấy có những vụ việc vi phạm, từ việc nhà hàng xóm hút thuốc lá vất đầu mẩu thuốc xuống dưới đất, hoặc cãi nhau buổi đêm gây ồn ào, đến chuyện ban công nhà ai đó để các đồ vật dễ gây cháy. Còn chính quyền thì có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm quy định sống tại chung cư, cao ốc.    

Như vậy, theo xu hướng chung đô thị hóa, các thành phố ở Việt Nam sẽ ngày càng phải phát triển theo chiều cao nhiều hơn và phải chấp nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các chung cư và cao ốc. Để giảm thiểu mặt trái của xu hướng này, buộc phải có quy hoạch tốt với tầm nhìn xa nhiều chục năm, thực hiện nghiêm minh, đi kèm với giáo dục và hướng dẫn, uốn nắn ý thức người dân bằng nhiều biện pháp khác nhau.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).